Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
Theo đó, năm 2023, thành phố Hà Nội phấn đấu 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người nhiễm HIV trong diện quản lý được điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV (ARV); 98% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế.
Kế hoạch cũng đề ra các chỉ tiêu cụ thể bao gồm trong năm 2023 có 500 người nhiễm HIV mới được phát hiện.
Bệnh nhân điều trị methadone tại cơ sở điều trị methadone |
Kế hoạch cũng đạt 80% người nghiện chích ma túy tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm; 65% phụ nữ mại dâm được tiếp cận với chương trình bao cao su; 65% nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tiếp cận với chương trình bao cao su và chất bôi trơn; Đạt 5.300 người nghiện chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế; 70% người dân trong độ tuổi từ 155-49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Kế hoạch đặt mục tiêu hoàn thành 300 mẫu giám sát trọng điểm theo quy định của Bộ Y tế; 14.350 người nhiễm HIV/AIDS được duy trì điều trị bằng thuốc kháng vi rút (bao gồm các bệnh viện tuyến trung ương và Bệnh viện đại học Y Hà Nội).
633 người nhiễm HIV bắt đầu được điều trị bằng thuốc ARV. 11.112 người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV được làm xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi điều trị ARV; 98% (10,890) người nhiễm HIV/AIDS có kết quả tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế.
8.502 khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) ít nhất 1 lần. 92% người nhiễm đang điều trị HIV/AIDS hoàn thành điều trị Lao tiềm ẩn.
Để đạt các mục tiêu và các chỉ tiêu nêu trên, UBND thành phố đưa ra 3 nội dung và giải pháp để thực hiện bao gồm: Về dự phòng và can thiệp giảm tác hại: đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV; Mở rộng, đổi mới các biện pháp can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV.
Về xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS, các đơn vị tư vấn xét nghiệm HIV, đa dạng hóa dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV trong cơ sở y tế, mở rộng xét nghiệm HIV tại cộng đồng, xét nghiệp HIV lưu động và tự xét nghiệm HIV.
Ngoài ra, thành phố mở rộng xét nghiệm tại cộng đồng, triển khai tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng do nhân viên y tế xã, phường, thị trấn cộng tác viên thực hiện, phổi hợp chặt chẽ với các dự án, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức cộng đồng đang triển khai hoạt động này tại địa bàn để tăng cường phát hiện người nhiễm HIV mới.
Đồng thời, thành phố cũng tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế, đẩy mạnh tư vấn xét nghiệm HIV tại 30/30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã.
Toàn thành phố triển khai tư vấn xét nghiệm HIV TẠI 579/579 xã, phường, thị trấn mở rộng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại các bện viện trên địa bàn thành phố…; Giám sát dịch tễ học HIV/AID, sử dụng hệ thống quản lý thông tin người nhiễm HIV ÌN0 4.0.
Đồng thời, các đơn vị tăng cường chia sẻ và sử dụng dữ liệu trong phòng, chống HIV/AIDS; Thiết lập hệ thống giám sát ca bệnh từ khi xác định nhiễm HIV cho đến tham gia điều trị, chuyển đổi cơ sở điều trị, chất lượng điều trị, tuân thủ điều trị đối với từng người nhiễm HIV…
Về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV: Điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút HIV (thuốc ARV) cho những người nhiễm HIV ngay sau khi được chẩn đoán xác định, việc điều trị HIV/AIDS tại các trại giam, cơ sở cai nghiện ma túy; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) được duy trì.
Các đơn vị sẽ mở rộng độ bao phủ cung cấp dịch vụ điều trị PrEP tới các khách hang có nguy cơ lây nhiễm HIV bao gồm: Người có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển đổi giới tính và người sử dụng ma túy; Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.
Ngoài ra, các đơn vị tăng cường chuyển gửi, kết nối điều trị giữa trị PrEP với chẩn đoán điều trị các bệnh phối hợp như viêm gan B, C, bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Về việc này, UBND thành phố giao Sở Y tế xây dựng các chỉ tiêu chính thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 trên toàn thành phố và từng quận, huyện, thị xã để làm cơ sở lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hàng năm, trình UBND thành phố phê duyệt.
Ngành Y tế Thủ đô triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu chung đã được UBND thành phố phê duyệt; hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2023 của địa phương, đơn vị.
Các đơn vị phối hợp hướng dẫn, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và chỉ đạo các đơn vị y tế huy động mọi nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu được giao.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu kế hoạch chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 trên cơ sở các nguồn từ các chương trình dự án quốc tế, chương trình mục tiêu y tế, kế hoạch đảm bảo tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS của thành phố, báo cáo UBND thành phố.
Sở cũng chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông cùng với các hoạt động truyền thông thường xuyên về phòng, chống HIV/AIDS; Thực hiện chương trình bơm kim tiêm, bao cao su, đẩy mạnh việc phát miễn phí qua tuyên truyền viên đồng đẳng, các hộp bơm kim tiêm cố định, cộng tác viên, cơ sở xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS; Đôn đốc, giám sát thực hiện chỉ tiêu người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế Methadone giao theo kế hoạch năm 2023...
Sở Y tế thiết lập, kiện toàn và vận hành hệ thống các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV trên địa bàn thành phố, bao gồm xét nghiệm tại cộng đồng, tại bệnh viện, trong các cơ sở khép kín; Tổ chức xét nghiệm phát hiện HIV theo các hình thức cố định và lưu động; Xét nghiệm HIV không do nhân viên y tế thực hiện, tự xét nghệm… tại các xã, phường, thị trấn và các thôn, làng, khu phố.
Đồng thời, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức đào tạo, tập huấn đảm bảo nguồn nhân lực; Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ cung ứng đủ sinh phẩm, hóa chất, vật tư và trang thiết bị thiết yếu nhằm đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, Sở Y tế phối hợp với Công an thành phố quản lý số người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn thành phố đang tham gia điều trị thay thế theo quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ về Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc bằng thuốc thay thế; Báo cáo Ban chỉ đạo 138 thành phố; Duy trì việc cung cấp cho công an thành phố danh sách người tham gia điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại các cơ sở để phục vụ công tác quản lý, theo dõi.
Sở Y tế cũng phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và truyền thông tiếp tục thực hiện đề án phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm; Triển khai điều trị thay thế tại các cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố…