Hút thuốc lá gây ra các bệnh hen suyễn, bệnh phổi nghiêm trọng
GS.TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cho biết, theo thống kê, bệnh hen đang ảnh hưởng đến 315 triệu người trên toàn thế giới, riêng châu Á – Thái Bình Dương hơn 107 triệu người. Bệnh hen gây ra hơn 346.000 ca tử vong và 13,8 triệu người sống với bệnh tật mỗi năm.
Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh hen chiếm 4,1% dân số, trong đó, trẻ em từ 12 - 13 tuổi có tỷ lệ hen suyễn cao nhất châu Á; Tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức trung bình đến nặng ở bệnh nhân trên 35 tuổi cũng đang cao nhất khu vực và có xu hướng gia tăng.
Ngoài thuốc lá và nhiên liệu sinh học, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là bệnh lao phổi đã góp phần làm tăng các yếu tố nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam.
Vị giáo sư này cho biết thêm, bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nói riêng, các bệnh hô hấp nói chung vẫn chưa được chú trọng đúng mức tại Việt Nam. Tỷ lệ bệnh hen tại Việt Nam chiếm 4,1% dân số, tuy nhiên chỉ có 29,1% bệnh nhân hen dùng thuốc điều trị duy trì và 39,7% bệnh nhân được kiểm soát hen tốt.
Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính là sự phân loại bệnh để chỉ sự ảnh hưởng của phổi liên quan với sự cản trở đường dẫn khí. Hai dạng chính của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây cả hai bệnh trên. Mối liên quan giữa sử dụng thuốc và các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính mạnh tương tự như mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư phổi.
Bởi vì người hút thuốc thường bị suy yếu chức năng niêm mạc phế quản hơn người không hút thuốc, họ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ môi trường, lây nhiễm và các khói độc. Ước tính các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính ở người hút thuốc cao hơn 10 lần so với người không hút thuốc và sử dụng thuốc lá có thể liên quan tới hầu hết các ca tử vong các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính.
Khí thũng hình thành trong thời gian dài khi tiếp xúc thường xuyên với các chất độc. Khí thũng sẽ phát bệnh khi phế nang trong phổi bị phá vỡ, trở nên ít đàn hồi hơn và khả năng trao đổi ô xy kém hơn.
Bởi vì những ảnh hưởng tới phổi là không thể tránh khỏi, người có bệnh khí thũng thường nhờ vào sự bổ sung ô xy từ bình chứa ô xy. Một dạng bệnh khác của các bệnh mãn tính về phổi là viêm phế quản mãn tính. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh này là khó thở và nhiều đờm.
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó, tỷ lệ ở nam là 7,1%, nữ là 1,9%. Trong 4,1% dân số, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại miền Bắc là 5,7%, miền Trung là 4,6% và miền Nam là 1,9%.
Trong vòng 60 năm qua, tỷ lệ ung thư phổi tăng lên đáng kể cùng với số lượng người hút thuốc gia tăng. Trung bình người hút thuốc tăng nguy cơ liên quan tới ung thư phổi từ 5 đến 10 lần. Nhiều nghiên cứu đã xác định ba xu hướng quan trọng: Nguy cơ ung thư tăng với số lượng thuốc hút/số thuốc trong ngày - Nguy cơ ung thư tăng với thời gian hút thuốc, đo lường theo năm - Nguy cơ ung thư tăng với người bắt đầu hút thuốc khi còn trẻ.