Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là điểm nóng về tình trạng xâm hại trẻ em
![]() |
Trung tướng Đoàn Duy Khương cho biết, Công an thành phố Hà Nội có kế hoạch thực hiện đề án đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em
Bài liên quan
Đại biểu lo ngại tội phạm xâm hại trẻ em dưới 16 tuổi có chiều hướng gia tăng
Tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Cảnh báo việc lợi dụng mạng xã hội để xâm hại tình dục trẻ em
Mỗi năm hàng nghìn trẻ em bị xâm hại
Cách đây không lâu, vụ việc hai cháu bé là chị em ruột bị hai người hàng xóm xâm hại trong nhiều năm tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội) khiến dư luận hết sức bàng hoàng. Chỉ đến khi, một trong hai cháu mang thai tới tháng thứ 5, gia đình mới biết và tố cáo đến cơ quan công an.
![]() |
Chánh án TAND thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết, năm 2019, TAND hai cấp thành phố đã thụ lý và xét xử 60 bị cáo có liên quan đến đến tội danh xâm hại trẻ em |
Ngay sau đó, Cơ quan CSĐT công an thị xã Sơn Tây đã bắt giữ Đào Văn Sinh (SN 1962) và Đào Văn Chuyển (SN 1966), cùng trú tại thị xã Sơn Tây để điều tra, xử lý về hành vi giao cấu với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo điều 145 BLHS.
Cả Sinh và Chuyển bị tố cáo giao cấu nhiều lần với cháu Yến, SN 2003 và cháu Mai, SN 2005 (tên nhân vật đã được đổi - là chị em ruột). Kết quả xét nghiệm cho thấy Yến đang mang thai 5 tháng. Hai nạn cho biết bị Chuyển xâm hại tình dục từ năm 2010, còn Sinh xâm hại từ tháng 8/2018 đến nay.
Tại cơ quan công an, Sinh và Chuyển khai nhận, từng nhiều lần giao cấu với hai chị em Yến và Mai. Cụ thể, Chuyển quan hệ với cả hai cháu, còn Sinh quan hệ với cháu Yến. Nhà của Sinh và Chuyển cách nhà nạn nhân chỉ khoảng 100m. Hai đối tượng này thường xuyên đến nhà và có quan hệ thân thiết với bố mẹ nạn nhân.
Vụ việc trên chỉ là một trong số hàng nghìn vụ xâm hại trẻ em xảy ra mỗi năm. Tại buổi họp giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” diễn ra mới đây, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe đại diện các cơ quan liên quan báo cáo về tình hình địa phương với sự tham gia của đầy đủ các cơ quan: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, đại diện lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; TANDTC và Bộ Công an.
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội từ năm 2015 đến 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 7.829 vụ xâm hại trẻ em với 7.767 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với tình hình xâm hại trẻ em diễn biến rất phức tạp.
Về tình hình phòng, chống xâm hại trẻ em của Hà Nội và tỉnh Hòa Bình, từ năm 2015 đến hết 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 123 vụ xâm hại trẻ em với 125 em bị xâm hại. Tại Hà Nội, từ năm 2015 đến hết 6 tháng đầu năm 2019 có 365 vụ xâm hại trẻ em với 313 trẻ em bị xâm hại. Từ năm 2015 đến 2018 xâm hại trẻ em có xu hướng tăng.
Tội phạm xâm hại trẻ em có chiều hướng gia tăng
Báo cáo của các cơ quan tố tụng cũng cho thấy, tình hình các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng tăng về tính chất và mức độ nghiêm trọng. Các hành vi hiếp dâm, giao cấu và dâm ô với trẻ em xảy ra còn nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ em, trong đó nhiều vụ án gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.
Qua thực tiễn xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em cho thấy việc phát hiện, thu thập chứng cứ, giám định, chứng minh tội phạm gặp rất nhiều khó khăn do thiếu dấu vết, chứng cứ và đối tượng có hành vi xâm hại thường rất khôn khéo để che đậy hành vi phạm tội của mình, kể cả việc đe dọa, khống chế nạn nhân.
Mặt khác, trẻ em chưa đủ nhận thức để có thể nhận biết đâu là các hành vi xâm hại tình dục. Nhiều trẻ bị khủng hoảng tâm lý, trầm cảm nặng sau khi bị xâm hại, nên không thể trình báo với cơ quan chức năng hoặc khai báo không thống nhất. Nhiều gia đình không tố giác tội phạm do sợ ảnh hưởng đến tương lai con em hoặc khai báo chậm nên rất khó khăn trong khâu thu thập, đánh giá chứng cứ…
Cơ quan chức năng lấy lý do người bị hại khai báo không nhất quán, chứng cứ, dấu vết mờ nên chưa quyết liệt trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vì sợ oan sai.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 11, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, mới đây, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự lo ngại về tội phạm xâm hại trẻ em có chiều hướng gia tăng gây bức xúc trong dư luận.
Chánh án TAND thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết, năm 2019, TAND hai cấp thành phố đã thụ lý và xét xử 60 bị cáo có liên quan đến đến tội danh này. Trong đó, 58/60 bị cáo lĩnh hình phạt tù có thời hạn, trong đó hình phạt cao nhất là chung thân, 2 bị cáo cho hưởng án treo.
Trung tướng Đoàn Duy Khương cũng cho biết thêm: “Xâm hại không chỉ xảy ra với các cháu nữ mà còn với cháu nam và có cả tội phạm người nước ngoài. Đây là điểm mới của tội phạm xâm hại trẻ em trên địa bàn thành phố năm 2019. Công an thành phố có kế hoạch thực hiện đề án đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên cũng như ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công an các quận, huyện, thị xã triển khai. Đây được coi là giải pháp trọng tâm năm 2019, đã mang lại hiệu quả cao”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quế Phong (Nghệ An): Thanh niên lĩnh án 20 năm tù vì mua bán ma tuý

Cao Bằng: Liên tiếp phát hiện 3 vụ vận chuyển trái phép, kinh doanh hàng hóa nhập tại huyện Hà Quảng và Trùng Khánh

Vedan Việt Nam diễn tập PCCC và cứu nạn cứu hộ năm 2025

Quảng Nam: Bắt đối tượng "gom" tiền làm sổ đỏ rồi bỏ trốn

Bị xử phạt hành chính vì tổ chức giải bóng đá "chui"

Cảnh báo tình trạng dụ dỗ, xâm hại trẻ em trên không gian mạng

Quảng Nam: Mua xe trộm cắp rồi dùng biển số giả để lừa đảo

Quảng Trị: Phá chuyên án ma túy xuyên quốc gia

Tân Kỳ (Nghệ An): Triệt xóa ổ nhóm đánh bạc trong rừng, bắt và tạm giữ 17 đối tượng
