Tag

Người dân mong muốn sớm di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm khỏi nội đô

Môi trường 18/10/2020 00:00
aa
TTTĐ - Ô nhiễm môi trường, rủi ro cháy nổ, quá tải hạ tầng, nhếch nhác bộ mặt đô thị… đang là hàng loạt các vấn đề gây bức xúc, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người dân, xuất phát từ việc các nhà máy, cơ sở sản xuất chây ỳ, chậm di dời ra khỏi nội đô.
Quảng Ninh: Phát hiện và xử phạt 2 doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường Đổi xe máy cũ: Hà Nội sẽ giảm tình trạng ô nhiễm môi trường
Nhà máy Dệt kim Đông Xuân nằm giữa khu dân cư phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng khiến môi trường nơi đây thường xuyên ô nhiễm
Nhà máy Dệt kim Đông Xuân nằm giữa khu dân cư phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng khiến môi trường nơi đây thường xuyên ô nhiễm

Nằm giữa khu vực đông dân cư bậc nhất địa bàn quận Hai Bà Trưng, từ nhiều năm nay, Cty Dệt kim Đông Xuân (địa chỉ 524 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy) thường xuyên xả những cột khói trắng, khói đen đang đe dọa sức khỏe của hàng vạn người dân và các trường học xung quanh. Theo các hộ dân sống cạnh tình trạng ô nhiễm gây ra bởi Công ty Dệt kim Đông Xuân ngày càng nghiêm trọng

Công ty thường xuyên xả những cột khói trắng, khói vàng đang đe dọa sức khỏe của hàng vạn người dân và các trường học xung quanh.

Tại nhiều lần họp tiếp xúc cử tri, người dân phản ánh tới chính quyền sở tại, cơ quan chức năng nhưng hoạt động sản xuất của nhà máy thuộc công ty này vẫn diễn ra bình thường. Nói trong nước mắt, bà Phạm Thị Yến (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) than: “Bao nhiêu năm nay chúng tôi phải chịu mùi hôi thối nồng nặc, cống thải nhà máy xả ra làm ảnh hưởng môi trường, sức khỏe, không biết kêu đâu”.

Ngay cả những khu chung cư cao cấp cũng không thoát khỏi cảnh “chung chạ” cùng các nhà máy, cơ sở sản xuất ô nhiễm, gây tiếng ồn suất ngày đêm. Đại diện cư dân chung cư GP Invest ở 170 La Thành, phường Ô Chợ Dừa Đống Đa cho biết: "Khi mua nhà, cư dân nơi đây đều nghĩ nhà máy bên cạnh sẽ phải sớm di dời theo quyết định của thành phố nhưng 9 năm nay, cư dân ở đây vẫn phải sống chung cùng cơ sở sản xuất của hai đơn vị là Công CP Dược phẩm Hà Nội và Cty TNHH B.Braun-chuyên sản xuất về dịch chuyền trong y tế. Người dân và Ban quản trị toà nhà đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới các công ty có cơ sở sản xuất này vì tiếng ồn liên tục phát ra trong quá trình sản xuất của họ".

Được biết, tại 170 Đê La Thành (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa), cả hai là Cty CP Dược phẩm Hà Nội và Cty TNHH B.Braun đều xây dựng cơ sở sản xuất khang trang lần lượt tại KCN Quang Minh (huyện Mê Linh) và KCN Thanh Oai, nhưng cả hai doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất tại nội đô gây ra tình trạng ách tắc, mất an toàn giao thông và ô nhiễm tiếng ồn giữa khu dân cư đông đúc. Hàng ngày những đoàn xe container trọng tải lớn ra vào vận chuyển hàng hóa ở các cơ sở sản xuất này gây nỗi lo bất an cho khu dân cư đông đúc giữa trung tâm Thủ đô).

Theo công bố của Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG), kết quả khảo sát ý kiến của người dân về không gian công cộng và việc di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư cho thấy, có tới 98% người dân được hỏi ủng hộ quyết định di dời nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư của thành phố Hà Nội. Đa số người dân muốn nhà máy chuyển đi được thay bằng công viên (93%), cơ sở y tế (43%) hoặc cơ sở giáo dục (40%). Điều này cũng nhất quán với nhu cầu của người dân Hà Nội khi 92% cho rằng không gian công cộng là quan trọng với lối sống của họ và 79% cho rằng Hà Nội đang thiếu không gian công cộng”.

Các ý kiến cho rằng, để cân bằng lợi ích của đa số người đân và chủ đầu tư thì cơ quan nhà nước, cụ thể là UBND thành phố cần đứng ra để lắng nghe tất cả các bên. Các cơ quan đại diện cho người dân như HĐND thành phố cần giám sát chính sách để không để xẩy ra tình trạng mục đích tốt đẹp của việc di dời nhà máy để giảm tải, giảm ô nhiếm, tăng không gian cộng nhưng thực tế lại thay thế bằng chung cư thương mại.

Tại Hội nghị phản biện xã hội về dự thảo nghị quyết của HĐND TP về phê duyệt danh mục di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực 12 quận nội thành của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội diễn ra hồi cuối năm 2019, các ý kiến đều cho rằng đây là vấn đề nóng, cần thiết, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội nói chung và của TP nói riêng. Vấn đề này cần phải sớm triển khai thực hiện, vì trong những năm qua, nhiều cơ sở gây ô nhiễm vẫn ngang nhiên hoạt động; quỹ đất không sử dụng hết họ cho thuê kinh doanh; thậm chí còn xây nhà trọ… nhưng bằng cách nào đó các cơ sở phải di dời vẫn tìm cách để xin ở lại.

Trên thực tế, việc triển khai thực hiện di dời vẫn còn chậm và gặp khó khăn do nguồn vốn thực hiện công tác di dời và xây dựng cơ sở mới chưa được bố trí và chưa có phương án xã hội hóa; chưa xây dựng cơ chế chính sách về tài chính phù hợp để khuyến khích, khai thác quỹ đất sau di dời có hiệu quả.

Khảo sát của Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) cho thấy, tại 39 nhà máy thuộc diện di dời nằm trong danh sách kèm theo công văn số QHKT/8/2011 của Sở Quy hoạch Kiến Trúc Hà Nội ở hai quận Hai Bà Trưng và Thanh Xuân cho thấy hiện mới có 21 trong số 39 nhà máy đã di dời và chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đáng chú ý là, trong số 21 nhà máy đã di dời khỏi khu vực nội thành Hà Nội có 19 nhà máy được chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây chung cư hoặc biệt thự liền kề. Chỉ có 2 nhà máy được thay thế bằng mục đích sử dụng khác như đường trên cao và đại học tư nhân.

Các ý kiến nhấn mạnh muốn di dời các cơ sở gây ô nhiễm đòi hỏi phải có trách nhiệm, có bản lĩnh và sự vào cuộc của tất cả các cơ quan liên quan. Tuy nhiên, để việc xử lý di dời một cách đồng bộ, đảm bảo tính nhất quán, công bằng, đề nghị UBND TP có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho di dời cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch của các bộ, ngành thuộc Trung ương đóng trên địa bàn 12 quận thuộc TP. Việc này cùng làm đồng thời với các cơ sở thuộc TP quản lý.

Bên cạnh đó, TP sớm nghiên cứu, đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ việc di dời các cơ sở sản xuất và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch nhiều hơn nữa, thỏa đáng hơn; đặc biệt cần phân loại danh mục gây ô nhiễm môi trường để xác định yêu cầu cấp bách…

Việc di dời các các cơ sở gây ô nhiễm gây ô nhiễm là vô cùng cần thiết và cần được tiến hành cấp bách.

TP Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 di dời 117 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành.

Theo đó, lộ trình di dời các cơ sở công nghiệp theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ ở 4 quận nội thành gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Giai đoạn 2 sẽ di đời các cơ sở vừa gây ô nhiễm môi trường vừa không phù hợp qui hoạch. Giai đoạn 3 sẽ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Giai đoạn 4 di dời các cơ sở còn lại.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Khu vực Bắc Bộ có nơi mưa rất to Môi trường

Khu vực Bắc Bộ có nơi mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 16/5, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Người dân đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông mùa mưa, bão Môi trường

Người dân đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông mùa mưa, bão

TTTĐ - Mùa mưa bão đang đến gần, để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tai nạn khi di chuyển trên đường, người dân cần chú ý quan sát các biển báo trên đường, nhất là biển báo nguy hiểm, biển báo dừng xe và các chướng ngại vật để kịp thời xử lý các sự cố, tránh gây tai nạn.
Quảng Nam: Nước thải hôi thối "bủa vây" di tích Chùa Cầu Môi trường

Quảng Nam: Nước thải hôi thối "bủa vây" di tích Chùa Cầu

TTTĐ - Lượng lớn nước thải bốc mùi hôi thối tại hồ điều tiết cạnh di tích Chùa Cầu đang ảnh hưởng đến môi trường du lịch của TP Hội An thời gian qua.
Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C Môi trường

Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/5, khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Hà Nội đêm có mưa rào và dông, ngày nắng Môi trường

Hà Nội đêm có mưa rào và dông, ngày nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày 13/5, khu vực tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có mưa, mưa vừa, mưa to.
Đông Nam Bộ có 4 đợt triều cường cao Môi trường

Đông Nam Bộ có 4 đợt triều cường cao

TTTĐ - Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ tháng 6 đến hết năm 2024, ven biển Đông Nam Bộ có 4 đợt triều cường cao vào các ngày 18-23/9, 16-22/10, 12-20/11 và 12-18/12.
Hà Nội có mưa rào rải rác và có nơi có dông Môi trường

Hà Nội có mưa rào rải rác và có nơi có dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tối 12/5 đến sáng sớm 13/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to.
Đêm 12/5, nhiều vùng trên cả nước có mưa dông Môi trường

Đêm 12/5, nhiều vùng trên cả nước có mưa dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có mưa rào và dông cục bộ.
Bắc Bộ mưa rào và dông, Nam Bộ nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ mưa rào và dông, Nam Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 12/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 90mm.
Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dịp cuối tuần từ 11-12/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; từ chiều tối và đêm 11/5 có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.
Xem thêm