Tag

Hà Nội: Người dân và chính quyền tập trung cao độ phòng dịch Covid-19 sau kỳ nghỉ Tết

Xã hội 18/02/2021 17:31
aa
TTTTĐ – Thông thường, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân tổ chức rất nhiều hoạt động gặp mặt, du xuân đầu năm cũng như tiến hành động tôn giáo tín ngưỡng tại nhiều chùa chiền trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người dân và các chính quyền địa phương đều tập trung cao độ thực hiện nghiêm quyết định của UBND thành phố Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Đi từng ngõ, gõ từng nhà, truy vết thần tốc phòng dịch Covid-19 Hà Nội: Người dân chấp hành nghiêm quy định đóng cửa quán ăn đường phố Xử lý nghiêm các hàng quán cạnh đền, chùa, di tích vi phạm phòng dịch Covid-19

Hàng quán, đình chùa nghiêm túc đóng cửa phòng dịch

Bước vào năm mới, nhiều người thường có nhu cầu đến các cơ sở thờ tự để làm lễ cầu an và dâng sao giải hạn. Năm nay, do dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở thờ tự đóng cửa từ 0 giờ ngày 16/2. Ngày mùng 7 Tết (18/2 dương lịch), các chùa trên địa bàn Hà Nội như Phúc Khánh, Quán Sứ, Chùa Bộc… đều thực hiện nghiêm túc việc tạm đóng cửa và dán thông báo tạm dừng đón tiếp phật tử, người dân đến làm lễ.

Tại các điểm di tích nổi tiếng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, gò Đống Đa (Công viên văn hóa Đống Đa)… thấp thoáng vài người dân đến, vái vọng từ ngoài cổng. Ngày 16/2, chị Lê Thị Mai Hoa, một trong số du khách đến Gò Đống Đa từ sớm cho biết, gia đình chị ở ngay phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nên năm nào cả gia đình cũng đi khai hội tại đây.

“Năm nào gia đình tôi cũng đến đây tham gia lễ hội. Năm nay vướng dịch nên tôi để các con ở nhà, tranh thủ ghé vào xem tình hình như thế nào, thấy di tích đóng cửa để phòng, chống dịch nên tôi chỉ đứng vái vọng từ ngoài vào. Tuy có chút buồn nhưng tôi nghĩ không sao vì đảm bảo an toàn chung tất cả mọi người. Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định của thành phố và có nhiều cách để thể hiện lòng biết ơn đối với ông cha của mình”, chị Mai Hoa chia sẻ thêm.

Hà Nội: Người dân và chính quyền tập trung cao độ phòng dịch Covid-19 sau kỳ nghỉ Tết
Người dân vái vọng cầu an, giải hạn tại chùa Quán Sứ

Tại cuộc họp trực tuyến lần thứ 91 của Ban Chỉ đạo chống dịch Covid-19 Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Lê Văn Trang cho biết, UBND huyện đã ra văn bản về việc dừng tổ chức lễ hội, dừng đón khách tham quan Chùa Hương và có thông báo tới các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo tổ chức lễ hội đã liên tục đi kiểm tra, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Cùng với đó, huyện Mỹ Đức đã lập 9 chốt chặn ở xã Hương Sơn, nếu du khách tới thì yêu cầu du khách quay trở về địa phương. Huyện đã ban hành quyết định xử phạt 2 trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch trên địa bàn xã Hương Sơn.

Ngày 18/2 là ngày thứ ba Hà Nội thực hiện việc đóng cửa các quán cà phê, hàng ăn vỉa hè để phòng dịch Covid-19. Theo ghi nhận, một số nhà hàng, quán ăn, quán cà phê thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thành phố, chấp nhận đóng cửa để phòng dịch.

Anh Nguyễn Ngọc Anh, quản lý quán cà phê Kafa số 212 Trung Kính (quận Cầu Giấy) cho biết, sau khi có quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc đóng cửa tất cả các quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê... nên từ ngày 16/2, quán đã cho dừng kinh doanh. Mặc dù việc này ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh nhưng cũng phải chấp nhận để phòng dịch.

Ngoài các quán cà phê, những quán ăn vỉa hè cũng tuân thủ việc đóng cửa phòng dịch. Với những quán ăn trong nhà, chủ quán đã bố trí đầy đủ các chai nước rửa tay sát khuẩn và vệ sinh sạch sẽ hàng quán, giãn cách khách ngồi.

Không chỉ các hoạt động bắt buộc tạm ngừng hoạt động theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, tùy theo diễn biến dịch bệnh của từng địa phương, có nơi đã quyết định ngừng các hoạt động tập trung đông người dịp đầu năm.

Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, để tập trung nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn không tổ chức lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu 2021 nhưng các địa phương sẽ vẫn tổ chức trồng cây đầu Xuân bình thường, với số lượng được phân bổ về từng xã, thị trấn theo kế hoạch. Huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn cần bảo đảm an toàn công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong quá trình thực hiện.

Khuyến khích làm lễ, giao hàng trực tuyến để phòng dịch

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều cơ sở thờ tự tại Hà Nội đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức các đại lễ, như cầu an, dâng sao giải hạn... theo hình thức trực tuyến.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tăng ni, phật tử ứng dụng các hình thức trực tuyến phục vụ nhu cầu tâm linh của Nhân dân thông qua các nền tảng mạng xã hội của Giáo hội.

Trong khi đó, ngày 17/2 (tức ngày mùng 6 Tết), nhiều chùa trên địa bàn thực hiện lễ cầu an, dâng sao giải hạn... Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của UBND TP, hầu hết nhà chùa thực hiện lễ cầu an, dâng sao giải hạn nhanh gọn, không tụ tập đông người xong vẫn bảo đảm sự tôn nghiêm, bảo đảm nhu cầu tâm linh của nhiều người.

Đối với các quán cà phê, quán ăn trên địa bàn Hà Nội đã dừng kinh doanh trực tiếp, đa số chủ cửa hàng chuyển qua hình thức bán mang về nhà hoặc chuyển qua hình thức bán online qua mạng.

Đối với hàng quán ăn bán trong nhà vẫn được hoạt động bình thường. Tuy nhiên những cửa hàng này phải thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1m và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi.

Ngoài ra, thành phố cũng khuyến khích việc mang đồ ăn về nhà, tránh tụ tập đông người nên hầu hết người dân cũng mua mang về nhà.

Hà Nội: Người dân và chính quyền tập trung cao độ phòng dịch Covid-19 sau kỳ nghỉ Tết
Một quán phở tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy lắp đặt vách ngăn đảm bảo công tác phòng, chống dịch

Chị Phạm Ngọc Anh, ở Ngũ Hiệp, Thanh Trì đã đặt 2 nồi lẩu ốc trên phố Tô Hiến Thành để mang về nhà tiếp khách vào tối mùng 7 Tết (ngày 17/2). “Tôi thấy việc mua mang về cũng thuận tiện và đầy đủ, nhân viên cũng rất nhiệt tình. Ngày đầu tiên đi làm không có thời gian chuẩn bị mà lại muốn mời các bạn bè qua nhà gặp mặt đầu xuân, nhưng dịch Covid-19 chúng tôi ngại ra ngoài hàng quán lắm. Ăn ở nhà thấy rất yên tâm mà cũng ấm cúng”, chị Ngọc Anh chia sẻ thêm.

Ở vùng ngoại thành, thông tin từ một số lãnh đạo công an huyện, công tác phòng chống dịch được lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm. Tại huyện Đan Phượng, trong ngày 16 và 17/2, theo báo cáo từ Công an thị trấn Phùng, đơn vị đã dừng hoạt động 100 % các quán trà đá; 5 quán cà phê, trà chanh, trà sữa; 20 cơ sở hàng ăn, siêu thị ký cam kết vừa kinh doanh vừa thực hiện phòng dịch theo quy định; Phối hợp y tế, quân sự tuần tra xử phạt cảnh cáo 2 trường hợp không đeo khẩu trang, xử lý 3 trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ bán lấn chiếm vỉa hè, mỗi trường hợp phạt 250.000 đồng.

Tại huyện Phú Xuyên, trong sáng 16/2, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện. Kết quả kiểm tra cho thấy, vẫn còn một số nhà hàng, quán ăn, quán nước vỉa hè trên Quốc lộ 1A bán hàng, tập trung đông người.

Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm nêu trên, đồng thời công khai danh tính các trường hợp vi phạm trên hệ thống truyền thanh của địa phương. Từ sự quyết liệt này, ghi nhận chung trong ngày 17/2, những trường hợp vi phạm đã được xử lý kịp thời.

Trên địa bàn huyện Gia Lâm, 100% xã, thị trấn chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch. Các cơ sở kinh doanh karaoke, internet, cửa hàng ăn uống, cà phê, trà vỉa hè... cũng đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động.

Theo nhận định trong thời gian tới, Hà Nội là nơi có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao, số ca lây nhiễm Covid-19 mới vẫn có thể được ghi nhận hằng ngày. Do đó, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã cùng người dân sẽ phải tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; Bảo đảm tất cả các ban chỉ đạo từ cấp thành phố đến cơ sở đều phải được vận hành thông suốt, ứng phó kịp thời mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; Tuyệt đối không được chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại cơ quan, đơn vị.

Đọc thêm

Hiện thực hóa mục tiêu cải tạo chung cư cũ Xã hội

Hiện thực hóa mục tiêu cải tạo chung cư cũ

TTTĐ - Từ năm 1999 đến nay, chỉ khoảng 2% trong tổng số gần 1.580 chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội được cải tạo. Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 được kỳ vọng sẽ là chính sách đặc thù để gỡ “nút thắt” trong cải tạo chung cư cũ.
Trung tâm Xúc tiến thương mại Hải Dương cho thuê trụ sở khi chưa được phép Muôn mặt cuộc sống

Trung tâm Xúc tiến thương mại Hải Dương cho thuê trụ sở khi chưa được phép

TTTĐ - Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Hải Dương, kinh phí từ hoạt động cho thuê trụ sở của Trung tâm Xúc tiến thương mại (XTTM) chưa thực hiện nộp vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch.
Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ Đô thị

Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1044/QĐ-TTg ngày 26/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm triển khai thi hành Luật Đường bộ.
Bài 4: Có nên đấu giá vùng phục vụ cấp nước, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ? Môi trường

Bài 4: Có nên đấu giá vùng phục vụ cấp nước, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ?

TTTĐ - Kinh doanh nước sạch là kinh doanh theo chuỗi, hoạt động dài hạn, lợi nhuận ổn định. “Vùng phục vụ cấp nước” chính là thị trường cố định của các doanh nghiệp. Để giải bài toán “huy động sức dân” đang vướng hiện nay thành phố cần tính đến việc đấu giá “vùng phục vụ cấp nước” để đón những doanh nghiệp thực sự tầm cỡ vào đầu tư…
"Thất vọng nặng nề" vì nhà vệ sinh Môi trường

"Thất vọng nặng nề" vì nhà vệ sinh

TTTĐ - Nhìn từng buồng vệ sinh để dò xét, kiểm tra từng hộp giấy, xả thử nước trước khi dùng… đó là hình ảnh người dân tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông mỗi khi muốn sử dụng một số nhà vệ sinh tại ga chờ. Nhà vệ sinh - nơi khẩn cấp để người dân giải quyết “chuyện cấp bách” vốn phải là nơi sạch sẽ lại trở thành nỗi e ngại mỗi khi lui tới.
Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần Muôn mặt cuộc sống

Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần

Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, đã từ trần hồi 16 giờ 10 phút ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong thi hành Luật Đường bộ Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong thi hành Luật Đường bộ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1044/QĐ-TTg ngày 26/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm triển khai thi hành Luật Đường bộ.
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ đạt chuẩn đô thị văn minh Đô thị

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ đạt chuẩn đô thị văn minh

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), ngày 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) tổ chức trọng thể lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Luật Thủ đô góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về nhà ở xã hội Xã hội

Luật Thủ đô góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về nhà ở xã hội

TTTĐ - Việc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 kỳ vọng sẽ thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải dịp cuối năm Muôn mặt cuộc sống

Kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải dịp cuối năm

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị dịp cuối năm, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trên địa bàn toàn thành phố. Trong chiến dịch này, lực lượng chức năng tập trung kiểm tra nồng độ cồn và ma túy của các tài xế, cùng với việc rà soát các điều kiện kinh doanh vận tải…
Xem thêm