Tag

Hà Nội: Quyết liệt đẩy mạnh việc lập quy hoạch xây dựng các vùng huyện

Muôn mặt cuộc sống 12/07/2023 16:56
aa
TTTĐ - Thời gian gần đây, các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang gấp rút triển khai, thực hiện các công việc để phục vụ công tác lập và điều chỉnh các đồ án quy hoạch lớn của Thủ đô.
Hà Nội triển khai tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 Quy hoạch phát triển Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh Sẽ tổ chức 2 hội thảo khoa học góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và Quy hoạch Thủ đô Khắc phục toàn diện tồn tại, hạn chế khi lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030
các huyện trên địa bàn Hà Nội đã gấp rút triển khai các công việc liên quan
Các huyện trên địa bàn Hà Nội đã gấp rút triển khai các công việc liên quan

Gấp rút triển khai

Quy hoạch xây dựng vùng huyện là một trong những phương án quy hoạch để tích hợp lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đây là cơ sở để lập quy hoạch nông thôn và dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật huyện.

Sau khi thành phố phê duyệt 14 nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện, các huyện trên địa bàn Hà Nội đã gấp rút triển khai các công việc liên quan, hoàn thiện nguồn tài liệu quan trọng phục vụ lập và điều chỉnh các đồ án quy hoạch.

Việc triển khai quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn thành phố được thực hiện tại 14 huyện gồm: Gia Lâm, Ba Vì, Ứng Hòa, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Mê Linh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Đan Phượng.

Tại kỳ họp thứ 12, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI diễn ra mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết: 5 tháng đầu năm 2023, thành phố đã phê duyệt 13 nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, nâng tổng số nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện lên thành 14/14. Các huyện đều đang khẩn trương lập quy hoạch để dự kiến trình phê duyệt trong tháng 10/2023.

Theo Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, đơn vị lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch xây dựng vùng huyện là tổ chức hệ thống đô thị nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, việc kết nối, tích hợp trong xây dựng các quy hoạch vùng huyện, đặc biệt cần lưu ý đến phương án định hướng phát triển huyện để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô.

Bên cạnh đó, các đồ án quy hoạch cần được thực hiện với tư duy, quan điểm mở rộng, đặt trong tổng thể phát triển Thủ đô và kết nối với các vùng xung quanh, có sự so sánh với các địa phương lân cận để có sự kết nối, hợp tác trong tương lai…

Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ đạo xây dựng quy hoạch. Yêu cầu các huyện cần tập trung rà soát, đánh giá thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng phát triển.

Để việc lập quy hoạch xây dựng các vùng huyện trên địa bàn được bảo đảm tiến độ và chất lượng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với các huyện để hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp thực hiện các quy hoạch vùng huyện đúng nội dung, đúng định hướng quy hoạch của thành phố.

Ông Lê Chính Trực, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nhận định, quy hoạch vùng huyện này sẽ là cơ hội để đưa ra những đề xuất xác đáng với thành phố cho định hướng phát triển. Quá trình thực hiện lưu ý lộ trình triển khai thực hiện, xác định lĩnh vực tập trung phát triển dựa trên tiềm năng sẵn có chứ không dàn trải để bảo vệ môi trường và những nền tảng, giá trị sẵn có của địa phương.

Hà Nội: Quyết liệt đẩy mạnh việc lập quy hoạch xây dựng các vùng huyện
Theo Luật Quy hoạch năm 2017, Quy hoạch xây dựng vùng huyện là một trong những phương án quy hoạch để tích hợp để lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, là cơ sở để lập quy hoạch nông thôn và dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật huyện.

Ngày 14/5/2021, UBND thành phố có văn bản số 1452/UNND-ĐT về việc triển khai quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn thành phố.

Việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng huyện được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 và Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ và Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính một huyện trong tỉnh, thành phố phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Chủ động các phương án

Nhằm đẩy nhanh khối lượng lớn công việc cần thực hiện, nhiều huyện đã chủ động cùng đơn vị tư vấn hoàn thành phương án đề xuất xây dựng quy hoạch vùng huyện cũng như xin ý kiến các chuyên gia.

Trong tháng 5 vừa qua, huyện Sóc Sơn cũng đã giới thiệu một số ý tưởng về quy hoạch vùng huyện trong mục tiêu hướng tới từng bước hình thành đô thị trung tâm phía Bắc Thủ đô.

Theo nhiệm vụ được thành phố phê duyệt, trước mắt đến năm 2030, Sóc Sơn được định hướng ưu tiên phát triển các ngành thương mại - du lịch, công nghiệp, du lịch, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp sinh thái. Giai đoạn sau năm 2030 sẽ xác định các tính chất, chức năng phù hợp để phát triển cùng các huyện Đông Anh, Mê Linh trở thành thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội.

Đối với huyện Thanh Oai, nằm ở cửa ngõ phía Tây thành phố, có phần lớn diện tích đất nông nghiệp, dự kiến sẽ là vùng nông nghiệp sinh thái năng suất cao, có vị trí đầu mối giao thương cửa ngõ phía Tây Nam, đồng thời là địa bàn cung cấp những sản phẩm nông nghiệp cho đô thị trung tâm...

Hiện huyện Thanh Oai đang hoàn thiện các bước đấu thầu lựa chọn tư vấn lập quy hoạch. UBND huyện chỉ đạo tháo gỡ kịp thời mọi khó khăn nhằm hoàn thành đồ án Quy hoạch vùng huyện Thanh Oai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong thời gian sớm nhất…

Năm 2023, thành phố thực hiện đồng thời lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đây là nền tảng triển khai các quy hoạch cấp dưới, và tác động mạnh tới các quy hoạch phân khu khu vực nội đô cũng như quy hoạch các vùng huyện.

UVBCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng
UVBCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

Chú trọng nghiên cứu, điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

Theo UVBCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Thủ đô Hà Nội với vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch của cả nước; Với vai trò, vị thế quan trọng như vậy nên mỗi lần lập quy hoạch là một dấu ấn phát triển quan trọng của Thủ đô.

Sau hơn 10 năm thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo Quyết định số 1259 ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, nhìn chung, diện mạo Thủ đô đã có nhiều thay đổi; cảnh quan đô thị và nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại. Hà Nội tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại hóa, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện...

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1259 ngày 26/7/2011 vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Đồ án quy hoạch chưa phát huy được vai trò, vị thế, tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô Hà Nội trong Vùng Thủ đô; quy mô dân số đã vượt ngưỡng dự báo; Tỷ lệ đô thị hóa đạt thấp, chất lượng phát triển đô thị chưa đồng đều dẫn đến những khó khăn trong việc phân bố, điều tiết, quản lý và kiểm soát dân cư; tiến độ triển khai các đô thị vệ tinh theo quy hoạch còn chậm; Kết cấu hạ tầng đô thị chưa theo kịp nhu cầu phát triển đô thị, tính đồng bộ chưa cao. Ngoài ra, việc tạo lập khu vực "hành lang xanh" với tỷ lệ 70% quỹ đất toàn thành phố đã tạo nên những giới hạn của sự phát triển đô thị…

"Do đó, việc nghiên cứu, điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô để phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trước mắt và lâu dài là rất cần thiết", Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Thời gian qua, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lập Nhiệm vụ và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy trình, quy định của Luật Quy hoạch 2017, Luật Quy hoạch đô thị 2009, Luật Xây dựng 2014 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 383/TTg-CN ngày 26/3/2021.

Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được lập, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan và trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố thông qua tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 10 (tháng 11/2022). Ngày 12/4/2023, Hội đồng thẩm định của Bộ Xây dựng đã họp, cho ý kiến đối với Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (kết quả có 21/21 Phiếu đồng ý thông qua, đề nghị hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Trong đó, nội dung quan trọng là đề nghị nghiên cứu, điều chỉnh thời hạn của Đồ án quy hoạch là "Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065" để thống nhất với Khoản 3 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm).

Đọc thêm

Giấy phép lái xe có 12 điểm, trừ điểm nếu vi phạm giao thông Muôn mặt cuộc sống

Giấy phép lái xe có 12 điểm, trừ điểm nếu vi phạm giao thông

TTTĐ - Điểm của giấy phép lái xe bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Xử lý "chuồng cọp" là trách nhiệm của địa phương Muôn mặt cuộc sống

Xử lý "chuồng cọp" là trách nhiệm của địa phương

TTTĐ - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thời điểm nghiệm thu, các công trình chưa có "chuồng cọp". Đây là do người dân tự xây dựng thêm; việc xử lý vi phạm này thuộc trách nhiệm địa phương.
Vingroup phát động chiến dịch "Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì Tương lai Xanh" Muôn mặt cuộc sống

Vingroup phát động chiến dịch "Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì Tương lai Xanh"

TTTĐ - Lãnh đạo Vingroup nhấn mạnh Chiến dịch "Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh" sẽ thổi bùng lên trong mỗi người Việt Nam khát vọng và niềm tự hào dân tộc, chung sức, chung lòng, cùng nhau kiến tạo nên một Việt Nam xanh và thịnh vượng.
Đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở... Muôn mặt cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở...

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Quyết tâm cao nhất để gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" Muôn mặt cuộc sống

Quyết tâm cao nhất để gỡ cảnh báo "Thẻ vàng"

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 275/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Sơ kết Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Hành trình yêu thương tại 2 huyện biên giới tỉnh Hà Giang Muôn mặt cuộc sống

Hành trình yêu thương tại 2 huyện biên giới tỉnh Hà Giang

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương và trường Đại học Hùng Vương TP Hồ Chí Minh đã đến với tỉnh Hà Giang trong đợt mưa lũ lịch sử để trao tặng hơn 520 suất quà hỗ trợ người dân bị thiệt hại nặng bởi mưa lũ tại huyện biên giới Mèo Vạc và Đồng Văn.
Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành Muôn mặt cuộc sống

Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành

TTTĐ - Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2020/NĐ-CP ngày 1/7/2020 quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành và Nghị định số 77/2020/NĐ-CP ngày 1/7/2020 quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ dự án Tin tức

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ dự án

TTTĐ - Năm 2024, Trung ương giao Kế hoạch vốn cho TP Hà Nội cao hơn năm 2023 rất nhiều. TP thực hiện điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và nâng cao tỷ lệ giải ngân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP.
Trao nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam tỉnh Hà Tĩnh Muôn mặt cuộc sống

Trao nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam tỉnh Hà Tĩnh

TTTĐ - Mới đây, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Hà Tĩnh làm lễ trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Tú Anh - nạn nhân chất độc da cam tại thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Thành lập Tổ biên tập xây dựng đề án về hành chính công Muôn mặt cuộc sống

Thành lập Tổ biên tập xây dựng đề án về hành chính công

TTTĐ - Ngày 24/6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Quyết định số 3248/QĐ-UBND thành lập Tổ Biên tập xây dựng Đề án thành lập cơ quan phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là tổ chức hành chính chuyên trách một cấp về cung cấp dịch vụ công.
Xem thêm