Tag

Tìm giải pháp xử lý tài sản thi hành án các vụ kinh tế

Tư vấn pháp luật 14/05/2025 15:39
aa
TTTĐ - Sáng 14/5, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự” với chủ đề “Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ kinh tế”. Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo các Sở, ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực thi hành án, thẩm định giá…
Sớm thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật Xử lý trách nhiệm các trường hợp "chây ì" thi hành án

Nhiều tồn tại cần tháo gỡ

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, sau hơn 16 năm thi hành luật hiện hành. Dù luật đã tạo được hành lang pháp lý khá đầy đủ nhưng trong thực tiễn công tác thi hành án vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc xử lý tài sản liên quan đến bất động sản trong các vụ án kinh tế lớn.

Quang cảnh Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự” với chủ đề “Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ kinh tế” diễn ra sáng nay (ảnh PLO)
Quang cảnh Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự” với chủ đề “Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ kinh tế” diễn ra sáng nay

Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh cho biết, công tác thi hành án dân sự là khâu cuối cùng trong tiến trình tố tụng để thực thi phán quyết của tòa án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần thực thi công lý, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tuy nhiên, thực tiễn của lĩnh vực này còn nhiều vướng mắc. Đáng chú ý, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, đặc biệt là các vụ án kinh tế, tham nhũng phải kê biên, xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, nhà đất có giá trị lớn.

“Tình trạng pháp lý của tài sản để bảo đảm thi hành án thường khá phức tạp, nhiều trường hợp chưa được xác định rõ, đến giai đoạn thi hành án phát sinh nhiều vấn đề pháp lý. Nhiều tài sản xử lý là dự án đầu tư, dự án bất động sản để thi hành án nhưng chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý. nhiều vụ việc lớn dù đã tuyên án nhiều năm những vẫn chưa thể thi hành án dứt điểm…

Do đó, những ý kiến đóng góp tại hội thảo không chỉ góp phần sửa đổi Luật Thi hành án dân sự, mà còn lan tỏa đến các luật liên quan khác, tạo nên một hệ thống pháp luật đồng bộ, hiệu quả, bảo vệ vững chắc quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, khơi thông dòng chảy kinh tế và thu hút đầu tư”, Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, phát biểu khai mạc hội thảo (ảnh PLO)
Ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, phát biểu khai mạc hội thảo

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hòa, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh nhìn nhận, trong thi hành án kinh tế, tham nhũng, TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hồi tài sản. Trong 3 năm gần đây, cơ quan Thi hành án thành phố đã thu hồi được trên 50.000 tỷ đồng, chiếm 76 - 96% của cả nước. Tuy nhiên, vấn đề xử lý tài sản trong thi hành các vụ án kinh tế hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.

Cụ thể, giai đoạn truy tố, xét xử kéo dài, luật chưa rõ dẫn đến các đối tượng tẩu tán tài sản, tài sản là bất động sản xuống cấp, tốn nhiều chi phí bảo quản, lưu giữ. Qua vụ Vạn Thịnh Phát cho thấy công tác phối hợp rất quan trọng, cơ quan Thi hành án thành phố đã phối hợp với C03, Viện Kiểm sát, Tòa án, luật sư… ngay từ đầu để làm rõ dòng tiền, tính chất tài sản.

Ông Hòa cho rằng, hiện nay cơ quan điều tra, tòa án chưa quan tâm nhiều đến tính chất tài sản nên khi cơ quan thi hành án xử lý tài sản gặp vướng.

Ví dụ, tài sản án tuyên của người phạm tội nhưng thực chất đứng tên của người khác. Đặc biệt là việc xử lý tài sản là các dự án, cơ sở pháp lý không có, quá trình truy tố, xét xử kéo dài khiến giấy phép hết hạn.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo (ảnh PLO)
Ông Nguyễn Văn Hòa, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo

Chỉ rõ các bất cập

Ông Ngụy Cao Thắng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Đấu giá tài sản TP Hồ Chí Minh cho biết, trong những năm qua, cơ quan Thi hành án dân sự thành phố phải xử lý rất nhiều tài sản đặc biệt có giá trị lớn liên quan đến các vụ án kinh tế, tham nhũng, điển hình như vụ án Ngân hàng Xây dựng, vụ án Huyền Như và đặc biệt là vụ án Vạn Thịnh Phát.

Tài sản do cơ quan Thi hành án dân sự đưa ra đấu giá có thể nói là loại tài sản đặc thù, chứa đựng rất nhiều rủi ro, phức tạp. Khi xem xét hồ sơ giấy tờ, đòi hỏi các tổ chức đấu giá phải có sự đánh giá chính xác đối với các loại giấy tờ tài liệu được cung cấp từ phía chấp hành viên nhằm đảm bảo những giấy tờ, tài liệu đó đáp ứng đầy đủ, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia đấu giá, đặc biết là người trúng đấu giá tài sản thi hành án dân sự.

Ông Thắng cho rằng, phải có sự đánh giá chính xác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia đấu giá, đặc biệt là người trúng đấu giá tài sản thi hành án dân sự. Qua đó, ông Thắng nêu ra 3 rủi ro khi mua tài sản thi hành án.

Thứ nhất, rủi ro về pháp lý tài sản đấu giá. Trên thực tế, người mua được tài sản đấu giá rất khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận và tốn nhiều chi phí. Khi mua dự án bất động sản bị kê biên đấu giá trong các vụ án kinh tế, nhưng khi đấu giá thành công lại gặp rất nhiều vướng mắc trong vấn đề chuyển nhượng dự án.

Thứ hai, người mua tài sản đấu giá trong quá trình thi hành án có thể đối diện với các rủi ro như đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Cụ thể, tranh chấp về quyền sở hữu khi tài sản đưa ra đấu giá có thể đang tồn tại tranh chấp giữa người phải thi hành án với bên thứ ba về quyền sở hữu, quyền sử dụng; khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu do vướng mắc từ phía người phải thi hành án, cơ quan thi hành án, hoặc các bên liên quan khác; khó khăn trong việc kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân...

Thứ ba, rủi ro trong việc bàn giao tài sản cho người mua, khi người mua tài sản không được giao tài sản hoặc giao tài sản chậm so với dự kiến do sự chống đối của người phải thi hành án. Phải thực hiện biện pháp cưỡng chế hoặc có văn bản tạm dừng giao tài sản của cơ quan có thẩm quyền...

Ông Ngụy Cao Thắng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TP Hồ Chí Minh, trình bày tham luận tại hội thảo (ảnh PLO)
Ông Ngụy Cao Thắng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Đấu giá tài sản TP Hồ Chí Minh, trình bày tham luận tại hội thảo

Để tránh rủi ro khi mua tài sản thi hành án, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Đấu giá tài sản TP Hồ Chí Minh cho rằng, khi đăng ký tham gia đấu giá, khách hàng cần nghiên cứu kỹ hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản như giấy chứng nhận, bản vẽ hiện trạng. Đồng thời, cần xem thực tế tài sản trước khi đăng ký tham gia đấu giá, tìm hiểu dân trí, an ninh, đồ án quy hoạch; khai thác thông tin từ người dân địa phương và liên hệ trao đổi với cơ quan thi hành án về tình trạng pháp lý của tài sản.

Trong khi đó, trình bày về thực tiễn, những bất cập về giám định, định giá tài sản trong tố tụng và thi hành án liên quan đến phương pháp định giá và thời điểm định giá các tài sản, TS - Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, quá trình xử lý tài sản thi hành án hiện nay đang có nhiều bất cập cần được xem xét sửa đổi trong Luật Thi hành án dân sự.

Bất cập đầu tiên là thời điểm định giá tài sản và hiệu lực của chứng thư thẩm định giá. Hiện tại, việc xác định giá trị tài sản thường dựa vào thời điểm cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu, dẫn tới chênh lệch lớn khi thời điểm xảy ra vụ án và thời điểm định giá cách xa nhau.

Trong các vụ án dân sự hoặc hình sự có thời gian giải quyết kéo dài, việc xác định thời điểm định giá là lúc nào (sơ thẩm, phúc thẩm...) vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng, khiến kết quả định giá thiếu nhất quán, dễ gây thiệt hại cho các bên liên quan.

Một điểm nghẽn khác là hiệu lực của chứng thư thẩm định giá chỉ kéo dài 6 tháng là quá ngắn, trong khi quá trình tổ chức thi hành án có thể bị kéo dài do đương sự chống đối hoặc do nguyên nhân khách quan, gây khó khăn khi tài sản không được định giá lại kịp thời. Khi chứng thư hết hiệu lực mà không thể định giá lại, nhiều trường hợp buộc phải sử dụng chứng thư cũ, gây rủi ro pháp lý.

Luật sư Phan Trung Hoài đánh giá, phương pháp định giá hiện nay còn nhiều lỗ hổng. Cụ thể, phương pháp so sánh, vốn được dùng phổ biến lại dựa trên dữ liệu thu thập từ các nguồn không chính thống như báo chí, internet... điều này khiến giá trị thẩm định có thể thiếu tính xác thực và dễ bị nghi ngờ về pháp lý.

Theo ông Hoài, thực tế cũng cho thấy không ít vụ án bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc định giá thiếu nhất quán. Ông dẫn chứng một vụ án gây thiệt hại cho ngân hàng, trong đó nhiều tài sản có giá trị lớn như cổ phần, cổ phiếu, tài sản hình thành trong tương lai không được định giá vì “chưa đủ cơ sở pháp lý”, dẫn tới việc không được đưa vào xem xét bồi thường.

Thậm chí, có trường hợp hai công ty thẩm định giá đưa ra kết quả khác biệt quá lớn, ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

TS-LS Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam chia sẻ tại hội thảo (ảnh PLO)
TS - Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam chia sẻ tại hội thảo

Từ những bất cập trên, ông Hoài cho rằng cần thiết phải xây dựng một cơ chế pháp lý thống nhất và linh hoạt hơn. Đặc biệt, đối với các tài sản đặc thù như cổ phần, cổ phiếu, giấy tờ có giá, quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai, cần có quy định bắt buộc về phương pháp định giá, tránh tình trạng công ty định giá tự ý loại bỏ những tài sản này khỏi danh mục định giá.

Bên cạnh đó, luật cũng cần quy định rõ thời điểm định giá là thời điểm tài sản bị xâm phạm, đảm bảo nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội và tạo sự thống nhất trong xét xử.

Cũng tại hội thảo, luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh đề nghị không giao tài sản cho đơn vị nhận thế chấp hoặc cá nhân không có chức năng thi hành án; cần sửa đổi một phần nội dung liên quan đến Luật Nhà ở, Luật Đất đai.

Đọc thêm

Nhận diện công trình xây dựng trên đất nông nghiệp Tư vấn pháp luật

Nhận diện công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp luôn là vấn đề được nhiều người dân quan tâm, đặc biệt tại Hà Nội, nơi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải mọi công trình đều được phép xây dựng trên đất nông nghiệp và việc sử dụng đất sai mục đích có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
Người dân cần làm gì khi có công trình xây dựng trên đất nông nghiệp? Tư vấn pháp luật

Người dân cần làm gì khi có công trình xây dựng trên đất nông nghiệp?

TTTĐ - Việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp mà không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là vi phạm pháp luật phổ biến, đặc biệt ở các khu vực ngoại thành đang đô thị hóa nhanh. Những công trình này không chỉ đối mặt với nguy cơ bị tháo dỡ, phạt tiền nặng, mà còn gây ra nhiều hệ lụy pháp lý và tài chính lâu dài.
Đừng nghĩ vi phạm lúc “tranh tối tranh sáng” sẽ không sao! Tư vấn pháp luật

Đừng nghĩ vi phạm lúc “tranh tối tranh sáng” sẽ không sao!

TTTĐ - Cứ vi phạm đi, những lúc “tranh tối tranh sáng” như thế này không ai để ý đâu vì họ còn phải lo nhiều việc khác, mình làm xong rồi thì thôi, không ai phá được đâu, cùng lắm là phạt cho tồn tại. Đó là cách nghĩ của những đối tượng vi phạm, còn đối với nhà chức trách và sự thượng tôn pháp luật thì không phải vậy.
Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp phạt? Tư vấn pháp luật

Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp phạt?

TTTĐ - Đối với các công trình, nhà xưởng, cơ sở kinh doanh trái phép mọc lên trên đất nông nghiệp, các địa phương gặp rất nhiều lúng túng trong quá trình xử lý.
TP Huế cảnh báo chiêu lừa đảo dịch vụ du lịch dịp nghỉ lễ Tư vấn pháp luật

TP Huế cảnh báo chiêu lừa đảo dịch vụ du lịch dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và kỳ nghỉ hè sắp tới, nhiều đối tượng xấu gia tăng các hoạt động lừa đảo dịch vụ du lịch, chiếm đoạt tài sản dưới nhiều hình thức.
Sản xuất, buôn bán thuốc giả sẽ đối diện mức án cao nhất Pháp luật

Sản xuất, buôn bán thuốc giả sẽ đối diện mức án cao nhất

TTTĐ - Những ngày qua, dư luận xã hội không khỏi hoang mang, bức xúc trước hành vi của các đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả, thuốc giả vừa bị cơ quan chức năng triệt phá. Nhiều người nêu kiến nghị cần xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, thuốc giả để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Hội tụ các yếu tố của tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng Tư vấn pháp luật

Hội tụ các yếu tố của tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng

TTTĐ - Theo chuyên gia pháp lý, vụ án kinh doanh sữa bột giả đã gây hoang mang dư luận, gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Nó không chỉ hội tụ các yếu tố của tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng mà còn phơi bày những lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng và vận hành doanh nghiệp...
Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật Tư vấn pháp luật

Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

TTTĐ - Mới đây, một số người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs, Influencers) bị xử phạt hành chính, bị khởi tố, bắt giam do quảng cáo sai lệch công dụng sản phẩm là hồi chuông cảnh báo với giới trẻ về ranh giới mong manh giữa xử phạt hành chính và trách nhiệm hình sự. Câu chuyện không chỉ dừng ở một video hay một bài đăng, mà là dấu hiệu cho thấy mạng xã hội không còn là “vùng trũng pháp lý” như trước.
Cần lập “hàng rào” an toàn cho trẻ em Tư vấn pháp luật

Cần lập “hàng rào” an toàn cho trẻ em

TTTĐ - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết, từ năm 2022 đến tháng 3/2025, cơ quan chức năng đã khởi tố 30 vụ án xâm hại tình dục trẻ em, trong đó từ năm 2024 đến nay có 15 vụ.
Báo động tình trạng gia tăng tội phạm vị thành niên Tư vấn pháp luật

Báo động tình trạng gia tăng tội phạm vị thành niên

TTTĐ - Tội phạm vị thành niên không chỉ có dấu hiệu gia tăng về số lượng mà mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi; độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa, hành vi ngày càng manh động.
Xem thêm