Hàng loạt người sập bẫy, chi 2,2 tỷ đồng cho kẻ giả giọng người thân
![]() |
Ngoan vốn là kẻ lười làm ham chơi, tuy đã lớn tuổi nhưng lại kẻ nghiện cờ bạc, nợ nần rất nhiều không có khả năng trả nợ. Rơi vào thế bí, trong một lần đi lang thang thấy trên cột điện có dán nhiều tờ giấy thông báo, quảng cáo có cả địa chỉ lẫn số điện thoại của thân chủ, Ngoan bỗng nảy ra “sáng kiến”. Hắn lần theo một địa chỉ trên tờ rơi và dò la tìm hiểu về gia đình này.
Sau một thời gian “trinh sát”, Ngoan nắm rõ danh tính những thành viên của gia đình này, điều tra cả lai lịch những người bạn của gia đình. Khi đã nắm rõ thông tin, Ngoan gọi điện thoại tới giả danh là người quen. Với khả năng lẻo mép và bắt chước giọng rất tài tình, nạn nhân của y không hề nghi ngờ mình đang nói chuyện với người chẳng hề quen biết.
![]() |
Đối tượng của Ngoan thường là người cao tuổi và những phụ nữ nhẹ dạ cả tin. Y diễn vở kịch là đang định cư ở nước ngoài, hứa hẹn sẽ về nước và tặng quà có giá trị. Sau khi “còn mồi” cắn câu, Ngoan lại gọi điện nói là vừa nhận thông tin có người thân ở Việt Nam bị tai nạn giao thông đang điều trị tại bệnh viện và rất cần sự giúp đỡ tiền bạc để cấp cứu. Sau đó Ngoan yêu cầu nạn nhân chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng, rồi hứa hẹn vài hôm nữa về nước sẽ trả tiền và “hậu tạ”. Vị chủ nhà có tuổi đã thật thà làm theo lời kẻ lừa đảo.
Sau “phi vụ” đầu tiên thành công, Ngoan mở rộng qui mô hoạt động. Y thường xuyên la cà ở những bến xe, khu vực công cộng để thu nhặt các mẩu quảng cáo, tờ rơi… rồi tiến hành “điều tra, nghiên cứu”. Liên tiếp có những con mồi mắc bẫy. Có người chuyển tiền vào tài khoản Ngoan đưa, mỗi lần từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng.
Ngoan đã thuê Trần Thị Tuyết Phong làm tổng cộng 12 thẻ tài khoản tại Ngân hàng Sacombank, cung cấp cho Ngoan sử dụng làm phương tiện nhận tiền lừa đảo của người bị hại. Ngay sau khi các nạn nhân chuyển tiền vào, Phong sẽ rút tiền ra đưa cho Ngoan. Để đề phòng, Ngoan liên tục đổi sim điện thoại và chỉ gọi vào số máy bàn của nạn nhân để không thể hiện số.
Bằng thủ đoạn này, từ tháng 3/2016 đến tháng 7/2016, Ngoan đã lừa đảo trót lọt 31 người, với số tiền lên đến hơn 2,2 tỉ đồng. Chỉ khi các nạn nhân đợi dài cổ không thấy Ngoan liên lạc lại, họ mới biết mình bị lừa. Họ báo công an và kẻ lừa đảo đã bị tóm gọn.
Sự việc là bài học quý giá cho mỗi chúng ta. Khi không dùng đến những giấy tờ cá nhân có ghi địa chỉ, số điện thoại, tên tuổi, nơi làm việc…, ta nên xé nhỏ hoặc đốt đi. Những giấy tờ này vào tay kẻ xấu sẽ là “công cụ” để chúng thực hiện hành vi lừa đảo giống như trường hợp kể trên.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tuồn lợn bệnh ra thị trường sẽ đối diện hình phạt nghiêm khắc

Điều tra vụ ô tô đâm liên hoàn trên phố Trần Đại Nghĩa

Đà Nẵng: Bắt giữ đối tượng giả người mua hàng để trộm cắp

Đột kích 3 quán bar, phát hiện 186 người dương tính ma túy

Bắt 4 người trong đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, thu giữ 4.300 kg hàng hoá vi phạm

Hải Phòng: Giang hồ mạng "Tiến Bịp" bị bắt

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Lập nhóm telegram để ghi lô - đề, giao dịch trên 1 tỉ đồng, 3 đối tượng bị bắt giữ

Thanh Hoá: Tạm giữ hình sự 10 đối tượng gây rối trật tự công cộng

Khen thưởng chiến công đầu tiên của Công an phường Điện Bàn Đông
