Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán
Thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát dịch bệnh
Hiện nay, tình hình một số dịch bệnh mùa Đông Xuân đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát và gia tăng mạnh mẽ tại một số quốc gia trên thế giới liên quan đến biến thể XBB và XBB1.5. Ở Việt Nam, hệ thống giám sát dịch cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể XBB tại TP Hồ Chí Minh.
Ảnh minh hoạ |
Do đó, sở Y tế Hà Nội đã Công văn số 84/SYT-NVY về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo đó, để chủ động giám sát phát hiện sớm các trường hợp bệnh, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát dịch bệnh, dịch chồng dịch, hạn chế tối đa số mắc, số tử vong, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội chủ động tham mưu cho Sở Y tế về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo tình hình thực tế trên địa bàn thành phố và chỉ đạo tại Công điện số 1669/CĐ-BYT của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống dịch; Công điện số 1576/CĐ- BYT của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Đồng thời, CDC Hà Nội phối hợp với các đơn vị thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát dịch bệnh, đánh giá nguy cơ dịch bệnh.
Ngoài ra, tăng cường hoạt động giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng. Đồng thời, thực hiện lấy mẫu chuyển gửi xét nghiệm xác định biến chủng của vi rút SASR-CoV-2 để có tham mưu phương án đáp ứng dịch kịp thời.
Cùng với đó, tham mưu đề xuất kịp thời với Sở Y tế báo cáo UBND thành phố chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình dịch trên địa bàn. Tổ chức các đoàn kiểm tra thường xuyên giám sát đánh giá, đôn đốc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn trong triển khai hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.
Các Trung tâm Y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát dịch bệnh, đánh giá nguy cơ dịch bệnh. Tăng cường hoạt động giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng.
Các cơ sở đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi trong các cơ sở giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện trong và ngoài công lập tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh.
Ngoài ra, xây dựng kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện. Đặc biệt, đảm bảo cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị đáp ứng công tác điều trị trong phòng, chống dịch nhất là dịch sốt xuất huyết, COVID-19 và các dịch bệnh khác.
Các đơn vị thường xuyên cập nhật, thống kê số lượng và tình trạng bệnh nặng, đặc biệt các nhóm người bệnh dễ tổn thương như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi trên địa bàn, để có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với các tình huống nguy kịch.
Đảm bảo công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, Lễ hội xuân 2023
Trước đó, ngày 18/1 TS.Trần Thị Nhị Hà Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã chủ trì buổi giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân và đảm bảo công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, Lễ hội xuân 2023 với các điểm cầu tại các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Du lịch, Thông tin và truyền thông,Văn hóa và Thể thao, UBND các quận huyện, bệnh viện trực thuộc ngành y tế.
Sở Y tế Hà Nội giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân và đảm bảo công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, Lễ hội xuân 2023 |
Sở Y tế Hà Nội phân công trực 24/24 đối với lãnh đạo đơn vị và nhân viên đảm bảo khoa học, hợp lý, hiệu quả, niêm yết công khai danh sách trực hằng ngày theo quy định. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh, tổ chức lực lượng, giám sát diễn biến dịch và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh…
Đối với công tác giám sát, xử lý dịch tăng cường hoạt động giám sát phát hiện dịch, bệnh trên địa bàn thành phố, tiếp tục ưu tiên các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch, các chùm ca bệnh có diễn biến đặc biệt bất thường(số mắc nhiều, diễn biến nặng, phải nhập viện …) để chủ động phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các bệnh viện/đơn vị có khả năng xác định biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 lấy mẫu giám sát.
Ngoài ra, giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay Quốc tế Nội Bài (nhất là hành khách đến từ vùng có các dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam), tại nhà ga, bến xe, khu vực công cộng.
Đối với công tác tiêm chủng tiếp tục thúc đẩy việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi trong các cơ sở giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các cơ sở y tế khám chữa bệnh bố trí trực 24/24 giờ thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác báo cáo theo quy đinh, đảm bảo đủ nhân lực, thuốc, vật tư thiết bị để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm… trong những ngày Tết
TS.Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, để phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão, Lễ hội Xuân 2023 có một số nội dung quan trọng đó là công tác phòng chống dịch, đáp ứng y tế, khám bệnh chữa bệnh, trực cấp cứu tại sự kiện điểm bắn pháo hoa, an toàn thực phẩm đây nội dung xuyên suốt trong dịp Tết rất cần sự vào cuộc các Sở ban ngành liên quan như: Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Du Lịch, Văn hóa và Thể thao… đặc biệt sự vào cuộc phối hợp các quận huyện.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 liên quan đến các biến chủng mới có khă năng lây lan nhanh…
Trung tâm Y tế quận huyện phân công người ứng trực 24/24h trong thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán Quý Mão để sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Thành phố trong dịp Tết. Với các bệnh viện tổ chức tốt việc phân tuyến, thu phân cấp cứu, điều trị người bệnh lây nhiễm bệnh lây lan trong các cơ sở khám chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người làm bệnh dịch.