Tag

Hà Nội: Sớm di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội

Môi trường 07/10/2020 10:00
aa
TTTĐ - Thực hiện Quyết định số 64/2003/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, một số cơ sở sản xuất của trung ương, thành phố Hà Nội đã được di dời sang các khu, cụm công nghiệp ở ngoại thành. Thế nhưng, tiến độ thực hiện vẫn rất chậm trễ.
Biến rác thải thành điện: Giải bài toán khủng hoảng ô nhiễm rác Người dân mong muốn sớm di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm khỏi nội đô
Nhà máy thuốc lá Thăng Long, 1 trong số các cơ cở buộc di dời khỏi nội đô
Nhà máy thuốc lá Thăng Long, 1 trong số các cơ cở buộc di dời khỏi nội đô

Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tháng 6/2003, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 74/2003/QÐ-UB về việc di chuyển các cơ sở sản xuất không còn phù hợp quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thành. Sau hơn 15 năm, đến nay các cơ sở sản xuất lập phương án di dời, 25 cơ sở xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và 67 cơ sở của cả trung ương, thành phố di chuyển sang các khu, cụm công nghiệp ở ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận.

Tuy nhiên, trên địa bàn các quận nội thành vẫn còn khoảng 100 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần sớm di dời, trong đó tập trung nhiều ở các quận: Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ gây bức xúc dư luận.

Sau khi UBND thành phố có quyết định di chuyển các cơ sở sản xuất không còn phù hợp quy hoạch hoặc gây ô nhiễm ra khỏi khu vực các quận nội thành, các sở, ngành và UBND các quận đã tích cực vào cuộc. Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất đã có ý thức, chủ động lập phương án di dời và thực tế đã có 67 đơn vị đã di chuyển.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp các sở, ngành, UBND các quận tổng hợp, rà soát và xây dựng danh mục các cơ sở tiếp tục phải di dời, để báo cáo Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và dự kiến năm 2020 sẽ báo cáo HÐND thành phố.

Tuy nhiên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành phối hợp TP Hà Nội ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở di dời, nhưng đến nay, các cơ chế, chính sách hỗ trợ vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Các bộ, ngành chưa ban hành chính sách. Thứ hai, tâm lý chung của các doanh nghiệp đều ngại di chuyển ra ngoại thành và các tỉnh lân cận, vì người lao động phải di chuyển quá xa. Ðáng chú ý là năng lực tài chính của các đơn vị, doanh nghiệp trong diện phải di dời còn hạn chế. Khi đến địa điểm mới, các đơn vị, doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất phù hợp, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến người lao động, việc làm… đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, trong khi chính sách hỗ trợ còn hạn chế.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, đến nay đã xử lý triệt để 25 cơ sở ô nhiễm môi trường, di dời 67 cơ sở sản xuất ra các khu, cụm công nghiệp ngoại thành hoặc tỉnh lân cận.

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng danh mục các cơ sở tiếp tục phải di dời báo cáo thành phố.

Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ đã giao các Bộ, ngành xây dựng quy chế về di dời nhưng chưa hoàn thành. Điều này do tâm lý các cơ sở ngại di dời vì người lao động ngại đi xa. Bên cạnh đó năng lực tài chính của các đơn vị để đảm bảo sản xuất, xây dựng mới cũng còn khó khăn. Trong khi đó, Nhà nước chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ đơn vị di dời.

Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục rà soát hơn 100 cơ sở sản xuất, về cơ bản các đơn vị cũng thống nhất di dời. Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị thành phố bố trí kinh phí xây dựng các khu, cụm công nghiệp; Chính phủ và các bộ, ngành trung ương cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ các đơn vị phải di dời.

Theo GS, TSKH Phạm Ngọc Ðăng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Di dời cơ sở sản xuất là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu đã có những đánh giá chính xác mức độ gây ô nhiễm môi trường, các cấp chính quyền cần có biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ, nếu không khi xảy ra sự cố hậu quả sẽ rất lớn. Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Hà Nội Ðào Ngọc Nghiêm cho rằng, ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội, rất cần sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ngành trung ương.

Bà Ngô Thị Thu Hiên (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: Tôi được biết, theo kết quả khảo sát ý kiến về không gian công cộng và thăm dò quan điểm của người dân Hà Nội về việc di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư của Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) cho thấy, 92% số người dân được hỏi cho rằng không gian công cộng là quan trọng với lối sống của họ; 79% nhìn nhận Hà Nội đang thiếu không gian công cộng; 93% số người dân được hỏi muốn nhà máy, cơ sở sản xuất ô nhiễm trong nội đô chuyển đi được thay bằng công viên.

Như vậy mong muốn của người dân rất rõ ràng. Các cơ quan Trung ương và thành phố cũng đã có những quyết định về việc này.

Theo tôi, khó khăn khách quan, trước hết đến từ việc thiếu một bộ quy tắc ứng xử đủ chặt chẽ và chi tiết để ràng buộc trách nhiệm các bên liên quan. Việc di dời trụ sở hoặc đất nhà máy do bộ ngành quản lý, nếu không mang lại lợi ích lớn hơn hiện tại, thì đương nhiên “chủ đất” không có lý do phải vội vàng. Còn cơ quan chức năng cũng không thể làm gì khi chưa được bàn giao đất sạch”.

Nghị quyết 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020 nêu rõ: đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, một số trường đại học, cơ sở khám, chữa bệnh ra khỏi trung tâm thành phố.

Ngay sau khi Nghị quyết 11 được ban hành, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua năm 2012 cũng đã quy định: Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp và lộ trình di dời một số cơ sở sản xuất công nghiệp; di dời một số bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học ra khỏi nội thành. UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm bố trí quỹ đất cho các cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập để di dời trụ sở theo quy hoạch. Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí đầu tư cho cơ quan, đơn vị di dời theo phân cấp.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc thực thi trên thực tế vẫn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong khi cơ sở hạ tầng của thủ đô thời gian qua luôn trong tình trạng quá tải. Tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên, nhất là vào giờ cao điểm và các kỳ nghỉ lễ, Tết; không khí ngột ngạt vì ô nhiễm.

Nguyên nhân chính là các khu đất trong nội đô đều ở vị trí đẹp, có giá trị cao cho nên các đơn vị chần chừ trong việc di dời, bàn giao đất cho thành phố.

Ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế phân tích: Nghị quyết 11 đề ra mục tiêu là đưa các trường đại học ra khỏi nội đô để giảm bớt lượng ùn tắc giao thông, bởi lượng sinh viên đi về các trường đại học rất lớn. Nhưng đề án đó chưa thực hiện tốt trong thực tiễn.

Có rất nhiều lý do, liên quan đến đất đai và liên quan đến giao thông công cộng. Nếu chuyển đi xa thì sinh viên sẽ đi lại như thế nào. Nếu không thì phải xây dựng các ký túc xá với đầy đủ điều kiện như Internet, phòng thể dục, văn hóa, văn nghệ. Đó là những điều mà chúng ta chưa đáp ứng được. Vì vậy, Nghị quyết 11 đúng về nguyên tắc nhưng thực hiện chậm vì thiếu những điều kiện kỹ thuật cần thiết.

Để sớm thực hiện việc di dời các trụ sở cũng như các trường đại học ra khỏi nội đô, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cho rằng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Chỉ khi nào tuyên truyền để mọi người đều hiểu việc di dời ra khỏi nội đô là tất yếu và phải thực hiện. Nhận thức thay đổi thì sẽ thay đổi thái độ và hành vi, khi đó sẽ tự giác thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị.

Giải pháp thứ hai là khắc phục khó khăn cho các cơ sở phải di dời. Thứ ba là cần có nguồn ngân sách để hỗ trợ ban đầu khi việc di dời đó gặp khó khăn, có thể thu nhập, đời sống bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, giải pháp này rất khó vì trong điều kiện khó khăn chung của đất nước thì cũng phải tính toán rất kỹ.

Để làm được điều này cũng cần có thời gian. Ở một số quốc gia trên thế giới, việc đi làm từ thành phố này sang thành phố khác cách nhau 100-200km là điều bình thường nhưng vấn đề giao thông ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được điều này.

Do đó, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần nghiên cứu, tính toán phương án di dời phù hợp, giảm những tác động tiêu cực tới đối tượng thuộc diện phải di dời. Đặc biệt, cần tăng cường đầu tư hệ thống giao thông đồng bộ, thông thoáng, kết nối giữa trung tâm Thủ đô với các vùng được quy hoạch bố trí di dời, tạo điều kiện thuận lợi, di chuyển dễ dàng.

Di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô Hà Nội là công việc cấp bách. Ðể đẩy nhanh tiến độ thực hiện, thành phố cần tiếp tục tạo điều kiện bố trí nguồn vốn, có chính sách ưu đãi về vốn vay để các doanh nghiệp sớm hoàn thành xây dựng cơ sở mới. Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với các đơn vị phát triển đô thị theo quy hoạch mới để khai thác, phát huy hiệu quả giá trị đất đai tại cơ sở cũ, trong đó ưu tiên quỹ đất xây dựng, phát triển các công trình công cộng. Thành phố cần kiên quyết xử lý các đơn vị cố tình chây ỳ, không thực hiện kế hoạch di dời.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Xem thêm