Hàng loạt quy định mới về ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021
Kết quả biểu quyết của các Đại biểu Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Bài liên quan
Chính thức bỏ hộ kinh doanh khỏi Luật Doanh nghiệp
Xem xét, quyết định Bộ Thanh niên vào thời điểm thích hợp
Nhiều quyền lợi của người lao động sẽ thay đổi từ năm 2021
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) quy định, văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan Nhà nước đã ban hành văn bản đó, hoặc bị đình chỉ việc thi hành, hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.
Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.
Cũng theo luật này, một văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành trong 3 trường hợp: Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên; Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành; Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021.
Cũng trong phiên họp sáng 18/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) với 95.03% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.