Họp phụ huynh đầu năm học và ám ảnh chuyện “nhắc đóng tiền”
![]() |
Ảnh minh hoạ
Hết báo cáo thành tích đến thông báo khoản thu
Anh Nguyễn Văn Toàn có con năm nay vào lớp 1 một trường tiểu học ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Vì có con chuyển cấp, khi nhận được giấy mời họp phụ huynh đầu năm, lại diễn ra vào chủ nhật, anh tỏ ra hào hứng.
Hào hứng, chờ đợi là bởi, dù con đã tựu trường từ đầu tháng 8, nhưng do bận rộn, việc đưa đón con đi học anh Toàn đều nhờ cả vào ông bà. Nay trường con họp phụ huynh vào ngày nghỉ, sẽ là cơ hội tốt để vợ chồng anh hỏi han, trao đổi với cô giáo chủ nhiệm của con về tình hình học tập, cách thức phối hợp cùng nhà trường để rèn giũa thêm cho con ở nhà.
Tuy nhiên, sau khi họp phụ huynh về, với vẻ mặt thất vọng, anh Toàn thở dài chia sẻ: “Đi họp chỉ để nghe thông báo về các khoản thu, thành quả lớn nhất sau buổi họp là bản danh sách dài dằng dặc đủ loại tiền phải đóng”.
Buổi họp phụ huynh đầu năm, anh Toàn đã phải đóng nhiều khoản tiền. Anh Toàn tường thuật lại nội dung buổi họp phụ huynh đầu tiên của mình khi con chuyển cấp như sau: “Mở đầu buổi họp, giáo viên đọc một bản báo cáo rất dài về tình hình hoạt động và thành tích của trường trong năm học trước, định hướng phấn đấu của trường trong năm học mới.
Sau đó đến màn bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh (tiếng là bầu nhưng thực ra là cô giáo chỉ định).
Phần chiếm thời gian nhiều nhất là thống nhất các khoản phải đóng vào đầu năm học. Tiền lắp điều hòa, mua máy chiếu, rồi đến tiền đồng phục (với nhiều loại đồng phục mùa hè, áo khoác mùa đông, đồng phục thể dục, đồng phục sao đỏ, mũ đồng phục)… Các loại tiền phục vụ việc ăn bán trú, hoạt động ngoài giờ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, học tiếng Anh liên kết, quỹ lớp, quỹ trường…
Đọc đến mỗi khoản thu, giáo viên lại hỏi phụ huynh có đồng ý không? Phụ huynh quay sang nhìn nhau, một người giơ tay, rồi đến hai, ba, những người khác cũng lần lượt giơ theo. Con mới chuyển cấp, lạ nước lạ cái nên không ai dám ý kiến.
Buổi họp kết thúc bằng việc phụ huynh xếp hàng quanh bàn giáo viên và đại diện hội phụ huynh để ký biên bản họp, rồi đóng tiền”.
Sau khi kể với phóng viên về buổi họp phụ huynh đầu tiên cho con, anh Toàn thắc mắc: “Có phải họp phụ huynh bây giờ chủ yếu là để đóng tiền?”.
Làm gì để buổi họp phụ huynh đầu năm trở nên ý nghĩa?
Đã 6 năm liên tục đi họp phụ huynh cho con, chị Nguyễn Thị Liên (quận Thanh Xuân, Hà Nội) thành thật, hầu hết các buổi họp phụ huynh đầu năm học chị tham dự đều khá nhàm chán, nội dung không thay đổi, thường xoay quanh chuyện tiền nong.
Chị mong muốn: “Giá như thầy cô dành thời gian đó hỏi han phụ huynh, xem trước đó con em họ học hành thế nào, thế mạnh là gì, hạn chế ra sao và đưa ra phương pháp giáo dục của mình để phụ huynh cùng thảo luận”.
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT - cho rằng, để buổi họp phụ huynh đầu năm bớt nặng nề, vai trò của giáo viên rất quan trọng.
Bởi tâm lý phụ huynh, buổi họp đầu năm thường muốn dò hỏi xem cô giáo của con là người thế nào. Vì thế, để tạo được thiện cảm từ hai phía, giáo viên nên coi đây sẽ là dịp tốt để đưa ra phương pháp giáo dục học sinh và mong muốn nhận được sự phối hợp ra sao từ phụ huynh? Việc này sẽ làm buổi họp đầu năm thêm ý nghĩa, bớt nặng nề chuyện tiền bạc.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội

Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập

Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế
