Tag

Không để bị động, bất ngờ trước các tình huống thiên tai, sự cố

Môi trường 16/05/2025 14:56
aa
TTTĐ - Sáng 16/5, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự và phát biểu tại hội nghị.
Hà Nội siết chặt các phương án ứng phó thiên tai từ cơ sở Hà Nội chuẩn bị các phương án ứng phó với mùa mưa bão Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Cùng em phòng chống thiên tai - kiến tạo tương lai bền vững

Quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo từ sớm, từ xa

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, năm 2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan; trong đó ảnh hưởng trực tiếp 2 cơn bão, 7 đợt mưa vừa, mưa to đến rất to. Các sông chính của Hà Nội xuất hiện 4 - 6 trận lũ trong đó có 1 trận đặc biệt lớn so với gần 20 năm vừa qua. Đỉnh lũ trên mức báo động cấp III tại sông Bùi kéo dài tới 18 ngày, sông Tích 19 ngày, sông Cà Lồ 6 ngày...

Trước, trong, sau mỗi đợt thiên tai, thành phố Hà Nội đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo từ sớm, từ xa. Các đơn vị, địa phương đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Lực lượng chức năng và người dân tích cực phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả.

Nhờ vậy, mức độ thiệt hại của thành phố giảm hơn so với cường suất các loại hình thiên tai. Tuy nhiên tổn thất về người và tài sản vẫn ở mức cao. Cụ thể, có 9 người chết, 28 người bị thương; 256 ngôi nhà bị sập, đổ, cuốn trôi; hơn 23.000ha lúa, rau màu bị mất trắng, hư hỏng; hơn 130.000 cây xanh bị đổ, gãy...

Mặc dù các địa phương, đơn vị đã chủ động ứng phó với tình hình mưa, bão, song vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hiện chưa đáp ứng yêu cầu cường suất thiên tai lớn; một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ, còn tư tưởng chủ quan, xem nhẹ, dẫn đến thiếu tích cực, chủ động trong chuẩn bị về kế hoạch, phương án, lực lượng, phương tiện để ứng phó với các tình huống...

Không để bị động, bất ngờ trước các tình huống thiên tai, sự cố
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chỉ đạo đổi mới tư duy, phương pháp phòng, chống thiên tai trong tình hình mới. Ảnh: Kim Nhuệ

Bên cạnh đó, các đại biểu còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm ứng phó một số loại hình thiên tai. Theo Thiếu tướng Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, khi xảy ra tình huống mưa lớn, ngập lụt, Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị ở cơ sở tập trung vào công tác rà soát, sơ tán, giúp đỡ người dân trong khu vực bị ngập lụt; tổ chức phân luồng, cấm đường, điều tiết giao thông tại các khu vực bị ngập lụt; tăng cường quản lý địa bàn, cư trú, giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực tạm cư, tản cư; tuần tra, bảo vệ tài sản của người dân để lại khi đi sơ tán...

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Anh Đức cũng cho biết, ngoài huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, dựa vào dân là chính, huyện Chương Mỹ luôn áp dụng nguyên tắc “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Cùng với đó là việc quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” cả trước, trong và sau mưa lũ, thiên tai, sự cố.

“Năm 2024, huyện Chương Mỹ đã huy động 6.323 người hỗ trợ người dân vùng ngập lụt sơ tán đến nơi an toàn; tổ chức 3 địa điểm sơ tán tập trung và cung cấp đủ nhu yếu phẩm trong những ngày ngập lụt cho 9.052 nhân khẩu...”, ông Nguyễn Anh Đức dẫn chứng...

Tuyệt đối không để bị động, bất ngờ

Thông tin về tình hình thiên tai trong những tháng còn lại của năm 2025, Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ Nguyễn Văn Hiệp nhận định, từ nay đến tháng 7, trên Biển Đông có thể xuất hiện 2 - 3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới; trong đó có 1 cơn có khả năng ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội. Trong khoảng thời gian này, Hà Nội xuất hiện 2 - 4 đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng kèm dông, sét, mưa đá, gió giật mạnh.

Không để bị động, bất ngờ trước các tình huống thiên tai, sự cố
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai năm 2024

Mùa mưa lũ 2025, trên các sông của Hà Nội có thể xuất hiện 3 - 5 đợt lũ. Đáng chú ý, mực nước đỉnh lũ trên các sông: Tích, Bùi, Nhuệ, Cà Lồ có khả năng đạt từ báo động lũ cấp II đến báo động cấp III, thời gian xuất hiện là từ cuối tháng 7, tháng 8 hoặc đầu tháng 9.

Để giảm thiệt hại do thời tiết, thiên tai gây ra trong năm 2025, các đơn vị, địa phương tham luận tại hội thảo đã đề xuất một số giải pháp; đồng thời kiến nghị thành phố tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dự báo thiên tai, xử lý sự cố cháy nổ, gãy đổ cây xanh; cấp bổ sung kinh phí khi phát sinh tình huống hạn hán, ngập úng kéo dài…

Các huyện: Chương Mỹ, Đan Phượng, thị xã Sơn Tây… đề nghị thành phố cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình đê điều, thủy lợi, tạo cơ sở pháp lý xử lý dứt điểm, ngăn ngừa vi phạm; cải tạo, nâng cấp một số tuyến đê, kè chống sạt lở bờ bãi sông, bảo vệ đê…

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền biểu dương nỗ lực của các đơn vị, địa phương trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai năm 2024, đặc biệt là cơn bão số 3.

Không để bị động, bất ngờ trước các tình huống thiên tai, sự cố
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại trao Bằng khen của UBND thành phố tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai năm 2024

Nhận định thời tiết, thiên tai trong thời gian tới tiếp tục phức tạp, khó lường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 02 của Chủ tịch UBND thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trước các tình huống thiên tai, sự cố…

“Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, các đơn vị, địa phương cần thay đổi tư duy nhận thức, phương pháp, cách làm trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, như kiện toàn bộ máy chỉ huy phòng, chống thiên tai theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đầu tư hạ tầng, trang thiết bị; ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và quản lý phương tiện, vật tư phục vụ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

“Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cần nghiên cứu, đề xuất đầu tư các tuyến đê bền vững hơn 1 cấp so với tiêu chuẩn hiện nay; xây dựng các tuyến đê theo hướng nâng tải trọng, kết hợp với giao thông; cải tạo hệ thống đê điều phải gắn với chỉnh trang đô thị; tiếp tục nghiên cứu, bảo đảm khả thi giải pháp phòng, chống lũ rừng ngang… bảo đảm an toàn, phát triển bền vững trước thiên tai, sự cố”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền chỉ đạo.

Nhân dịp này, UBND thành phố tặng Bằng khen cho 166 tập thể, 171 cá nhân có thành tích trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai năm 2024.

Đọc thêm

Đà Nẵng: Dừng hoạt động bãi tập kết chất thải xây dựng Xã hội

Đà Nẵng: Dừng hoạt động bãi tập kết chất thải xây dựng

TTTĐ - TP Đà Nẵng dừng tiếp nhận chất thải xây dựng tại bãi tập kết đặt tại khu vực sân vận động 40.000 chỗ cho đến khi có chủ trương về phương án, cơ chế quản lý.
Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào Môi trường

Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào

TTTĐ - Dự báo thời tiết hôm nay 15/5, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, mưa chủ yếu tập trung từ chiều tối đến sáng.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C Nhiệt độ C cao nhất 31-33 độ C.
Nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để san nền Xã hội

Nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để san nền

TTTĐ - Tỉnh Bình Định đang nghiên cứu giải pháp xử lý nguồn vật liệu cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để phục vụ san nền các công trình trên địa bàn, nhất là đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sắp khởi công.
Cùng em phòng chống thiên tai - kiến tạo tương lai bền vững Môi trường

Cùng em phòng chống thiên tai - kiến tạo tương lai bền vững

TTTĐ - Đó là chủ đề của vòng Chung khảo cuộc thi Rung chuông vàng do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức tại trường THCS Thị Trấn Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vào sáng 13/5.
Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Môi trường

Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

TTTĐ - Trong hai ngày 12 - 13/5, tại thành phố Lào Cai, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức buổi tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THCS.
Quảng Nam: Báo động thực trạng doanh nghiệp tuồn phế thải vào dự án Xã hội

Quảng Nam: Báo động thực trạng doanh nghiệp tuồn phế thải vào dự án

TTTĐ - Chất thải, bùn được nhà thầu tuồn vào dự án Khu dân cư Nam Điện An giai đoạn 2 (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) để san lấp, phân lô đất nền.
Nguồn đất san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn đang khan hiếm Xã hội

Nguồn đất san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn đang khan hiếm

TTTĐ - Liên quan đến hoạt động san lấp mặt bằng, lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) thừa nhận hiện nay nguồn đất san lấp đang khan hiếm.
Vietcap ra mắt dự án vì cộng đồng Go Green Go Up: Vững xanh tài chính, phủ xanh Việt Nam Môi trường

Vietcap ra mắt dự án vì cộng đồng Go Green Go Up: Vững xanh tài chính, phủ xanh Việt Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap chính thức khởi động dự án vì cộng đồng Go Green Go Up từ ngày 12/5 đến ngày 12/6/2025 - một sáng kiến cộng đồng mới dành cho nhà đầu tư với mục tiêu gắn kết tài chính với trách nhiệm xã hội, tạo cơ hội cho nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào các hoạt động cộng đồng ý nghĩa qua mỗi giao dịch tại Vietcap.
Lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường Nhịp sống trẻ

Lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Duân kêu gọi mỗi bạn trẻ coi việc bảo vệ môi trường là hành động đẹp, là ý thức thường xuyên, quan trọng và cần thiết.
Xem thêm