Tag

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí

Môi trường 27/03/2025 15:46
aa
Nhấn mạnh tình hình ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp cải thiện chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội Thời tiết chuyển mưa rét giúp chất lượng không khí Hà Nội tốt hơn Lo ngại không khí ở mức nguy hại 3 ngày liên tục Các chỉ số về chất lượng không khí trung bình kém và xấu
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chúng ta cần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết tình hình ô nhiễm không khí, xác định mục tiêu từng năm và cả giai đoạn 5 năm - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chúng ta cần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết tình hình ô nhiễm không khí, xác định mục tiêu từng năm và cả giai đoạn 5 năm - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh tính cấp thiết và nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đồng thời yêu cầu các cơ quan, địa phương phải nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể, có trách nhiệm rõ ràng và lộ trình cải thiện tình hình trong thời gian sớm nhất.

Phó Thủ tướng nêu rõ, dù Luật Bảo vệ môi trường đã quy định trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai các văn bản pháp luật, kế hoạch hành động vẫn còn rất nhiều bất cập và tồn tại.

"Chúng ta đã có luật, nhưng nếu không có hành động cụ thể và quyết liệt thì tình hình sẽ không thể thay đổi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Đặc biệt, khi các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thì trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các lãnh đạo địa phương, phải được xác định rõ ràng và hành động kịp thời.

"Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt. Chúng ta không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân", Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa cho các địa phương trong việc triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, đồng thời sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện các giải pháp.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho biết, 4 nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại các đô thị là hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, đốt rác, rơm rạ - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho biết, 4 nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại các đô thị là hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, đốt rác, rơm rạ - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn đã ở mức báo động

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho biết, ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn là vấn đề đã hình thành trong nhiều năm gần đây, tập trung 2 khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc (xung quanh "vùng Thủ đô" Hà Nội) và phía nam (xung quanh khu vực TP HCM).

Thành phần ô nhiễm chủ yếu đã được xác định là bụi đường, bụi PM10 và bụi mịn PM2.5, và xảy ra vào các tháng mùa Đông-Xuân (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau).

Nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại các đô thị là từ hoạt động giao thông, bao gồm bụi đường, khí thải từ phương tiện giao thông cũ, nát, xe tải chạy dầu DO cũ, xe chở vật liệu xây dựng (đặc biệt là tại Hà Nội).

Bên cạnh đó là hoạt động sản xuất công nghiệp (chủ yếu là vật liệu xây dựng, xi măng, nhà máy nhiệt điện, sản xuất sắt thép); công trình xây dựng không che chắn, không có biện pháp ngăn bụi phát tán; hoạt động đốt rác, rơm rạ ngoài trời.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất một số giải pháp cấp bách cần triển khai ngay để cải thiện chất lượng không khí.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cụ thể là tổ chức giám sát các công trình xây dựng (xây dựng khu đô thị; khu nhà cao tầng; công trình giao thông; công trình công cộng, công ích; công trình cải tạo mặt đường, vỉa hè), bắt buộc che chắn bụi, phun nước giảm bụi; quy hoạch tuyến đường cho xe tải, kiểm soát xe cũ, tăng cường giao thông công cộng; tăng cường rửa đường, quét bụi, lắp đặt hệ thống giàn phun nước tại các tuyến giao thông chính.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch, khuyến khích tái chế; phân công và giám sát thực thi trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện, xã; giám sát tự động khí thải từ các nhà máy, xử lý nghiêm vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ô nhiễm không khí và các biện pháp giảm thiểu.

Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị tập trung hoàn thiện các chính sách về kiểm soát khí thải, chuyển đổi xanh; hoàn thành kiểm kê nguồn thải, tổ chức giám sát chặt chẽ; vận hành hệ thống cảnh báo - chỉ huy trên nền tảng cơ sở dữ liệu về nguồn thải, giải pháp kỹ thuật, công nghệ giám sát tự động các nguồn thải lớn và kết nối trực tuyến; phát triển hệ thống giao thông công cộng thông minh, thân thiện môi trường, giao thông xanh; tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo chất lượng không khí; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, kết quả thực hiện các nhiệm vụ giữa các bộ, ngành, địa phương.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tập trung xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông, xây dựng

Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi về kinh nghiệm giảm ô nhiễm không khí hiệu quả tại một số thành phố lớn trên thế giới, như Bắc Kinh (Trung Quốc), bao gồm: Kiểm soát chặt chẽ nguồn phát thải, chuyển đổi sang năng lượng sạch, khuyến khích giao thông công cộng và xe điện, tăng cường trồng cây xanh, áp dụng công nghệ giám sát ô nhiễm.

Lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng chia sẻ một số kinh nghiệm để kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, như thiết lập mạng lưới quan trắc; xây dựng danh mục các dự án không khuyến khích đầu tư do gây ô nhiễm; thường xuyên đánh giá mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất công nghiệp; thực hiện chuyển đổi xanh đối với phương tiện giao thông công cộng; vận động các doanh nghiệp chuyển đổi lò đốt công nghiệp sử dụng than đá, dầu diesel sang khí hoá lỏng, điện; xây dựng khu công nghiệp sinh thái; quy hoạch khu vực phế thải xây dựng…

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Hà Nội, UBND TP HCM đã báo cáo chi tiết về tình hình ô nhiễm không khí tại địa phương, nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm, trách nhiệm của các cơ quan liên quan và các giải pháp sẽ thực hiện ngay.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Trung tướng Trần Minh Lệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (Bộ Công an) đề nghị khẩn trương đưa vào vận hành, kết nối trực tuyến toàn bộ các trạm quan trắc không khí, nhất là tại các thành phố lớn, như Hà Nội, để giám sát chặt chẽ, xử lý kịp thời.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, trước mắt các thành phố lớn cần tập trung xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông, xây dựng, như: Thực hiện kiểm định khí thải xe máy, phun rửa xe chở vật liệu, xe ra vào công trình xây dựng, che chắn công trình xây dựng, thiết lập các khu xử lý phế thải xây dựng tập trung…

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung đề nghị xây dựng kế hoạch hành động về xử lý ô nhiễm không khí với các mục tiêu cụ thể, làm căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, dự án chi tiết kèm theo phân bổ nguồn lực thực hiện; xây dựng, ban hành các công cụ kinh tế (thuế, phí), chế tài xử phạt nghiêm ngặt để kiểm soát, giảm nguồn gây ô nhiễm không khí.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết ô nhiễm môi trường trước xu thế suy giảm nghiêm trọng chỉ số về chất lượng không khí, nước, chất thải rắn... Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số thành phố lớn, tại một số thời điểm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân.

"Chúng ta cần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết tình hình ô nhiễm không khí, xác định mục tiêu từng năm và cả giai đoạn 5 năm", Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đánh giá toàn diện bức tranh về ô nhiễm không khí theo tiêu chuẩn quốc tế trên phạm vi cả nước cũng như ở từng đô thị, từng thành phố, nhất là Hà Nội và TP HCM, chỉ ra những nguồn gây ô nhiễm không khí (giao thông, xây dựng, xử lý rác thải, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp). Phó Thủ tướng yêu cầu phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khoẻ để người dân nhận thức đúng, ủng hộ và cùng tham gia thực hiện. Từ đó, có căn cứ, dữ liệu, có đánh giá khoa học để đưa ra giải pháp, xác lập lộ trình từng năm, và cả giai đoạn 5 năm, nhằm mục tiêu sớm đưa chất lượng không khí về mức độ an toàn, không ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì thiết lập quy trình đo đếm, giám sát các chỉ số chất lượng không khí, hình thành hệ thống quan trắc chính xác, tin cậy, tập trung ở các khu vực trọng điểm về ô nhiễm không khí, truyền dữ liệu trực tuyến về cơ quan quản lý.

Các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phát thải vào không khí cho từng ngành, lĩnh vực, như: Giao thông, xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, xử lý rác thải; đồng thời cho phép các tỉnh, thành phố áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tình hình ô nhiễm ở địa phương.

Cụ thể, Bộ Xây dựng nghiên cứu, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá về xử lý, tái chế phế thải xây dựng và cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xử lý phế thải xây dựng (thuế, lãi suất, đất đai…); rà soát điều kiện, cơ sở pháp lý triển khai kiểm định khí thải xe máy, chế tài xử lý phương tiện không đạt chuẩn, hỗ trợ chủ xe lắp đặt thiết bị giảm khí thải. Bộ siết chặt hoạt động giám sát hoạt động của các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nhất là ở đô thị, bằng camera các phương tiện ra vào công trường, có khu vực rửa xe riêng, có lưới che chắn…, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm; quy hoạch, bố trí trạm rửa xe trước khi vào thành phố hoặc khu đô thị.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương để sớm hoàn thiện và triển khai kế hoạch hành động quốc gia về giảm ô nhiễm không khí - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương để sớm hoàn thiện và triển khai kế hoạch hành động quốc gia về giảm ô nhiễm không khí - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn thiện chế tài xử phạt hành chính với các hành vi gây ô nhiễm không khí đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường; đề xuất định hướng thu mua, tái chế rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; nâng cao chế tài xử phạt đối với các đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy định, phát tán ô nhiễm ra không khí, trường hợp cần thiết phải xử lý hình sự. Cơ quan chức năng rà soát quy định, tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị, máy móc, hoạt động của các tổ chức thu gom, xử lý rác thải bảo đảm không gây ô nhiễm không khí; chịu trách nhiệm xác định và xử lý các nguồn gây ô nhiễm không khí liên tỉnh.

Bộ Công thương phối hợp với địa phương rà soát, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm không khí từ sản xuất công nghiệp, nhất là tại các cụm công nghiệp trên cả nước; đề xuất phương án di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu vực nội thành, hoặc chuyển đổi công nghệ và có chính sách hỗ trợ.

Bộ Công an tập trung tập trung xử lý các vi phạm nghiêm trọng về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại gây ô nhiễm không khí; chỉ đạo công an địa phương phối hợp quản lý trật tự an toàn giao thông hợp ký, bổ sung thẩm quyền cho lực lượng cảnh sát giao thông, công an cơ sở giám sát, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực giao thông, xây dựng gây ô nhiễm không khí.

Các địa phương ban hành theo thẩm quyền về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm thực hiện mục tiêu kéo giảm các chỉ số ô nhiễm không khí trên địa bàn; có kế hoạch chi tiết chuyển đổi xanh đối với phương tiện cá nhân, khuyến khích giao thông công cộng, bằng các công cụ kinh tế (thuế, phí), quy hoạch tuyến giao thông, điều tiết hoạt động giao thông…

Nhấn mạnh kế hoạch hành động chỉ được triển khai khi đã có đầy đủ công cụ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia… để hoàn thiện các nhóm nhiệm vụ về quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; cơ chế, chính sách; các chương trình, dự án cụ thể; làm thật tốt công tác truyền thông đến người dân và toàn xã hội.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh sẽ tính giá thu gom rác mới từ ngày 1/6 Môi trường

TP Hồ Chí Minh sẽ tính giá thu gom rác mới từ ngày 1/6

TTTĐ - Từ ngày 1/6/2025, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt ở TP Hồ Chí Minh sẽ được tính dựa trên thống kê khối lượng bình quân hàng tháng.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào, dông Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào, dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 20/5, các khu vực trong cả nước ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Kiều bào tích cực trồng cây, học tập theo lời dạy của Bác Hồ Môi trường

Kiều bào tích cực trồng cây, học tập theo lời dạy của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), đoàn đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức trồng cây hưởng ứng Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, năm 2025.
Nhiều khu vực mưa dông, đề phòng lũ quét, sạt lở Môi trường

Nhiều khu vực mưa dông, đề phòng lũ quét, sạt lở

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 19/5, nhiều khu vực có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Riêng Tây Nguyên và Nam bộ ngày nắng, có nơi nắng với nền nhiệt cao nhất dao động từ 31-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.
Khi nào khu vực chợ Thủ Đức thoát ngập sau mưa? Môi trường

Khi nào khu vực chợ Thủ Đức thoát ngập sau mưa?

TTTĐ - Mặc dù đã được triển khai nhiều giải pháp nhưng các tuyến đường khu vực xung quanh chợ Thủ Đức vẫn bị ngập nặng sau mỗi cơn mưa lớn.
Không để bị động, bất ngờ trước các tình huống thiên tai, sự cố Môi trường

Không để bị động, bất ngờ trước các tình huống thiên tai, sự cố

TTTĐ - Sáng 16/5, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự và phát biểu tại hội nghị.
Đà Nẵng: Dừng hoạt động bãi tập kết chất thải xây dựng Xã hội

Đà Nẵng: Dừng hoạt động bãi tập kết chất thải xây dựng

TTTĐ - TP Đà Nẵng dừng tiếp nhận chất thải xây dựng tại bãi tập kết đặt tại khu vực sân vận động 40.000 chỗ cho đến khi có chủ trương về phương án, cơ chế quản lý.
Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào Môi trường

Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào

TTTĐ - Dự báo thời tiết hôm nay 15/5, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, mưa chủ yếu tập trung từ chiều tối đến sáng.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C Nhiệt độ C cao nhất 31-33 độ C.
Nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để san nền Xã hội

Nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để san nền

TTTĐ - Tỉnh Bình Định đang nghiên cứu giải pháp xử lý nguồn vật liệu cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để phục vụ san nền các công trình trên địa bàn, nhất là đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sắp khởi công.
Xem thêm