Hải Phòng sẽ giảm 21 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính
![]() |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại buổi làm việc |
Các đồng chí: Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng; Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; cùng các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố và đại diện các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã làm việc với đoàn.
Trong đề án tổ chức chính quyền đô thị, thành phố Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND 7 quận và 66 phường. Thời gian thực hiện bắt đầu tư nhiệm kỳ 2026 - 2031 (khi tổ chức thực hiện chính quyền đô thị sẽ có 87 cán bộ giữ các chức danh chuyên trách HĐND quận, phường dôi dư, phải bố trí, sắp xếp hoặc giải quyết chế độ chính sách).
Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025, hiện các địa phương đã tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp, thành lập, điều chỉnh. Theo đó, đa số cử tri đều đồng tình, ủng hộ, thống nhất cao với phương án sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính và tên gọi của các ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp, với tỷ lệ đồng ý đạt 99,04%.
![]() |
Đồng chí Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ |
Đối với Đề án thành lập thành phố thuộc thành phố tại huyện Thủy Nguyên: Phương án là thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Thủy Nguyên; điều chỉnh 1 phần diện tích tự nhiên của phường Đông Hải 1, quận Hải An thuộc khu vực đảo Vũ Yên nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước về địa giới hành chính được rõ ràng, ổn định lâu dài và thuận lợi cho công tác quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực đảo Vũ Yên; sắp xếp 37 đơn vị hành chính xã, thị trấn thuộc huyện Thủy Nguyên để thành lập 21 ĐVHC cấp xã (17 phường và 4 xã mới), giảm 16 ĐVHC cấp xã.
Đề án thành lập ĐVHC quận tại huyện An Dương: Thành lập quận An Dương trên cơ sở sắp xếp 16 ĐVHC xã, thị trấn thuộc huyện An Dương để thành lập 10 phường thuộc quận An Dương (giám 3 xã) và điều chỉnh nguyên trạng 3 xã (Đại Bản, An Hồng, An Hưng) thuộc huyện An Dương về quận Hồng Bàng.
Điều chỉnh địa giới huyện An Dương để mở rộng quận Hồng Bàng với phương án: Điều chỉnh nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số 3 xã (Đại Bản, An Hồng, An Hưng) thuộc huyện An Dương về quận Hồng Bàng quản lý và thành lập 3 phường (Đại Bản, An Hồng, An Hưng) thuộc quận Hồng Bàng; sắp xếp, nhập 3 phường (Hạ Lý, Trại Chuối và Thượng Lý) trên địa bàn quận Hồng Bàng để thành 1 phường mới (giảm 2 phường).
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?
