"Hôm nay mẹ có vui không?" - cuốn sách kể về hành trình của một người phụ nữ tìm lại chính mình
“Lược sử phát triển dân quyền Nhật Bản”- cuốn sách hiếm hoi viết từ những năm 1900 trở về trước |
Tác giả quyển sách – chị Trần Vân Anh là một chuyên gia truyền thông với 18 năm kinh nghiệm, Editor-in-chief của Kilala – Tạp chí Nhật Bản dành cho người Việt, Content Manager tại Tập đoàn CMG.Asia, Senior Beauty Editor của Tạp chí ELLE Vietnam, F Fashion…
Bên cạnh những chức danh đó, chị còn là một người mẹ tuyệt vời.
Tác giả Trần Vân Anh |
"Hôm nay mẹ có vui không?" không là một cuốn sách nuôi dạy con khuôn mẫu. Nó mang dáng dấp của một cuốn nhật ký của bản thân tác giả hơn, nơi chị nhìn lại, suy ngẫm và viết nên chính cuộc đời mình. Đó không đơn thuần là hành trình làm mẹ, đó còn là hành trình của người phụ nữ hiện đại, sai lầm rồi trưởng thành, sống vì con, vì gia đình, và vì cả chính mình.
Không có công thức trong việc dạy con, không có phương pháp nào là đúng hay sai nhưng chắc chắn có nhiều con đường để trở thành một người mẹ tốt. Một trong những con đường đơn giản nhất đó là trở thành một người mẹ hạnh phúc.
Cuốn sách "Hôm nay mẹ có vui không?" |
Lật giở trang sách, người đọc theo chân tác giả về những hồi ức tuổi thơ, nơi chị trải qua những ngày thơ ấu không thấy hạnh phúc bởi người mẹ hay âu lo, quát mắng trong phần 1: Mẹ bất ổn, con dễ bất hảo. Cũng lần theo dòng chữ, người đọc trưởng thành cùng tác giả, cùng chị đi qua những ngày tháng tuổi trẻ thiếu vững vàng, có mặt trong những khoảnh khắc chị sai lầm cho đến lúc nhận sai, tự chữa lành cảm xúc trong phần 2: Mẹ bình yên, con hạnh phúc.
Hai phần còn lại của quyển sách phần 3: Cùng con vượt khiếm khuyết và phần 4: Khi mẹ “lười” dạy hai con trai xoay quanh hành trình nuôi dạy hai cậu con trai Tôm, Gấu của tác giả Trần Vân Anh. Với chị, đó không phải là hành trình mẹ dạy – con nghe mà đó là hành trình mẹ cùng con trưởng thành. Trên bước đường trưởng thành đó, theo thời gian, người già đi, người sẽ lớn lên, nhưng cả gia đình đang cùng nhau trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Có lẽ vì vậy mà quyển sách không mang nặng giáo điều về phương pháp dạy con thành công, luyện con thiên tài. Những gạch đầu dòng về phương pháp, cách thức dạy con được tác giả xen lẫn trong những câu chuyện thường ngày, những lần hồi tưởng về quá khứ. Bởi thế mà những gạch đầu dòng ngắn, súc tích, nhưng là tất cả những gì tác giả đúc kết được trong chừng ấy năm vượt trầm cảm, vượt lo âu và cùng con vượt khiếm khuyết.
Và trong hành trình của chị Vân Anh, rất nhiều người tìm thấy chính mình trong đó, qua chị Vân Anh – người mẹ hay qua Gấu – Tôm, người con. Mà nói như Nhà văn – nhà báo Khải Đơn là “Tác giả Vân Anh dành không gian cho người đọc tìm kiếm nơi trú ẩn tĩnh lặng của riêng họ, để thông cảm với nỗi niềm của “bên kia” (dù làm con hay làm cha mẹ), để có thể mở lòng yêu thương nhau và sống trọn những năm tháng ấm áp gia đình. Hôm nay mẹ có vui không? là câu hỏi ân cần như vậy, với mỗi mái nhà, mỗi thành viên trong gia đình”.
Những đoạn hội thoại mẹ - con được đóng khung xinh xắn khiến Hôm nay mẹ có vui không? trở nên nhẹ nhàng, dễ thương, không hiện hữu cảm xúc nặng nề dù đề cập đến căn bệnh trầm cảm, tự kỷ. “Sau khi gập trang cuối quyển sách này lại, người đọc sẽ mỉm cười nhẹ nhõm, vì rằng hạnh phúc viên mãn luôn luôn ở đó, ngay thềm ngôi nhà đây thôi.” - nhiếp ảnh gia - ca sĩ Phạm Hoài Nam.
Chính bởi vậy, cuốn sách "Hôm nay mẹ có vui không?" truyền đi thông điệp về người phụ nữ hạnh phúc.
Đó là: “Mẹ tự chữa lành, con vượt khiếm khuyết” - mẹ phải ổn cả về thể chất và tinh thần, thì con mới ổn. Con cái cảm nhận rất rõ việc bố mẹ có thật sự ổn hay không. Vậy nên, nếu mẹ cân bằng, an yên, con cái sẽ tin rằng quyết định của mẹ là đúng.
Sau cùng, bí quyết nuôi dạy con tốt nhất đơn thuần là trở thành một người mẹ hạnh phúc. Quyển sách đề cao giá trị hạnh phúc của người phụ nữ, không phải bởi thước đo tài sản hay nhan sắc, mà là được làm gì những gì mình thích và biết yêu thương chính mình.
Ai chưa làm mẹ, đọc quyển sách sẽ cảm tưởng như được nghe một câu chuyện kể cuốn hút, từ một người chị đi trước với nhiều trải nghiệm cuộc đời. Ai làm mẹ rồi đọc thấy đồng cảm, thấy mình trong câu chuyện, và được tiếp thêm động lực, dũng cảm hơn với quyết định của mình.
"Người trồng rừng" - cuốn sách được thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên đọc |
Nhà văn Di Li "Cô đơn trên Everest" |
Mở rộng cánh cửa thành công với cuốn sách "Đào thoát khỏi Mê Cung" |