Tag

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Camera 360 trẻ 11/05/2025 13:14
aa
TTTĐ - Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh hùng đầu tiên “made in Việt Nam” mang tên “Chiến thần Lạc Hồng”.
Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng Cô giáo 9X hết mình vì trẻ, nhiệt huyết cùng Đoàn Chàng trai 9X và sản phẩm robot "made in Vietnam"

Chiến thần đầu tiên của người Việt

Nhìn ngắm bộ phục trang mất 7 năm chính thức hoàn thành dành cho chiến thần đầu tiên của Việt Nam, anh Đỗ Đức Mười vẫn chưa thể tin, mình và cộng sự đã hoàn thành xong một dự án phim khoa học viễn tưởng đầu tiên. “Trong suốt 10 mấy năm qua, tôi luôn trăn trở tại sao mình không làm một siêu anh hùng dành cho người Việt, của người Việt”, anh Đỗ Đức Mười chia sẻ.

Anh Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997, thành lập Transform Studio với những bộ chế tác các nhân vật siêu anh hùng mà giới trẻ hâm mộ, có bộ lên tới 100 triệu đồng.
Anh Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997, thành lập Transform Studio với những bộ chế tác các nhân vật siêu anh hùng mà giới trẻ hâm mộ, có bộ lên tới 100 triệu đồng.

Từ khi còn nhỏ, anh Mười đã thể hiện sự yêu thích với những nhân vật siêu nhân trong hoạt hình Nhật Bản. Anh cho rằng, sức hấp dẫn của bộ phim đó không chỉ đến từ tạo hình đẹp mắt mà còn ở nội dung phim hướng con người đến những điều tốt đẹp, trách nhiệm của người trẻ với xã hội. Đây là nguồn động lực, là “tia lửa” đầu tiên để một chàng trai 9X dám mơ về một bộ phim siêu anh hùng “made in Vietnam”.

Ấp ủ dự án từ năm 2017, nhưng anh Mười cho hay, thời điểm đó dòng phim về siêu anh hùng gần như là “vùng đất hoang” tại Việt Nam. Bản thân anh khi ấy cũng thiếu thốn từ kinh nghiệm, kỹ thuật, công cụ hỗ trợ đến cả những chuyên gia hóa trang đặc biệt. Nền tảng từ sân chơi cosplay cùng kiến thức về trang phục phim viễn tưởng đã giúp anh Mười giữ lửa đam mê, kiên trì hoàn thiện kỹ năng và chờ đợi thời cơ.

Bộ trang phục của chiến thần trong dự án đầu tay của anh Đỗ Đức Mười trải qua nhiều công đoạn từ vẽ 2D, 3D, sau đó in 3D phác thảo và chỉnh sửa trong nhiều năm.
Bộ trang phục của chiến thần trong dự án đầu tay của anh Đỗ Đức Mười trải qua nhiều công đoạn từ vẽ 2D, 3D, sau đó in 3D phác thảo và chỉnh sửa trong nhiều năm.

“Năm 2019 có lẽ là thời điểm tốt để mình bắt đầu mọi thứ, vì bản thân tôi đã có đủ kỹ năng, cũng có một đội ngũ cứng tay, chúng tôi bắt đầu nghĩ đến việc làm một bộ phim siêu anh hùng”, anh Đỗ Đức Mười chia sẻ.

Bộ trang phục của nhân vật siêu anh hùng trong bộ phim “Chiến thần Lạc Hồng” với những chi tiết được làm từ xốp, nhựa dẻo, vải...
Bộ trang phục của nhân vật siêu anh hùng trong bộ phim “Chiến thần Lạc Hồng” với những chi tiết được làm từ xốp, nhựa dẻo, vải...

Đưa câu chuyện huyền sử Việt Nam thành một bộ phim, mà ở đó anh Mười xây dựng nhân vật, lời thoại, cách kể chuyện đều mang bản sắc Việt. Phim lấy bối cảnh thành phố giả tưởng Hồng Giang, nơi nhân vật chính tên Quân vô tình kích hoạt cổ vật và bị cuốn vào cuộc chiến chống quái vật cổ đại. Đồng hành cùng người bạn Hân, một tiktoker, họ bước vào hành trình bảo vệ thành phố và giữ hòa bình cho nhân loại.

“Ý tưởng về nhân vật chính lấy cảm hứng từ hành trình trưởng thành của chính tôi và rất nhiều bạn trẻ ngoài kia. Chúng tôi kể lại câu chuyện về người trẻ Việt với những mất mát, trách nhiệm và niềm tin vào chính nghĩa”, anh Mười tâm sự.

Ngoài đầu tư dàn máy in 3D, máy cắt cỡ lớn, anh Đỗ Đức Mười còn đầu tư thêm những bộ máy in 3D màu với chi tiết siêu nhỏ cho xưởng của mình.
Ngoài đầu tư dàn máy in 3D, máy cắt cỡ lớn, anh Đỗ Đức Mười còn đầu tư thêm những bộ máy in 3D màu với chi tiết siêu nhỏ cho xưởng của mình.

Khi nghiên cứu và đi thực tế tại điện thờ vua Hùng, anh Mười nhận thấy bộ trang phục của vua Hùng thể hiện được sự uy nghiêm, nổi bật với màu vàng. Từ đó cảm hứng về hình tượng một chiến thần Lạc Hồng ra đời. Với hai màu vàng - trắng tượng trưng cho dòng máu Lạc Hồng và tinh thần con người Việt Nam, những họa tiết trống đồng Đông Sơn như chim Lạc, người nhảy múa cũng được lồng ghép tinh tế. “Đây là bộ trang phục về siêu anh hùng thuần Việt nhất về tạo hình”, chàng trai trẻ khẳng định.

Đầu tư 2 tỷ đồng và bài học xương máu

Từ ý tưởng phác thảo đầu tiên năm 2017 đến khi bộ phim chính thức đóng máy vào tháng 3/2025, anh Đỗ Đức Mười và ê - kíp đã đi qua một hành trình hơn 6 năm mòn mỏi với không ít vết xước. Năm 2019, những đoạn trailer đầu tiên được tung ra nhằm thực hiện chiến dịch kêu gọi vốn 200 triệu đồng. Nhưng sau cùng cả nhóm thu về 23 triệu, cùng với đại dịch COVID - 19 và khủng hoảng kinh tế khiến cho mọi nỗ lực rơi vào im lặng.

“Bản thân mình cũng là một doanh nghiệp, dự án này là “đứa con tinh thần” của mình, sao mình không trở thành nhà đầu tư cho ước mơ của mình. Và Transform Studio trở thành hậu phương chính cho “Chiến thần Lạc Hồng”. Tôi cũng sẵn sàng dồn mọi nguồn lực để nuôi lớn dự án”, Đỗ Đức Mười khẳng định.

Nhiều nhân viên tại công ty là người phụ nữ trung tuổi địa phương nơi đặt xưởng chế tác, các cô sẽ hoàn thành những công đoạn như mài góc, sơn màu, dán linh kiện cho mô hình.
Nhiều nhân viên tại công ty là người phụ nữ trung tuổi địa phương nơi đặt xưởng chế tác, các cô sẽ hoàn thành những công đoạn như mài góc, sơn màu, dán linh kiện cho mô hình.

Vượt qua đại dịch tưởng chừng mọi thứ đã “tạm ổn” thì khó khăn mới ập đến, “dự trù kinh phí tối đa cho bộ phim này là 500 triệu đồng với 20 ngày làm phim, nhưng việc phát sinh thực tế trong quá trình quay phim khiến cả nhóm choáng váng”, chàng trai trẻ vừa nói vừa nhìn vào mô hình chiến thần Lạc Hồng tại xưởng chế tác.

Theo anh Mười, thất bại đến từ sự non trẻ và vội vàng của nhóm. Bộ trang phục đẹp trên bản vẽ nhưng lại trở thành "ác mộng" trên phim trường vì không đủ bền, không đủ linh hoạt cho các cảnh hành động, gây chậm trễ và tốn kém. Con số 500 triệu dự trù ban đầu cho 8 tập phim nhanh chóng trở thành ảo tưởng khi số tiền đó chỉ đủ cho việc sản xuất phục trang và đạo cụ phim.

“Tôi nhớ có những cảnh hành động phải quay từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối, 12 tiếng, nhưng chỉ được 2 phút cho 1 tập phim. Sự phức tạp khi phối hợp giữa diễn viên và diễn viên hành động trong bộ suit chiến thần ở các cảnh quay đã khiến nhịp độ phim bị chậm lại. Bộ trang phục chiến thần Lạc Hồng cũng rất nặng, 4 - 5kg, mũ kín, bạn diễn đã ngủ gục ngay khi hoàn thành cảnh quay.. Điều này khiến thời gian bị đội lên 4 lần, kéo chi phí tăng lên, chạm mốc 2 tỷ cho 8 tập phim”, anh Mười bồi hồi nhớ lại.

Dự kiến quay phim trong 20 ngày của tháng 7/2024, nhưng thời gian sản xuất đã “kéo dài kinh khủng” đến tháng 3/2025. “Đau đớn hơn, sau 4 tháng quay đầu tiên (tháng 7/2024 - tháng 11/2024), bản dựng nháp cho thấy sự vội vã, thiếu sót và không đạt yêu cầu. Tôi như đứng trước ngõ cụt, 2 tháng trằn trọc và không biết phải đối diện với mọi người như thế nào”, anh Mười kể lại.

Vì mô hình phải trải qua nhiều bước sơn đệm nên nhân viên tại xưởng luôn được trang bị đồ bảo hộ an toàn, đạt chuẩn.
Vì mô hình phải trải qua nhiều bước sơn đệm nên nhân viên tại xưởng luôn được trang bị đồ bảo hộ an toàn, đạt chuẩn.

Nhưng vì đứa con đầu tiên, cũng là tâm huyết nhiều năm, cả nhóm đã quyết định bấm máy quay lại 50% bộ phim. “Trước ngày công bố tập 1 một tuần là cả nhóm vừa chính thức đóng máy, kết thúc một hành trình dài”, chàng trai trẻ bày tỏ.

Phép thử và khát vọng mở đường

“Có thể tôi không thành công, nhưng tôi dám làm. Nếu thành công, đó là cánh cửa cho những thế hệ sau bước tiếp.”, anh Mười khẳng định quyết tâm khi theo đuổi dự án khó.

Niềm tin vào dự án tiên phong và nhiệt huyết của cả tập thể là động lực lớn. Cùng với đó, theo anh Mười, chính cảm giác “gần chạm tay đến kết quả” đã tiếp thêm lửa để cả nhóm quyết tâm hoàn thành dự án. Anh Mười xác định với mùa 1 của “Chiến thần Lạc Hồng” là “phép thử”, bài học kinh nghiệm quý giá để anh hoàn thành 3 mùa phim tiếp theo. Theo anh Mười, thành công của bộ phim không phải đến từ doanh thu mà đến từ lời góp ý chân thành, khách quan từ khán giả và sự công nhận của người làm trong giới.

Mỗi linh kiện trong các bộ giáp được dán băng dính cẩn thận trước khi thêm một lớp sơn mới.
Mỗi linh kiện trong các bộ giáp được dán băng dính cẩn thận trước khi thêm một lớp sơn mới.

Khi phim “Chiến thần Lạc Hồng” ra mắt, nhiều khán giả đánh giá cao sự nỗ lực của nhóm khi dám khai phá thể loại mới ở thị trường Việt Nam. “Cảm ơn đoàn làm phim đã đem đến trải nghiệm khá mới mẻ cho em khi lần đầu tiên dòng phim siêu anh hùng được sản xuất ở Việt Nam. Nội dung phim gợi lên sự tò mò cho người xem, bộ trang phục của chiến thần cũng rất ngầu, nhạc phim được đẩy lên đúng lúc. Tuy nhiên lời thoại chưa được tự nhiên, có nhiều cảnh hành động chưa có lực, em rất hy vọng vào những tập sau của mùa 1”, bạn trẻ Đỗ Phúc (sinh năm 2009, Hà Nội) bày tỏ.

Anh Đỗ Đức Mười cho biết: “Mùa phim đầu tiên để mình thăm dò phản ứng thị trường cho thể loại siêu anh hùng còn khá mới ở Việt Nam. Những năm gần đây phim tâm lý, gia đình, kinh dị gần như đang bão hoà trên thị trường phim ảnh. Ít nhất phim siêu anh hùng của người Việt vẫn là một điểm mới, vẫn thịnh hành trong một vài năm tới. Khi đang có “thiên thời địa lợi” mình nên làm ngay, vì không phải lúc nào thị trường cũng cho mình cơ hội như vậy”.

Những mô hình được làm hoàn toàn từ máy in 3D tại xưởng, đồng thời đây cũng là những món quà mà anh Đỗ Đức Mười và ê - kíp làm phim sẽ gửi tặng đến các bạn khán giả khi mùa 1 kết thúc.
Những mô hình được làm hoàn toàn từ máy in 3D tại xưởng, đồng thời đây cũng là những món quà mà anh Đỗ Đức Mười và ê - kíp làm phim sẽ gửi tặng đến các bạn khán giả khi mùa 1 kết thúc.

Hơn cả một bộ phim, Đỗ Đức Mười mong muốn “Chiến Thần Lạc Hồng” sẽ là cú hích, khuyến khích giới trẻ tìm hiểu sâu hơn về huyền sử, văn hóa dân tộc. Đồng thời, bộ phim tạo ra “bảo chứng sơ bộ” để cộng đồng sáng tạo mạnh dạn khai thác các giá trị cốt lõi. Như cách các MV, phim ảnh thuần chất dân gian đang viral, anh tin rằng đầu tư vào văn hóa, truyền thống sẽ mang lại hiệu quả bền vững.

Đọc thêm

Lan tỏa năng lượng tích cực cho thanh niên công nhân Camera 360 trẻ

Lan tỏa năng lượng tích cực cho thanh niên công nhân

TTTĐ - Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025 diễn ra ngày 11/5, tại Quảng trường 3/2 (phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang) đánh dấu khởi đầu cho chuỗi ngày hội diễn ra tại 3 tỉnh, thành phố trong tháng 5, hướng tới chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và truyền cảm hứng tích cực đến lực lượng lao động trẻ.
Tìm kiếm tài năng nhí Việt Nam Camera 360 trẻ

Tìm kiếm tài năng nhí Việt Nam

TTTĐ - Sáng 10/5, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Cục Văn hóa Cơ sở, Gia đình và Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thông tin về cuộc thi “Tinh hoa nhí Việt Nam 2025".
Tạo động lực, truyền cảm hứng cho nữ sinh nghiên cứu STEM Camera 360 trẻ

Tạo động lực, truyền cảm hứng cho nữ sinh nghiên cứu STEM

TTTĐ - Ngày 10/5, Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) tổ chức hội nghị “Nữ sinh và STEM” năm 2025. Đây là một sự kiện trọng điểm trong khuôn khổ dự án STEMherVN của MSD Việt Nam.
Dàn đại sứ đình đám giúp sĩ tử nhẹ nhàng vượt ngàn bài thi Camera 360 trẻ

Dàn đại sứ đình đám giúp sĩ tử nhẹ nhàng vượt ngàn bài thi

TTTĐ - Không chỉ có những gương mặt truyền cảm hứng quen thuộc, chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 còn ghi dấu ấn đặc biệt với sự xuất hiện của các đại sứ từ nhiều lĩnh vực, đặc biệt có chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI). Mục tiêu chung của tất cả là hướng tới một kỳ thi nhẹ nhàng, hiệu quả, giúp thí sinh vững tâm bước vào giai đoạn quan trọng của tuổi học trò.
Khởi nghiệp trẻ giữa “tâm bão AI”: Cơ hội bứt phá từ công nghệ Camera 360 trẻ

Khởi nghiệp trẻ giữa “tâm bão AI”: Cơ hội bứt phá từ công nghệ

TTTĐ - “Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) giúp Việt Nam vươn lên, nắm bắt cơ hội từ sự dịch chuyển toàn cầu. May mắn của thế hệ trẻ ngày nay là hệ sinh thái khởi nghiệp nước ta đang nhận được nhiều sự ủng hộ từ thể chế, chính sách của Nhà nước và cộng đồng quốc tế”.
Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm Giao thông

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm

TTTĐ - Tại nhiều cổng trường ở Hà Nội, hình ảnh học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện mà không đội mũ bảo hiểm đang trở nên phổ biến đến mức đáng lo ngại. Dù quy định pháp luật đã có, hậu quả thực tế đã được cảnh báo nhưng ý thức tự bảo vệ và chấp hành luật của một bộ phận học sinh, cùng sự buông lỏng từ gia đình, nhà trường, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với đối tượng này mỗi ngày.
Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê Camera 360 trẻ

Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê

TTTĐ - Với nhiều người trẻ, học sinh hay freelancer (lao động tự do), đi uống cà phê trở thành thói quen và khó có thể cắt giảm dù kinh tế khó khăn. Họ sẵn sàng chi 50.000-70.000 đồng cho một ly nước.
Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên Camera 360 trẻ

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên

TTTĐ - Những chuyến đi về nguồn không chỉ là hành trình tìm hiểu lịch sử, ký ức hào hùng, mà còn là dịp để thế hệ trẻ vun đắp lòng yêu nước, biết ơn quá khứ và có trách nhiệm hơn với tương lai của dân tộc.Với nhiều người, những chuyến đi ấy không chỉ là dịp học tập, trải nghiệm, mà còn là những kỷ niệm sâu sắc nuôi dưỡng lý tưởng sống đẹp, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen Camera 360 trẻ

Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen

TTTĐ - Thế hệ Gen Z - những người trẻ lớn lên trong kỷ nguyên số, được kỳ vọng sẽ tận dụng được lợi thế của mình để chủ động nắm bắt cơ hội học tập và phát triển tại môi trường quốc tế.
Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn Camera 360 trẻ

Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn

TTTĐ - Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VII, năm 2025 với chủ đề “Vietnamese Youth Officials stepping into the thriving era together with English” (Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc).
Xem thêm