Tag

Hà Nội: Chủ động các giải pháp, giải quyết nỗi lo "khát nước" dịp hè

Xã hội 10/05/2021 11:37
aa
TTTĐ – Với nỗ lực trong nhiều năm, đến nay, tại Hà Nội, 100% người dân khu vực đô thị, 78% người dân khu vực nông thôn đã được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố. Dù vậy, cứ đến dịp hè, người dân ở một số nơi vẫn rơi vào cảnh thiếu nước. Mùa hè năm nay, theo dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng dự kiến tăng 6-10%, khiến nỗi lo thiếu nước sạch lại hiện hữu. Do đó, đến thời điểm này, thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch, chủ động đối phó với các tình huống khẩn cấp nhằm bảo đảm cung cấp nước sạch ổn định cho người dân Thủ đô.

Hè về lại lo thiếu nước sạch

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa hè năm nay, nhiệt độ được dự báo cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ 0,5-1 độ C. Tại các tỉnh phía đông Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội, dự báo nắng nóng sẽ xuất hiện muộn hơn, cụ thể đến cuối tháng 5, nửa đầu tháng 6 bắt đầu sẽ xuất hiện nắng nóng và cao điểm là thời gian từ tháng 6 đến tháng 7. Do vậy, đây cũng là thời điểm nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất có thể tăng từ 5 - 10% so với ngày thường.

Sống chung với cảnh thiếu nước nhiều năm nên thời điểm hiện tại, người dân ở các khu chung cư, khu tập thể bắt đầu rục rịch chuẩn bị cọ rửa những thùng giữ nước to hoặc có người thì mua thêm về để chuẩn bị dự trữ nước trong những ngày hè nắng nóng.

Nhiều năm gần đây, khu tập thể Khí tượng Thủy văn, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa việc thiếu nước, mất nước trong mùa hè diễn ra thời gian dài. Theo lời chị Nguyễn Mai Dung, một người dân sống tại đây, những năm về trước, tình trạng mất nước kéo dài có khi cả nửa tháng. Chị chia sẻ, năm nay dự báo nắng nóng tuy không kéo dài hơn so với năm 2020 nhưng nhiệt độ lại tăng nhẹ nên nhu cầu sử dụng của người dân cũng theo đó tăng cao. Chị bắt đầu cảm thấy lo lắng và sợ hãi nếu lại tiếp tục xảy ra tình trạng khan hiếm nước như những năm trước.

Nỗi lòng của chị Dung cũng là tâm trạng chung của không ít người dân Hà Nội sinh sống ở những khu vực hay xảy ra tình trạng mất nước hoặc thiếu nước cục bộ.

Anh Nguyễn Việt Anh, chung cư HUD3, Linh Đàm, cũng đang rất lo ngại nguy cơ thiếu nước mùa hè năm nay. Sở dĩ như vậy là do theo anh Việt Anh, những năm trước tình trạng mất nước thường xuyên xảy ra khiến cuộc sống hàng trăm hộ dân sống tại đây khốn đốn.

Anh cho biết, để có nước phục vụ nhu cầu tối thiểu, hàng trăm cư dân nửa đêm phải xách từng xô nước. Khổ nhất là những nhà có trẻ nhỏ, việc sinh hoạt, tắm rửa diễn ra thường xuyên. Người dân sống ở đây đang nơp nớp lo lắng về một mùa hè thiếu nước, mất nước nữa lại sắp diễn ra. Nghĩ đến cảnh này tôi lại thấy sợ. Nhà diện tích nhỏ nên cũng không còn chỗ để mà mua những thùng trữ nước to trong nhà. Anh cảm thấy bất tiện vô cùng.

Hẳn người dân Hà Nội vẫn chưa quên vụ nguồn nước sông Đà bị nhiễm độc năm 2019 khiến hàng nghìn hộ dân Thủ đô dùng nước nhiễm độc, rồi không có nước sạch để dùng. Chứng kiến cảnh người dân phải xếp hàng thâu đêm suốt sáng chờ từng can nước được vận chuyển đến nhằm phục vụ cho nhu cầu tối thiểu có lẽ mới thấu hiểu hết nỗi khổ ở đô thị khi rơi vào cảnh thiếu nước.

Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 2 triệu khách hàng (cả đô thị và nông thôn) sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố. Hiện nhu cầu sử dụng nước tại những khu vực đã được đầu tư hệ thống cấp nước là 1.150.000-1.250.000m3/ngày-đêm. Dự kiến, vào cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng sẽ tăng 6-10%, lên mức 1.250.000-1.350.000m3/ngày-đêm.

Hà Nội: Chủ động các giải pháp, giải quyết nỗi lo
Hà Nội có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại một số khu đô thị mới

Với tổng công suất nguồn cấp từ các nhà máy nước tập trung đạt khoảng 1.520.000m3/ngày-đêm như hiện nay, thành phố hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Tuy nhiên theo Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) Lê Văn Du sẽ vẫn còn một số khu vực có thể thiếu nước cục bộ, như: Khu đô thị mới chưa được đầu tư đồng bộ mạng cấp nguồn; khu vực sử dụng nguồn từ các trạm cấp nước cục bộ... Ngoài ra, trường hợp xảy ra sự cố vỡ đường ống cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cấp nước.

Theo dự báo của ông Trần Quốc Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, các khu vực nằm ở cuối nguồn, cốt địa hình cao có khả năng thiếu nước trong dịp hè là: Từ cuối ngõ 124 đến cuối ngõ 172 Âu Cơ; ngõ 267 Hoàng Hoa Thám; tập thể cao tầng khu 7,2ha Vĩnh Phúc... (quận Ba Đình). Ngoài ra, các khu vực: Ngách 898/1 đường Láng, khu vực bãi rác Thành Công, ngách 25/59 Vũ Ngọc Phan... (quận Đống Đa) có thể thiếu nước khi nguồn cấp từ Nhà máy Nước sạch sông Đà xảy ra sự cố.

Xây dựng các kịch bản ứng phó với sự cố cung cấp nước sạch

Nắm rõ nguy cơ thiếu nước sạch cung cấp cho người dân trong mùa hè này, Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành kế hoạch cấp nước sạch mùa hè 2021. Theo đó, bên cạnh duy trì sản xuất 1.370.000-1.520.000m3 nước sạch/ngày-đêm, Sở cũng yêu cầu các đơn vị cấp nước bảo đảm hệ thống mạng lưới vận hành ổn định, đủ áp lực cho toàn bộ khách hàng hiện có; Đồng thời, sử dụng thiết bị tiên tiến phát hiện và khắc phục kịp thời những điểm rò rỉ, vỡ đường ống gây mất nước...

Đặc biệt, năm nay Sở Xây dựng cũng đã lên phương án chi tiết việc vận hành cấp nước cho người dân nếu xảy ra sự cố.

Cụ thể, nếu vỡ đường ống truyền dẫn, thiếu nguồn từ Nhà máy Nước mặt sông Đà, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) chuẩn bị đầy đủ vật tư, ống dự phòng, phương tiện, nhân lực để sửa chữa, khắc phục; đồng thời vận hành điều tiết trạm bơm tăng áp Tây Mỗ và đoạn tuyến từ trạm tăng áp đến đường Vành đai 3 để duy trì nguồn cấp cho khu vực nội đô... Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống điều tiết bổ sung nguồn cấp cho Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Đông.

Hà Nội: Chủ động các giải pháp, giải quyết nỗi lo
Hè năm nay, nguồn nước cấp cho Hà Nội khoảng 1.370.000 - 1.520.000m3/ngày đêm

Trường hợp sự cố hoặc phải bảo dưỡng, sửa chữa đường ống truyền dẫn của Nhà máy Nước mặt sông Đuống, Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống sẽ xây dựng phương án giảm thiểu ảnh hưởng do thiếu nguồn cấp từ nhà máy. Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội vận hành tối đa công suất các nhà máy đang quản lý để bổ sung nguồn thiếu hụt. Công ty Viwasupco tăng công suất, bổ sung nguồn cấp cho Công ty cổ phần Viwaco, các công ty TNHH một thành viên: Nước sạch Hà Đông, Nước sạch Hà Nội.

Cũng về vấn đề này, theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội Trần Quốc Hùng, công ty đã xây dựng phương án vận hành mạng, điều tiết cấp nước, sử dụng bơm tăng áp, sử dụng xe stec để cấp nước ổn định...

Trên thực tế, việc bảo đảm nhu cầu sử dụng nước sạch dịp cao điểm nắng nóng là vấn đề được người dân Thủ đô đặc biệt quan tâm. Do đó, theo các chuyên gia, đã đến lúc các cơ quan liên quan cần chủ động, nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai các phương án điều tiết nước khi có sự cố xảy ra để người dân có thể vơi đi nỗi lo này.

Về trước mắt, các đơn vị quản lý cấp nước trên địa bàn thành phố cần thực hiện nghiêm Kế hoạch cấp nước sạch mùa hè năm 2021 do Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành. Trong đó, chú trọng vận hành ổn định hệ thống mạng lưới cấp nước trên địa bàn; thường xuyên bảo dưỡng hệ thống trục cấp nước chính, thay thế đường ống cũ, không để xảy ra những sự cố lớn.

Còn về lâu dài, các cấp, ngành, địa phương cần sớm triển khai đầu tư xây dựng nâng công suất một số nhà máy sử dụng nguồn nước mặt các sông: Đà, Hồng, Đuống, để cấp nước cho Nhân dân ở phía Tây khu trung tâm thành phố, kết hợp cấp nước khu vực nông thôn cho các huyện phía Nam… đã được đề ra tại Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”.

Bên cạnh đó, các hộ gia đình, người dân, cũng cần chủ động kiểm tra, bảo dưỡng, cải tạo đường ống dẫn nước, bể chứa nước đặc biệt sử dụng tiết kiệm nhằm hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, lãng phí nước sạch.

Nếu đồng bộ được các phương án và giải pháp trên, việc bảo đảm nguồn nước sạch cho Nhân dân Thủ đô là hoàn toàn khả thi, chấm dứt nỗi lo thiếu nước của người dân Thủ đô trong dịp hè này.

Hà Nội bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sạch cho nhân dân dịp Hè Hà Nội: Nâng tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch khu vực nông thôn đạt 100% HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên giải trình về việc cung cấp nước sạch

Đọc thêm

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh

TTTĐ - Ngày 22/11, tại quận Hoàng Mai, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024; diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ”.
Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm Đô thị

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm

TTTĐ - Thời điểm cuối năm là giai đoạn các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, do đó hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng có nhiều diễn biến phức tạp, theo đó, các xe vi phạm về quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng cũng được phát hiện và xử lý nhiều hơn.
100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Xem thêm