Hút thuốc lá có thể gây đột biến gen
![]() |
Các nhà khoa học đã đo được các tổn thương di truyền nghiêm trọng ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể do hút thuốc lá gây ra và nhận thấy ngoài việc gây đột biến 150 gen trong các tế bào phổi, thuốc lá còn gây đột biến 97 gen trong thanh quản, 39 gen ở vòm miệng, 23 gen trong khoang miệng, 18 gen tại bàng quang, và 6 gen ở gan.
Tiến sĩ Ludmil Alexandrov, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: Trước đây chúng ta chỉ tìm thấy các bằng chứng dịch tễ học liên kết giữa việc hút thuốc lá với ung thư, còn bây giờ chúng ta nghiên cứu vấn đề này ở mức độ gen và ADN.
Hút thuốc lá có thể gây đột biến gen
Với nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện những người hút 1 gói thuốc lá một ngày trung bình mỗi năm có thể gây ra 150 đột biến gen trong phổi, và chính điều này đã giải thích lí do tại sao những người hút thuốc lá có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn so với những người không hút.
Các nhà khoa học cho biết bên trong khói thuốc có chứa 7.000 hóa chất, trong đó có ít nhất 70 tác nhân gây ung thư. Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu người chết vì 17 loại ung thư được cho là có liên quan đến khói thuốc. Và ung thư là những tế bào đột biến, phân tách theo cấp số nhân và không thể kiểm soát.
Trong phân tích toàn diện về bệnh ung thư liên quan đến thuốc lá, các nhà nghiên cứu tìm thấy có những đột biến trong ADN ở người hút thuốc. Những đột biến này đại diện cho một chuỗi các tổn thương di truyền mà cuối cùng có thể dẫn đến ung thư, mặc dù các đột biến này có thể khác nhau giữa các tế bào ở từng cá nhân khác nhau
Giáo sư David Phillips tại Đại học Hoàng gia London (Anh) cho biết đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đưa ra những số liệu đáng sợ đến giật mình về tác hại của khói thuốc đến dữ liệu di truyền của cơ thể. Không chỉ gây đột biến gen trong phổi, các bộ phận khác của cơ thể cũng chịu tác động không hề nhỏ của thuốc lá, bởi chất gây ung thư trong thuốc lá được nhìn thấy hầu hết ở các cơ quan tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với khói thuốc.
Thuốc lá là một chất kích thích được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống. Đặc biệt, nam giới và những người có công việc căng thẳng, nhiều áp lực - là các đối tượng thường xuyên hút thuốc lá như một thói quen, một cách thể hiện bản thân hoặc giải toả cảm xúc.
Ngoài ra, thuốc lá cũng đang là một trong những tác nhân khiến cho tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh ung thư tăng lên nhanh chóng. Tốc độ tăng bệnh nhân ung thư tại Việt Nam thuộc nhóm nhanh nhất thế giới với sau 15 năm số ca mắc mới đã tăng gấp hơn 2 lần.
Cụ thể, nếu như năm 1990, cả nước ước tính có khoảng 70.000 ca ung thư, đến năm 2015 là 150.000 bệnh nhân mới.
Như vậy, sau 15 năm, số ca ung thư được phát hiện mới tăng gấp hơn 2 lần. Ước tính, đến năm 2020, con số này sẽ khoảng 200.000 ca. Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, có 4 nguyên nhân chính khiến ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh.
Thứ nhất là tuổi thọ người Việt ngày càng cao và tuổi càng cao thì tỷ lệ phơi nhiễm với các nguy cơ ung thư càng lớn. Thứ hai là nhận thức của người dân về sức khỏe ngày càng tăng, số người chủ động đi khám khi nghi ngờ bệnh tăng nên tỷ lệ phát hiện bệnh tăng.
Thứ ba là các phương tiện chẩn đoán trong y học ngày càng tốt hơn, tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn. Thứ 4, do tác động của các nguyên nhân hiện hữu gồm nguyên nhân bên ngoài và bên trong.
Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cũng nhấn mạnh, ung thư là bệnh lý gây ra do nhiều nguyên nhân kết hợp, trong đó chỉ có dưới 10% ung thư phát sinh do các rối loạn trong cơ thể, 80% do liên quan yếu tố môi trường sống.
Cụ thể, các nguyên nhân từ môi trường sống tác động làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư gồm: khói thuốc lá; dinh dưỡng không an toàn, không hợp lý (ăn ít rau xanh, quá nhiều chất đạm, đặc biệt là mỡ động vật...).
Đặc biệt, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chứa hóa chất độc hại, hay thói quen ăn các loại thức ăn có nhiều chất có khả năng gây ung thư như dưa muối chứa nitrat, nitrit; gạo mốc... là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
Theo các chuyên gia y tế, khoảng 40% ca bệnh ung thư có thể phòng ngừa được thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày như: ăn nhiều rau, bớt ăn các thức ăn nướng, hun khói, dưa muối; hạn chế uống các loại nước giải khát có đường; không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia; chú ý đi ngủ sớm, tăng cường vận động mỗi ngày...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Việt Nam dồn tổng lực loại trừ sốt rét trước năm 2030

Làm rõ nguyên nhân mẹ con sản phụ tử vong ở bệnh viện

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn

Cứu sống bệnh nhân sốc thuốc huyết áp bằng kỹ thuật ECMO

Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt

Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội

Giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh

Hà Nội triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện
