Hà Nội phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về văn hóa
Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của sen Hà Nội Các hoạt động văn hoá, thể thao, gia đình tạo sự phấn khởi Giữ gìn, tôn vinh các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc |
Theo đó, các chỉ tiêu đặt ra là: 88% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; 65% làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa; 75% tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa; 70 - 73% đơn vị được công nhận và giữ vững danh hiệu Đơn vị văn hóa.
Hà Nội cũng phấn đấu tỷ lệ 100% thôn, làng có nhà văn hóa; 15 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; nâng cấp xếp hạng di tích quốc gia 8 di tích; Xếp hạng di tích cấp thành phố 80 di tích.
Ra mắt mô hình Tổ dân phố kiểu mẫu tại quận Đống Đa (Hà Nội) |
Về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, trên 18 vở diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống được dàn dựng mới và biểu diễn hằng năm; trên 3.000 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp hằng năm; 10 phim tài liệu, khoa học, hoạt hình được sản xuất hằng năm.
Về lĩnh vực thể thao, Hà Nội đặt chỉ tiêu: 42,5% số người tập thể dục thể thao thường xuyên; 31% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; đóng góp lực lượng HLV, VĐV và thành tích huy chương cho đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ thi đấu khu vực (SEAGAMES, ASIAD…) đạt 30%.
Các chỉ tiêu du lịch gồm: Số lượt khách du lịch đón và phục vụ hàng năm là 35 - 39 triệu lượt; số lượt khách du lịch quốc tế đón và phục vụ hàng năm là 8 - 9 triệu lượt.
Các hoạt động biểu dương gia đình văn hóa |
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Hà Nội phấn đấu tỷ lệ trường học công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia là 80-85 %; xây dựng thêm 3 - 5 trường liên cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) ngang tầm các nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 55 - 60 %; số lao động được đào tạo nghề hàng năm là 230.000 lượt.
Để hoàn thành các mục tiêu, Hà Nội đề ra 10 nhiệm vụ, giải pháp trong đó có nâng cao nhận thức về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người Việt Nam, trước hết là cán bộ, đảng viên, các tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước của thành phố.
Các tổ chức, cá nhân thống nhất quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa, con người là sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, thận trọng; luôn tìm tòi, đổi mới tư duy phát triển vừa đảm bảo giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; vừa thúc đẩy và đặt đúng vai trò chủ thể của người dân, các cơ quan, tổ chức, người thực hành văn hóa trong xây dựng và phát triển văn hóa; khẳng định con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là mục tiêu và trung tâm trong chính sách phát triển nhanh và bền vững Thủ đô.
Lễ hội ẩm thực tại Hà Nội |
Hà Nội tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng các cấp, xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên quan trọng; mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò gương mẫu (nhất là người đứng đầu); đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo gắn liền với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết TW4 (khóa XI, XII) và các văn bản khác của Đảng, Thành ủy, cấp ủy Đảng các cấp. Định vị tầm nhìn rộng để hoạch định chiến lược phát triển văn hóa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.
Bên cạnh đó, Hà Nội đảm bảo bố trí nguồn lực đầu tư phù hợp, tạo cơ chế thuận lợi thu hút nguồn vốn xã hội hóa đáp ứng yêu cầu phát triển, để Thủ đô xứng đáng là trung tâm văn hóa tiêu biểu của cả nước; nhất là thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng “Thành phố sáng tạo”, gắn với mục tiêu phát triển Thủ đô với tầm nhìn đến năm 2045 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Một giải pháp nữa là Hà Nội chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và nhân văn trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng thôn làng, khu dân cư, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình…