Hiểu hơn về Trung Đông qua sách của hai nhà báo lão luyện
|
|
“Từ Beirut đến Jerusalem - Hành trình đi để hiểu Trung Đông của một nhà báo Mỹ”- cuốn sách đầu tay của Thomas Friedman, do dịch gải Đặng Ly chuyển ngữ. Thomas Friedman được bạn đọc Việt Nam biết đến qua 2 cuốn sách bán chạy là “Thế giới phẳng” và “Nóng, phẳng, chật”.
Thông qua cuốn sách này, người đọc sẽ có một cái nhìn tổng quan về vùng Trung Đông và những xung đột gay gắt luôn diễn ra tại nơi đây. Cuốn sách được chia làm hai phần: Beirut và Jerusalem.
Phần thứ nhất: Beirut, Friedman đã tái hiện một cách sống động về cuộc nội chiến của người dân Liban. Từ lịch sử cuộc nội chiến, những xung đột nội bộ gay gắt đến chi tiết nước Mỹ nhảy vào cuộc chiến này bằng cách nào và diễn biến ra sao đều được ống kính phóng viên của ông thu trọn.
Phần thứ hai: Jerusalem, hai chương đầu là bức tranh thu nhỏ nền văn hóa của người Do Thái và nguồn gốc của người Israel, từ đó tác giả đi sâu phân tích lịch sử và diễn biến của cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel.
Với giọng văn sắc sảo, trong sáng, Từ Beirut đến Jerusalem đưa độc giả trải nghiệm những cung bậc cảm xúc, từ những đau đớn tột cùng đến những nụ cười sảng khoái.
“Đó không chỉ là cuốn sách, cuốn nhật ký mà còn là cuốn từ điển hấp dẫn về Trung Đông mà khi đọc nó, bạn đọc như đang đi trên chiều dài lịch sử của Trung Đông và hiểu được vì sao cho đến nay những sự kiện xảy ra ở vùng đất này đều trở thành tít lớn trên các phương tiện truyền thông thế giới - nhà báo Nguyễn Trường Uy nhận xét.
|
Cuốn sách thứ hai là “Miền đất hứa của tôi – Khải hoàn và bi kịch của Israel” của nhà báo Ari Shavit, do Kiều Thị Thu Hương dịch, Võ Minh Tuấn hiệu đính.
Đây là cuộc phiêu lưu cá nhân của tác giả Ari Shavit - một người Israel, băn khoăn trước ngập tràn biến cố lịch sử trên quê hương, nhằm khám phá câu chuyện đại sự của dân tộc mình. Thông qua lịch sử gia đình, lịch sử cá nhân và các bài phỏng vấn sâu, Shavit đã cố gắng tiếp cận câu chuyện sâu xa hơn và những câu hỏi sâu sắc hơn về Israel, về sự định hình tương lai của người Do Thái.
Ông là nhà bình luận trong ban biên tập của Haaretz (một tờ báo của Israel), có một tư duy độc lập, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ học thuyết nào. Vì vậy “Miền đất hứa của tôi” gây ngạc nhiên về nhiều mặt. Trong hành trình tìm về toàn bộ lịch sử của đất nước, ông đã khám phá xã hội với sự tỉ mỉ của một người đàn ông luôn cảm thấy bản thân mình gắn với số phận của nó, và không ngần ngại nói về sự tan rã của nước cộng hòa Israel trong những năm gần đây.
Tác giả Ari Shavit sinh năm 1957 tại Rehovot, là nhà báo và nhà văn Israel, từng phục vụ trong quân đội, là phi công nhảy dù trong Lực lượng Phòng vệ Israel (TDF), học triết học tại Đại học Hebrew ở Jerusalem. Thập niên 1980, ông viết cho tạp chí tuần Koteret Rashit, đầu thập niên 1990, ông là Chủ tịch Hiệp hội Quyền công dân ở Israel, và năm 1995, ông viết cho tờ Haaretz. Shavit cũng là nhà bình luận trên truyền hình quốc gia Israel.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tiếp thêm ngọn lửa đam mê cho những người làm báo

Nhà báo - Nhạc sĩ Tào Khánh Hưng đạt giải Ba sáng tác ca khúc về nghề báo

80 đơn vị báo chí tham gia Hội báo toàn quốc 2025

Khẳng định vị thế và những đóng góp của các thế hệ nhà báo

Hành trình một năm ấn tượng của mẫu nhí Mary Quỳnh Anh

Dấu thiêng đình Hàng Kênh, hào khí Ngô Quyền vọng về đất Cảng

Tôn vinh vẻ đẹp nội tâm phụ nữ với đầm dạ tiệc sang trọng

"Về với gia đình" - tác phẩm vượt thời gian

Thủy Nguyên quen mà lạ qua lăng kính nghệ thuật đương đại
