Hơn 2.200 thí sinh tự do tranh tài tại hội thi Tin học trẻ
Gần 1.000 thí sinh tranh tài hội thi Tin học trẻ TP Đà Nẵng |
Năm 2025, Ban Tổ chức Hội thi Tin học trẻ toàn quốc tiếp tục tổ chức vòng thi dành cho các thí sinh, đội thi tự do (là các thí sinh, đội thi không thuộc đội tuyển của các tỉnh thành phố tham gia dự thi). Với tên gọi được thay đổi từ vòng sơ khảo thành vòng loại quốc gia, năm nay hội thi có những nội dung điều chỉnh quan trọng: Tổ chức vòng loại quốc gia với nhiều đợt thi, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thí sinh tham gia và đảm bảo chất lượng công tác tổ chức.
![]() |
Vòng loại quốc gia đợt 2 được tổ chức ngày 27/4 |
Việc tổ chức 2 đợt thi vòng loại không chỉ giúp giảm tải về mặt kỹ thuật và nhân sự mà còn mở rộng cơ hội để các em học sinh có thể sắp xếp thời gian và điều kiện tham gia cuộc thi một cách linh hoạt, hiệu quả. Điều này cũng mở ra cơ hội giúp các thí sinh giành được tấm vé dự thi vòng khu vực.
Đợt thi thứ nhất vòng loại quốc gia diễn ra ngày 30/3/2025 với sự tham gia của 967 thí sinh, đội thi các bảng A, bảng B, bảng C1, bảng C2 và bảng D1. Đợt thi thứ hai vòng loại quốc gia diễn ra ngày 27/4 với sự tham gia của 1.130 thí sinh, đội thi các bảng A, bảng B, bảng C1, bảng C2 và bảng D1. Riêng các sản phẩm sáng tạo bảng D2, D3 với 106 sản phẩm dự thi sẽ được Ban Giám khảo chấm trên hồ sơ dự án gửi về.
![]() |
Vòng loại quốc gia Hội thi Tin học trẻ 2025 được tổ chức theo hình thức trực tuyến |
Với tổng số lượng hơn 2.200 thí sinh, đội thi tự do trên cả nước tranh tài tại vòng loại quốc gia (tăng 180% so với năm 2024) đã thể hiện được nhu cầu và sự quan tâm ngày càng lớn của xã hội đối với hội thi Tin học trẻ toàn quốc. Để chuẩn bị tốt tâm lý và kỹ năng cho thí sinh, Ban Tổ chức đã đăng tải đầy đủ quy chế thi, hướng dẫn sử dụng hệ thống, mở đề thi minh họa, đồng thời tổ chức tập huấn bằng hình thức trực tuyến.
Vòng loại quốc gia năm nay tiếp tục được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên hệ thống thi do Ban Tổ chức hội thi phát triển tại https://tinhoctre.vn/ dành cho các bảng A, bảng B, bảng C1, bảng C2, bảng D1. Hệ thống cho phép người dùng tự tạo tài khoản, luyện tập kỹ năng lập trình qua hệ thống bài tập, kỳ thi, trao đổi thông tin với những người dùng khác và tiếp nhận các thông tin về hội thi.
![]() |
Toàn bộ quá trình làm bài thi của các thí sinh được giám sát chặt chẽ |
Đối với bảng lập trình (bảng A - học sinh tiểu học, bảng B - học sinh THCS, bảng C1 - học sinh THPT chuyên và bảng C2 - học sinh THPT không chuyên) và bảng sáng tạo theo chủ đề cho trước (bảng D1 - học sinh tiểu học), các thí sinh làm bài thi tại nhà.
Thí sinh đăng nhập tài khoản và mật khẩu do Ban Tổ chức cung cấp, công tác giám sát thi trên ứng dụng MS Teams tối đa 25 thí sinh 1 phòng thi. Mỗi phòng có cán bộ coi thi và kỹ thuật viên hỗ trợ, toàn bộ quá trình làm bài thi được giám sát qua 2 camera giám sát. Đối với bảng sản phẩm sáng tạo (bảng D2 - học sinh THCS và bảng D3 - học sinh THPT), Ban Giám khảo chấm trên bản thuyết minh và các video minh họa của thí sinh.
Với những điểm đổi mới tại vòng loại quốc gia năm nay, thí sinh “tự do” xuất sắc tại vòng sơ khảo được lựa chọn tham gia vòng khu vực với số lượng như sau: Bảng A: mỗi khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) tối đa 120 thí sinh. Trong đó, đợt thứ nhất lấy tối đa 80 thí sinh, đợt thứ hai lấy tối đa 40 thí sinh. Bảng B: mỗi khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) tối đa 120 thí sinh. Trong đó, đợt thứ nhất lấy tối đa 80 thí sinh, đợt thứ hai lấy tối đa 40 thí sinh. Bảng C1: mỗi khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) tối đa 60 đội thi. Trong đó, đợt thứ nhất lấy tối đa 40 đội thi, đợt thứ hai lấy tối đa 20 đội thi. Bảng C2: mỗi khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) tối đa 60 thí sinh. Trong đó, đợt thứ nhất lấy tối đa 40 thí sinh, đợt thứ hai lấy tối đa 20 thí sinh. Bảng D1: mỗi khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) tối đa 60 sản phẩm. Trong đó, đợt thứ nhất lấy tối đa 40 sản phẩm, đợt thứ hai lấy tối đa 20 sản phẩm. Bảng D2, D3: mỗi khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) tối đa 40 sản phẩm/bảng. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bạn trẻ nô nức bắt trend check-in mừng ngày hội non sông

Nói yêu nước theo cách của người trẻ

Hun đúc lòng yêu quê hương, đất nước trong thanh, thiếu niên kiều bào

Giữ lửa văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Trang bị kỹ năng số để thanh niên không mất cơ hội việc làm

Gieo niềm thương yêu nơi địa đầu Tổ quốc

Lan tỏa tri thức, thắp sáng khát vọng từ những trang sách

Gen Z Việt chinh phục bài toán định vị thương hiệu F&B Châu Á

“Hòa bình đẹp lắm” phủ đỏ mạng xã hội
