Tag

Hà Nội chủ động, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Tin Y tế 06/11/2022 16:51
aa
TTTĐ - Tại Hà Nội, đến nay số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận khoảng gần 10.000 ca mắc, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Với tình hình dịch sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp, Hà Nội đã chủ động các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt.
Hà Nội ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao Số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng mạnh trong tháng "cao điểm" Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết khi diễn biến dịch ở Hà Nội phức tạp Đừng chủ quan với bệnh sốt xuất huyết

Số lượng bệnh nhân nặng nhập viện tăng mạnh

Các bác sĩ cảnh báo, số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận đang có xu hướng tăng cao thành dịch trong những tuần trở lại đây. Đáng chú ý là nhiều ca nhập viện có biểu hiện diễn biến nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Chỉ riêng cơ sở Giải Phóng của Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mỗi ngày có khoảng hơn 100 bệnh nhân nặng tới khám và điều trị sốt xuất huyết, trong đó có khoảng 10% bệnh nhân nặng nhập viện.

Tại khoa Cấp cứu, hiện có 30 giường bệnh thì có tới 25 giường dành cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng cần theo dõi tích cực.

Điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân cao tuổi ở Thường Tín, Hà Nội có biểu hiện sốt cao, dùng thuốc hạ sốt nhiều ngày không đỡ. Sau 5 ngày điều trị tại nhà, thấy người mệt mỏi, huyết áp hạ thấp, bà được người nhà đưa vào nhập viện thì tiểu cầu đã giảm rất thấp và suy tạng.

Bệnh nhân Đ.T.L (ở Thái Bình) cũng được chuyển từ bệnh viện tỉnh lên BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng tiểu cầu giảm, suy tạng, biến chứng viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, đi tiểu ra máu... Rất may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực nên sau 3 ngày nhập viện, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.

ThS. BS Trần Văn Bắc, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong thời điểm xuất hiện cả cúm A, cúm B, sốt xuất huyết, COVID-19, người dân có biểu hiện sốt, mệt mỏi thì nên tới cơ sở y tế kiểm tra xác định xem bệnh gì để được theo dõi sát sao.

Ví dụ, người bệnh sốt xuất huyết phải theo dõi đúng, tránh tự ý điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi sốt xuất huyết tại nhà, khi có biểu hiện biến chứng cần nhập viện ngay.

"Nếu có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như: người bệnh tự nhiên bồn chồn, hoặc li bì, nôn, đau bụng hoặc tăng cảm giác đau. Người bệnh tiểu ít, xuất hiện dấu hiệu chảy máu bất kỳ chỗ nào như chân răng, máu cam... thì cần nhập viện ngay", BS Trần Văn Bác khuyến cáo.

Ngành Y tế Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

TS. Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: "Với tình hình dịch sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp, Hà Nội đã chủ động các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt.

Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị trong ngành thực hiện tốt công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân biết về sốt xuất huyết, các dấu hiệu cảnh báo nặng cần tái khám ngay và thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phun, diệt muỗi, phòng muỗi đốt.

Hà Nội đã tổ chức tập huấn cho các bệnh viện công lập và ngoài công lập về phác đồ điều trị, cập nhật những kiến thức về sốt xuất huyết Dengue".

Đối với các bệnh viện, ngành Y tế đã thực hiện phân luồng, phân tuyến để phù hợp với mức độ bệnh nhân nặng, nhẹ và chuyển tuyến an toàn. Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện đảm bảo đủ hóa chất, vật tư tiêu hao, thuốc… trong thu dung, điều trị người bệnh theo đúng quy định.

Đặc biệt, trong hoạt động điều trị sốt xuất huyết tại cơ sở y tế cần đảm bảo đầy đủ dung dịch cao phân tử, dịch truyền, máu và các loại thuốc khác để điều trị kịp thời cho bệnh nhân.

Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, sự đồng thuận và chung tay của người dân.

Các lực lượng tham gia vệ sinh môi trường phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Các lực lượng tham gia vệ sinh môi trường phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy sức mạnh hoạt động của đội giám sát, tổ xung kích diệt bọ gậy một cách hiệu quả và thực chất, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết thành công.

Thành phố Hà Nội cũng đã phát động chiến dịch phòng, chống sốt xuất huyết và tổng vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn thành phố và các quận, huyện đã hưởng ứng triển khai chiến dịch này góp phần hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại địa phương.

Với dịch bệnh sốt xuất huyết thì giải pháp quan trọng nhất là công tác tổng vệ sinh môi trường, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch và bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, để có những phương án xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan ra cộng đồng.

Sở Y tế cũng đề nghị các địa phương vào cuộc phòng, chống dịch sốt xuất huyết tương tự như dịch COVID-19. Với các trường học, cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể, truyền thông mạnh mẽ để giáo viên, học sinh, phụ huynh cùng vào cuộc phòng, chống dịch trong trường học.

Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú tới từng hộ gia đình, các trường học, tuyên truyền để người dân không nên chủ quan, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, lan rộng, kéo dài, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo mỗi người dân và cộng đồng cần thực hiện những hành động đơn giản nhưng rất thiết thực và quan trọng để phòng chống dịch, cụ thể như sau: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng;

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Đọc thêm

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm Tin Y tế

Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó); trong đó 20 ca mắc chưa tiêm chủng vắc xin và 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng sởi.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên Tin Y tế

Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

TTTĐ - Nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, giúp các em có ý thức bảo vệ bản thân và xây dựng lối sống lành mạnh, Trung tâm Y tế quận Hà Đông đã phối hợp với các trường tổ chức các đợt truyền thông giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản ở độ tuổi vị thành niên.
Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số Tin Y tế

Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

TTTĐ - Hiện nay, với tiến bộ của y học, phương pháp xét nghiệm máu gót chân có thể phát hiện một số bệnh lý di truyền hoặc các rối loạn bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Phẫu thuật bệnh nhân 9 năm đeo hậu môn nhân tạo Tin Y tế

Phẫu thuật bệnh nhân 9 năm đeo hậu môn nhân tạo

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh nhân lồng ruột - ung thư đại tràng tái phát đã mang hậu môn nhân tạo 9 năm.
Phòng khám Y học Sài Gòn bị phạt sau vụ “vẽ bệnh, moi tiền” Nhịp sống phương Nam

Phòng khám Y học Sài Gòn bị phạt sau vụ “vẽ bệnh, moi tiền”

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, hai phòng khám bị người dân phản ánh có hành vi “vẽ bệnh, moi tiền”, gồm: Phòng khám đa khoa Y học Sài Gòn và Phòng khám đa khoa Tháng Tám bị phạt nặng.
Mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất Tin Y tế

Mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất

TTTĐ - Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Bắc Ninh, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF tổ chức lễ mít tinh Việt Nam hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non.
Hút mỡ tại phòng khám thẩm mỹ, một bệnh nhân nhập viện cấp cứu Tin Y tế

Hút mỡ tại phòng khám thẩm mỹ, một bệnh nhân nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Nam bệnh nhân nhập viện do viêm mô tế bào thành bụng vùng hạ vị và dương vật sau khi hút mỡ tại một phòng khám thẩm mỹ trên địa bàn Quận 10, TP HCM.
Tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu Tin Y tế

Tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Xem thêm