Tag

Hà Nội chủ động các phương án phòng, chống ngập úng trong mùa mưa bão

Đô thị 02/06/2023 17:16
aa
TTTĐ - Theo dự báo, thời tiết năm nay tiếp tục có diễn biến bất thường, phức tạp. Nắng nóng xuất hiện nhiều hơn, kèm theo đó là những trận mưa không theo quy luật có thể xảy ra. Do đó, thành phố Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị chủ động các phương án phòng, chống úng ngập mùa mưa.
Chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lũ, triển khai các biện pháp chống ngập úng trong nội thành Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước để xóa “điểm đen” ngập úng Hà Nội triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm ngập úng Dân bức xúc vì cho rằng dự án của Kita Group gây ngập lụt nghiêm trọng

Đến mùa mưa lại lo ngập úng

Theo các chuyên gia khí tượng, trong dịp đầu hè, nắng nóng xuất hiện nhiều hơn nhưng kèm theo đó là những trận mưa không theo quy luật có thể xảy ra. Mưa theo vùng trong thời gian ngắn, lượng mưa vượt trung bình hằng năm và tần suất các cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Hà Nội có xu hướng gia tăng.

Trong khi đó, một số khu vực tại Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn đến hạ tầng kỹ thuật chưa được xây dựng đồng bộ theo quy hoạch. Các dự án hạ tầng kỹ thuật, giao thông đang triển khai có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống thoát nước như các gói thầu dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, việc xây dựng nhà ga S12 (Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo)...

Thông tin về hiện trạng hệ thống thoát nước, Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) Hoàng Mai Hương cho hay: Hệ thống thoát nước khu vực nội thành được chia thành 4 lưu vực sông Tô Lịch, Tả Nhuệ, Hữu Nhuệ, Long Biên, với tổng diện tích 235,69km2.

Hà Nội chủ động các phương án phòng, chống ngập úng trong mùa mưa bão
Các đơn vị duy tu, duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố nạo vét hệ thống cống trước mùa mưa bão

Hiện chỉ có hệ thống thoát nước lưu vực sông Tô Lịch được đầu tư cải tạo cơ bản đồng bộ, hoàn chỉnh, với công suất thoát nước thiết kế là 70mm/giờ đối với hệ thống cống; 310mm/2 ngày đối với toàn bộ hệ thống. Hệ thống thoát nước các khu vực còn lại, nhất là các trạm bơm, hồ điều hòa chưa được đầu tư theo quy hoạch, vẫn chủ yếu tiêu thoát tự chảy.

Theo dự báo của Sở Xây dựng Hà Nội, với các trận mưa có lượng mưa dưới 50mm/giờ sẽ không xảy ra úng ngập, cơ bản chỉ tồn tại một vài vị trí ứ đọng nước do mặt đường trũng thấp hoặc hệ thống thoát nước gặp sự cố.

Với các trận mưa có lượng mưa 50-70mm/giờ, dự kiến tồn tại 11 điểm úng ngập. Đây là những điểm trũng, nền đường thấp hơn khu vực xung quanh nên khi mưa lớn, nước chảy theo mặt đường dồn về nhanh gây ra các điểm ngập cục bộ, như: Phố Nguyễn Khuyến, Hoa Bằng, ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa, phố Cao Bá Quát, Thụy Khuê (đoạn dốc La Pho), Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy), phố Nguyễn Chính, Đại lộ Thăng Long, phố Ngọc Lâm, đường Hoàng Như Tiếp.

Đặc biệt, những trận mưa có cường độ cao, tập trung trong thời gian ngắn, lượng mưa đến 100mm/giờ trở lên sẽ gây quá tải cho hệ thống thoát nước, lúc đó dự kiến trên địa bàn thành phố xuất hiện thêm 19 điểm úng ngập cục bộ.

Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước

Nhằm chống úng ngập khu vực nội thành mùa mưa năm 2023, Sở Xây dựng Hà Nội đã nghiên cứu các giải pháp phát huy hiệu quả của hệ thống thoát nước hiện có, đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu và các trạm bơm đầu mối.

Theo đó, bên cạnh phối hợp với Đài khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc bộ sớm nắm bắt tình hình mưa bão để chủ động vận hành hệ thống thoát nước, Sở Xây dựng đã yêu cầu các đơn vị duy tu, duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố nạo vét hệ thống cống, tập trung vào các trục tiêu thoát chính và các điểm úng ngập; Nạo vét duy trì hệ thống mương, sông, kênh, bảo đảm độ dốc thủy lực và cao độ mực nước khống chế của hệ thống; Sửa chữa, bảo dưỡng các công trình đầu mối, trạm bơm chống úng ngập...

Hà Nội chủ động các phương án phòng, chống ngập úng trong mùa mưa bão
Tổ chức nạo vết cống hộp tại khu vực bến xe Yên Nghĩa

Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho hay, với các điểm úng ngập khi có mưa lớn, Sở Xây dựng cũng chủ động phương án giải quyết thoát nước nhanh nhất, như: Tăng cường nạo vét, kiểm soát thông dòng trong lòng cống; Bố trí công nhân ứng trực thu dọn tấm chắn, vật cản trên miệng thu, hàm ếch, đi tua vớt rác, mở ga để tăng khả năng thoát nước; Bố trí các xe hút, xe téc, xe bơm di động tại các vị trí úng ngập...

Với khu vực Đại lộ Thăng Long, do các vị trí úng ngập là các hầm chui dân sinh có cốt mặt đường thấp, khi mực nước sông Nhuệ dâng cao, cốt mặt nước cao hơn cốt mặt đường trong hầm chui nên xảy ra tình trạng úng ngập, Sở Xây dựng yêu cầu đơn vị thoát nước lắp bơm di động tại các hầm chui dân sinh số 3, 5, 6 và Km 9+656 để giảm thời gian úng ngập; Bố trí lực lượng ứng trực tại điểm úng ngập để tua vớt rác, hỗ trợ hướng dẫn giao thông giúp người dân đi qua.

Liên quan đến công tác thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Trịnh Ngọc Sơn cho biết: Ngay từ khi kết thúc mùa mưa năm 2022, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, nạo vét các trục mương, cống thoát nước chính, nạo vét duy trì hệ thống cống, ga thu, cống ngang, cống ngầm, kênh dẫn... Đặc biệt, đơn vị chú trọng tới các trục tiêu thoát chính và các điểm úng ngập, các tuyến kênh dẫn vào ra các trạm bơm: Yên Sở, Đồng Bông, Bắc Thăng Long - Vân Trì... bảo đảm độ dốc thủy lực, thông thoáng dòng chảy.

Hà Nội chủ động các phương án phòng, chống ngập úng trong mùa mưa bão
Triển khai nạo vét kênh hộp trên Đại lộ Thăng Long

Việc sửa chữa, bảo dưỡng các trạm bơm đầu mối: Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì và các trạm bơm chống úng ngập cục bộ khác cũng đã hoàn thành, sẵn sàng hoạt động 24/24 giờ. “Đơn vị đã có các phương án thoát nước, chống úng ngập; Chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật liệu, thiết bị, nhân lực dự phòng theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão”, ông Trịnh Ngọc Sơn khẳng định.

Ngoài các phương án nêu trên, các chuyên gia đô thị cũng cho hay, riêng với Hà Nội, để giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng sau mỗi trận mưa lớn, nên xây dựng sơ đồ cảnh báo ngập úng, đặt biển cảnh báo các tuyến phố, các khu vực ngập úng để người dân chủ động tránh nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và bảo vệ tài sản, phương tiện.

Đồng thời, cần xây dựng cảnh báo trực tuyến về tình trạng ùn tắc giao thông, cảnh báo về chất lượng không khí, ô nhiễm không khí, sơ đồ cảnh báo ngập úng, các biển chỉ dẫn ngập úng trên các phần mềm, app ứng dụng cài trên điện thoại thông minh để khuyến cáo đến người dân.

Đọc thêm

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"? Xã hội

Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"?

TTTĐ - Công ty Táo Đỏ cho biết đã được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng các bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 qua thị xã Điện Bàn để "xã hội hóa".
Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối” Đô thị

Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối”

TTTĐ - Thời gian gần đây, du khách đến với làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ khi tuyến đường đến tham quan khu tâm linh thờ hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền không thể di chuyển bằng xe ô tô. Người dân đi lại cũng khó khăn do cầu Cam Lâm hiện tại chỉ cho phép xe máy và phương tiện thô sơ lưu thông.
5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam Đô thị

5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam

TTTĐ - 5 giải pháp “Trẻ hóa đô thị” hướng đến việc giải quyết những thách thức thực tế của đô thị, từ việc tái sinh không gian công cộng đến phát triển nhà ở bền vững.
Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng Nhịp sống phương Nam

Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt 330 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO về hành vi vi xả thải ra môi trường.
Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài Đô thị

Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài

TTTĐ - Các ban, sở, ngành, địa phương rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm Đô thị

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm

TTTĐ - Với vị trí trung tâm, phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có nhiều cơ quan, trung tâm thương mại và khu vui chơi, tạo áp lực lớn về trật tự đô thị.
"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô Đô thị

"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô

TTTĐ - Việc triển khai Luật Thủ đô và các quy định liên quan đến quản lý không gian ngầm đòi hỏi phải xem xét một cách nghiêm túc nhiều vấn đề quan trọng.
Chung trách nhiệm gìn giữ Vườn hoa hồ Thiền Quang sáng, xanh, sạch Đô thị

Chung trách nhiệm gìn giữ Vườn hoa hồ Thiền Quang sáng, xanh, sạch

TTTĐ - Công trình cải tạo Vườn hoa hồ Thiền Quang (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tạo niềm phấn khởi cho người dân Thủ đô khi được thụ hưởng không gian sáng, xanh, sạch, đẹp.
Xem thêm