Tag

“Hà ống hút” và câu chuyện bảo vệ môi trường

Môi trường 05/11/2019 10:54
aa
TTTĐ - “Trước đây, tôi vốn là người hay lang thang quán xá. Một lần ngồi uống nước cùng bạn tại quán cà phê, tình cờ quán đó lại có bụi tre, thế là tôi liền bẻ ngay một cành, sau đó cắt gọn hai đầu, dùng thay thế cho chiếc ống hút nhựa mà quán đang sử dụng. Từ đó, ý định sử dụng tre để làm ống hút nhen nhóm trong tôi…”

“Hà ống hút” và câu chuyện bảo vệ môi trường

Anh Lê Xuân Hà kiểm tra chất lượng tre trước khi gia công

Bài liên quan

Thủ khoa kép yêu môi trường

Chống rác thải nhựa: Cơ hội lớn cho startup

Bảo vệ môi trường từ những dự án khởi nghiệp sáng tạo

Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều cơ quan, doanh nghiệp hưởng ứng giảm rác thải nhựa

Xu hướng sống xanh

Hà Nội: Cơ quan chức năng vào cuộc điều tra thông tin xả thải ra sông Đuống

Với phương châm “vì tương lai không rác thải nhựa”, anh Hà còn sử dụng tre để sản xuất thìa, vỏ bút bi…
Với phương châm “vì tương lai không rác thải nhựa”, anh Hà còn sử dụng tre để sản xuất thìa, vỏ bút bi…

Anh Lê Xuân Hà (xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) mở đầu câu chuyện sáng chế ra ống hút cùng nhiều vật dụng hữu ích khác từ tre của mình như vậy.

Vận động người dân trồng luồng giữ đất

Anh từng được biết đến với biệt anh “Hà hâm”, “Hà điên” khi bỏ dở hai trường đại học, lang thang thử đủ nghề từ phu hồ đến làm báo trước khi trở về quê làm nông dân trên mảnh đất bố mẹ để lại ở Hón Mũ.

Với gần 10ha đất đồi rừng, trước đây chủ yếu trồng mía để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Lam Sơn, nguồn thu đủ để duy trì cuộc sống nhưng Hà nhận ra rằng, đất rừng đang cằn cỗi đi nhiều. Anh bàn bạc cùng gia đình dừng trồng mía để cải tạo đất đồi.

“Tôi chấp nhận đánh đổi bằng một khoảng thời gian dài để trả lại vẻ tự nhiên của đất đồi rừng và tái tạo lại rừng. Mọi cỏ cây, hoa lá trong rừng đều có giá trị và cần được tôn trọng”, Hà cho biết. Anh cũng nhận ra giá trị của cây luồng về nhiều mặt, nhất là về môi sinh, đặc biệt là khả năng chống xói mòn cho đất.

Xung quanh Hón Mũ có nhiều bản làng của đồng bào Thái, Mường vì vậy Lê Xuân Hà học hỏi được nhiều kinh nghiệm trồng tre nứa và đan lát đồ thủ công mỹ nghệ. Để tiêu thụ lượng tre nứa quá tuổi, ban đầu anh thử làm thìa muôi. Sau thấy kích cỡ cây to bằng ngón tay vừa vặn cho ống hút, Hà mở xưởng tuyển công nhân làm quy mô.

Để có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất và không tác động xấu đến môi trường, Lê Xuân Hà đã thu mua tre, luồng, nứa từ các hộ dân trong vùng và các huyện lân cận. Đồng thời, anh đã vận động người dân vừa khai thác, vừa trồng cây mới.

Theo anh Lê Xuân Hà, một chiếc ống hút tre đạt chuẩn phải trải qua 10 công đoạn, từ lựa chọn nguyên liệu đến phân chia chất lượng sản phẩm. Mỗi công đoạn đòi hỏi người làm phải cẩn thận, tỉ mỉ.

Nguyên vật liệu mua từ người dân đi khai thác về sẽ được phơi khô và tập kết lại nơi thoáng mát để tránh mối mọt. Trong đó công đoạn đánh bóng và luộc ống hút tre là quan trọng nhất, đảm bảo nguyên tắc không tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Ban đầu, do làm thủ công, nên xưởng của anh mỗi ngày chỉ sản xuất được 200 ống. Sau khi được đầu tư thiết bị, máy móc, đến nay, mỗi tháng xưởng làm ra từ 50.000-100.000 ống, với giá thành giao động từ 1.000 đến 5.000 đồng/ống, đem lại doanh thu mỗi tháng 50 triệu đồng. Xưởng của anh tạo việc làm cho 10 lao động với thu nhập bình quân từ 4,5 triệu đến 6 triệu đồng/người/tháng.

Để quảng cáo sản phẩm, anh Hà đã tự mình tìm đến từng quán cà phê, quán nước vỉa hè nhằm thuyết phục chủ quán sử dụng miễn phí ống hút tre. “Ống hút tre hay ở việc khi sử dụng xong, nếu được rửa sạch rồi phơi khô là tái sử dụng được. Nhờ vậy, sản phẩm ống hút tre của tôi được nhiều người biết đến và ưa chuộng, có những khách hàng đặt hàng một lúc tới 3.000 ống” – anh Hà cho biết.

Sau hơn 2 năm, sản phẩm của anh đã được nhiều người biết đến, số lượng đơn đặt hàng tăng dần theo thời gian, sản xuất không đủ để cung ứng ra thị trường. Sản phẩm của xưởng đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và thông qua một số đại lý trung gian, các sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường Pháp, Đức…

Sống xanh với thiên nhiên

Nhờ vào sản phẩm ống hút tre, anh Lê Xuân Hà đã chung tay tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của bản thân từ điều nhỏ nhất.

Anh chia sẻ: “Các loại ống hút nhựa trên thị trường chủ yếu được tái chế nhiều lần, nếu như sử dụng chúng thường xuyên vào đồ ăn, thức uống thì rất có hại cho sức khỏe.

Theo tôi tìm hiểu, các loại ống hút nhựa có nhiều màu khác nhau và được tạo ra bởi các phẩm màu hóa học, không những sử dụng có nguy cơ gây ung mà khi thải ra môi trường, chúng phải mất thời gian dài mới phân hủy được. Hay nói cách khác, các sản phẩm được làm từ nhựa đang là kẻ thù đối với sức khỏe con người và môi trường.

Nói như vậy, không phải là tôi tẩy chay hay khuyên mọi người ngừng sử dụng ống hút nhựa, cũng không phải đề cao sản phẩm của mình, chỉ đơn giản muốn mọi người hiểu và rèn luyện thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường” – anh Hà cho biết.

Với định hướng “vì một lai không rác thải nhựa”, bên cạnh sản phẩm ống hút tre, anh Hà còn sản xuất các loại vật dụng như: Thìa, vỏ bút bi, giỏ nhựa…để cung ứng ra thị trường. Nhờ tính năng thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe, phần thi về các sản phẩm làm bằng tre của anh Hà đã lọt vào vòng chung kết của cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo” do Trung ương Đoàn Thanh niên tổ chức.

“Tôi rất vui khi Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm tự nhiên, đây được xem là động lực để tôi đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường châu Âu, Nhật Bản…” anh Hà cho biết.

Cùng với xưởng thủ công, anh Lê Xuân Hà từng mở Nông trại Hón Mũ với trải nghiệm sống xanh cùng thiên nhiên. Đây không phải là địa điểm du lịch nên chủ trại chọn lọc khách tham quan với ba điều kiện: Là người đồng cảm với sống xanh kiểu Hón Mũ; hạn chế mang tiền theo người; không mang theo mỹ phẩm và thực phẩm vào rừng.

Chi phí tại Hón Mũ gần như bằng 0. Khách sẽ tự trồng rau, làm việc theo khả năng, tự chặt tre dựng nhà nếu định ở lâu dài. Hầu hết thực phẩm, đồ tiêu dùng đều được sản xuất tại chỗ. Gội đầu bằng bồ kết, tắm nước lá cây cỏ, kem đánh răng chế từ chanh muối với lá trầu không. Số tiền khách mang theo người thường để trước lúc về mua tinh dầu sả, đồ thủ công lưu niệm của nông trại về thành phố làm quà.

Tuy nhiên lượng khách ngày một đông, nhiều người đến chơi trong ngày tìm lùng mua rau sạch, gà, lợn sạch để nhậu và mang về. Hà lại không thích điều này. Anh cho biết “Việc thúc tăng sản lượng thực phẩm vô hình trung cũng làm giảm sinh khối hữu cơ trong đất”, vì vậy anh đã tạm chia tay hoạt động cộng đồng, cùng gia đình sống chậm.

Anh chàng “ống hút” hy vọng, một ngày không xa, nông trại sẽ lại mở cửa nhưng vẫn sẽ hạn chế khách ít nhất có thể.

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Tin liên quan

Đọc thêm

Khi nào khu vực chợ Thủ Đức thoát ngập sau mưa? Môi trường

Khi nào khu vực chợ Thủ Đức thoát ngập sau mưa?

TTTĐ - Mặc dù đã được triển khai nhiều giải pháp nhưng các tuyến đường khu vực xung quanh chợ Thủ Đức vẫn bị ngập nặng sau mỗi cơn mưa lớn.
Không để bị động, bất ngờ trước các tình huống thiên tai, sự cố Môi trường

Không để bị động, bất ngờ trước các tình huống thiên tai, sự cố

TTTĐ - Sáng 16/5, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự và phát biểu tại hội nghị.
Đà Nẵng: Dừng hoạt động bãi tập kết chất thải xây dựng Xã hội

Đà Nẵng: Dừng hoạt động bãi tập kết chất thải xây dựng

TTTĐ - TP Đà Nẵng dừng tiếp nhận chất thải xây dựng tại bãi tập kết đặt tại khu vực sân vận động 40.000 chỗ cho đến khi có chủ trương về phương án, cơ chế quản lý.
Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào Môi trường

Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào

TTTĐ - Dự báo thời tiết hôm nay 15/5, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, mưa chủ yếu tập trung từ chiều tối đến sáng.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C Nhiệt độ C cao nhất 31-33 độ C.
Nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để san nền Xã hội

Nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để san nền

TTTĐ - Tỉnh Bình Định đang nghiên cứu giải pháp xử lý nguồn vật liệu cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để phục vụ san nền các công trình trên địa bàn, nhất là đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sắp khởi công.
Cùng em phòng chống thiên tai - kiến tạo tương lai bền vững Môi trường

Cùng em phòng chống thiên tai - kiến tạo tương lai bền vững

TTTĐ - Đó là chủ đề của vòng Chung khảo cuộc thi Rung chuông vàng do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức tại trường THCS Thị Trấn Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vào sáng 13/5.
Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Môi trường

Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

TTTĐ - Trong hai ngày 12 - 13/5, tại thành phố Lào Cai, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức buổi tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THCS.
Quảng Nam: Báo động thực trạng doanh nghiệp tuồn phế thải vào dự án Xã hội

Quảng Nam: Báo động thực trạng doanh nghiệp tuồn phế thải vào dự án

TTTĐ - Chất thải, bùn được nhà thầu tuồn vào dự án Khu dân cư Nam Điện An giai đoạn 2 (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) để san lấp, phân lô đất nền.
Nguồn đất san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn đang khan hiếm Xã hội

Nguồn đất san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn đang khan hiếm

TTTĐ - Liên quan đến hoạt động san lấp mặt bằng, lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) thừa nhận hiện nay nguồn đất san lấp đang khan hiếm.
Xem thêm