Tag

Kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn: Động lực để xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh hiện đại

Tin tức 05/10/2020 14:19
aa
TTTĐ - Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Mỗi miền có nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có mối quan hệ khăng khít với nhau, hướng tới mục tiêu chung hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, Nhân dân, thống nhất nước nhà. Hà Nội là Thủ đô là trái tim của cả nước, là trung tâm của hậu phương lớn, Hà Nội luôn sát cánh cùng đồng bào miền Nam; Huế - Sài Gòn làm trọn nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
Người trẻ hướng về Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII

Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam được ký kết, Mỹ thay chân Pháp, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam chúng muốn “kéo dài biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17”. Tuy nhiên, chúng phải thất bại trước ý chí thống nhất của Nhân dân Việt Nam. Nguyện vọng, ý chí của Nhân dân được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện cụ thể trong chủ trương phát động “Phong trào kết nghĩa Bắc - Nam” nhằm tăng cường sự đoàn kết, tinh thần chiến đấu của đồng bào hai miền quyết tâm thống nhất đất nước.

Vườn hoa Lý Thái Tổ là nơi sẽ diễn ra trọng thể Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội
Vườn hoa Lý Thái Tổ là nơi sẽ diễn ra trọng thể Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

Sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, Thủ đô Hà Nội đã có những phong trào thi đua thắm tình “Bắc - Nam một dải” như: Phong trào “Ngày thứ Bảy đẩy mạnh sản xuất đấu tranh thống nhất”, “Làm theo lời Bác, thi đua mọi người làm việc bằng hai để đền đáp đồng bào miền Nam ruột thịt”, “Chiếc gậy Trường Sơn” Nhân dân Thủ đô Hà Nội đã gửi tấm lòng nhớ thương miền Nam, cảm thông sâu sắc với Huế - Sài Gòn vào những sản phẩm, việc làm nặng tình đồng chí, nặng nghĩa đồng bào. Hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, trường học, hàng ngàn cỗ máy, chiếc xe, con đường, thửa ruộng, vườn cây, ao cá ở Thủ đô mang tên những anh hùng, liệt sĩ, di tích lịch sử gắn với những chiến công oanh liệt của Huế - Sài Gòn…

Từ năm 1954 - 1960, hàng chục vạn bưu thiếp, thư từ, tin tức của Nhân dân Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây đã gửi vào Sài Gòn, Huế, hàng nghìn cuộc đấu tranh đòi chính quyền miền Nam phải thực hiện tự do đi lại, tự do thư tín, đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, chống Mỹ - ngụy vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, tàn sát và giết hại đồng bào yêu nước. Các đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, các tổ chức Phụ lão, Nông hội, trí thức, học sinh, sinh viên Thủ đô thường xuyên tiến hành các cuộc mít tinh, biểu tình ủng hộ đồng bào miền Nam, đặc biệt là Nhân dân Huế, Sài Gòn. Năm 1959, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội đã cử đoàn đại biểu của Thủ đô vào thăm đồng bào Sài Gòn, Huế nhưng chính quyền Mỹ - ngụy đã từ chối và còn xuyên tạc trắng trợn.

Phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm vì miền Nam ruột thịt của Nhân dân Thủ đô ngày càng mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của đông đảo của các tầng lớp Nhân dân Thủ đô lên án Mỹ - Diệm đầu độc, giết hại hàng nghìn tù chính trị và đồng bào yêu nước tại nhà giam Phú Lợi đầu năm 1959. Ngày 19/1/1959, thay mặt nửa triệu Nhân dân Thủ đô, 800 đại biểu dự phiên họp bất thường đặc biệt mở rộng của Hội đồng Nhân dân thành phố kêu gọi “tất cả hướng về Phú Lợi”. Ngày 25/1/1959, toàn thành phố treo cờ rủ, hơn 30 vạn Nhân dân Thủ đô đeo băng tang biểu tình, tuần hành, gửi kiến nghị lên Ủy ban quốc tế phản đối tội ác man rợ của Mỹ - Diệm.

Thể theo nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội cùng các đồng chí đại diện nhân dân Huế, Sài Gòn quyết định thành lập Ban vận động kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đầu tháng 10/1960, do bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội làm Trưởng ban.

Diện mạo của Thủ đô  Hà Nội ngày càng đẹp hơn, khang trang hơn
Diện mạo của Thủ đô Hà Nội ngày càng đẹp hơn, khang trang hơn

Tối 8/10/1960, tại Câu lạc bộ Ba Đình, Ban vận động đã tổ chức trọng thể Lễ ký kết giữa ba thành phố lớn Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Từ đây, Nhân dân Hà Nội đã ghi tên Huế - Sài Gòn trong trái tim mình, trong tâm trí của mỗi người dân Thủ đô mang tình yêu Huế - Sài Gòn với quyết tâm đẩy mạnh mọi mặt công tác, nỗ lực xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa, hậu phương lớn của Nhân dân miền Nam.

Phong trào kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn phát triển nhanh chóng và đạt được kết quả to lớn trên địa bàn Thủ đô. Nhiều phong trào thi đua trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội đều hướng về miền Nam ruột thịt. Các đơn vị phấn đấu giành vinh dự mang tên ba thành phố anh hùng, tình nguyện đi đầu trong việc đáp ứng cho Sài Gòn, Huế. Nhiều bông hoa kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đua nhau nở rộ khắp Thủ đô như: Dòng điện vì miền Nam ở nhà máy điện Yên Phụ, những chiếc xe ca du lịch “Bến Thành”, “Đông Ba” ở xí nghiệp đóng xe ca Hà Nội, những chiếc máy đi-ê-den mang tên Hà Nội - Huế - Sài Gòn ở nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, những xe bia kết nghĩa, bao gạo tiền phương, những cánh đồng “5 tấn thắng Mỹ”, những mét vải, hộp thuốc ngoài giờ trong phong trào “Hai triệu mét vải, một trăm tấn thuốc” tặng miền Nam. Ở Hà Đông, Sơn Tây nhiều phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, phong trào kết nghĩa “Hà Đông - Cần Thơ”, “Sơn Tây - Tây Ninh”, nhiều công trình lao động sản xuất mang tên các địa phương ở Cần Thơ - Tây Ninh được hoàn thành.

TP Hồ Chí Minh hôm nay
TP Hồ Chí Minh hôm nay

Nhiều cơ sở của Hà Nội tổ chức kết nghĩa với cơ sở của Huế - Sài Gòn như: Chợ Đồng xuân với chợ Bến Thành, 700 bà con tiểu thương chợ Hôm kết nghĩa với chợ Đông Ba (Huế), giáo viên, học sinh 8 trường khu phố Hàng Cỏ (nay thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm) kết nghĩa với các Trường miền Nam số 11, 13, 19 và trại nhi đồng trên đất Bắc. Một điển hình của phong trào kết nghĩa là “Hiệu sách kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn”, khai trương ngày 23/11/1960 ở trung tâm Thủ đô, gần Hồ Hoàn Kiếm. Hiệu sách đã trở thành nơi gặp gỡ của đông đảo bạn đọc Hà Nội và cả miền Bắc để tìm hiểu về miền Nam, về Huế, Sài Gòn. Nhân dịp Tết Nguyên đán 1963, nhà sách đã phát hành 4.000 quyển sách “Miền Nam 7 năm máu và hoa”, 5 vạn bản nhạc “Gửi trọn tình quê” mang dòng chữ “Hà Nội - Huế - Sài Gòn là cây một gốc, là con một nhà” đã trở thành món quà xuân cho nhiều gia đình, người dân Hà Nội, con em miền Nam tập kết sống ở Thủ đô và được gửi vào tặng đồng bào miền Nam.

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp, thủ công đã lấy việc kết nghĩa làm động lực để tăng cường đoàn kết, nâng cao năng suất lao động: Hợp tác xã Xuân Sinh làm huy hiệu “Kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn”, hợp tác xã Thủy tinh Dân Chủ làm lọ hoa mang hình ảnh 3 thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn để nhắc nhở đến tình cảm thân thương với đồng bào miền Nam. Phong trào thi đua kết nghĩa cũng diễn ra sôi nổi ở các xã ngoại thành nhằm đẩy mạnh sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, với tiền tuyến. Hợp tác xã Quảng An (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ) đã biến khu ruộng 3 mẫu 6 sào canh tác một vụ thành “khu ruộng Hà Nội - Huế - Sài Gòn” canh tác 3 vụ/năm, đạt năng suất cao. Hợp tác xã nông nghiệp Định Công (nay là phường Định Công, quận Hoàng Mai) với thửa ruộng mang tên Trần Văn Ơn, vườn rau cao sản vì miền Nam, vườn cam kết nghĩa, trạm bơm Đức Hòa, con mương Thống Nhất… Hợp tác xã hoa - rau Ngọc Hà đã đẩy mạnh sản xuất trồng nhiều hoa, nhiều rau, ngoài vườn Nguyễn Văn Trỗi đã có thêm hai vườn hoa mang tên Võ Thị Sáu và Đoàn Thị Liên (đội trưởng của 11 cô gái sông Hương anh dũng)… Trường Đại học Y khoa Hà Nội trong những năm chống chiến tranh phá hoại, nhất là khi được mang tên ba thành phố kết nghĩa, trường luôn hoàn thành kế hoạch đào tạo cán bộ y tế phục vụ chiến đấu.

Trường phổ thông cấp 3 Chu Văn An, Trưng Vương là những ngôi trường có bề dầy truyền thống trong đấu tranh chống thực dân, đế quốc, nhà trường cũng là nơi đào tạo, nuôi dạy một số học sinh Huế và Sài Gòn. Như vậy, từ năm (1955 - 1975), hệ thống 28 trường miền Nam được thành lập trên toàn miền Bắc, đã có 23.276 học sinh miền Nam được học tập, rèn luyện, trưởng thành như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Đây là vườn ươm đặc biệt, ươm những hạt giống quý báu vào bậc nhất mà Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và Nhân dân miền Bắc đã giành cho miền Nam từ những ngày gian khó ấy, nay đã mang lại những kết quả to lớn cho đất nước”.

Phong trào kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn trở thành phong trào sâu rộng, liên tục động viên đông đảo các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, nuôi dưỡng và kích thích tình cảm ruột thịt thống nhất Bắc - Nam, kích thích tinh thần hăng hái, làm việc có chất lượng, có năng suất nhằm chẳng những xây dựng Thủ đô, củng cố miền Bắc mà còn vì đồng bào miền Nam, vì đồng bào Huế - Sài Gòn, vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Phong trào kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn còn động viên mạnh mẽ tinh thần đấu tranh bất khuất của đồng bào Huế - Sài Gòn và toàn miền Nam kiên quyết chống lại chính sách đàn áp, khủng bố man rợ của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Phong trào kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn như ngòi nổ dây chuyền dấy lên phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh miền Bắc với các tỉnh miền Nam tạo phong trào thi đua sôi nổi trong cả nước vì sự nghiệp củng cố miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Trong những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng vạn cán bộ, thanh niên Thủ đô hết lớp này đến lớp khác đã xung phong lên đường vào Nam đánh giặc. Khẩu hiệu “Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Bất kể hoàn cảnh nào cũng quyết tâm hoàn thành mọi yêu cầu của miền Nam”, đó là tinh thần và quyết tâm, là tình cảm và ý chí của Nhân dân Thủ đô và Nhân dân miền Bắc đối với đồng bào miền Nam. Trên mảnh đất ngàn năm văn hiến đã khởi đầu phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Ngày thứ Bảy đẩy mạnh sản xuất, đấu tranh thống nhất Tổ quốc”, là quê hương của chiếc gậy Trường Sơn. Các phong trào có sức lan tỏa lớn, nhanh chóng trở thành phong trào chung của cả nước.

Hướng ra tiền tuyến đâu đâu cũng diễn ra phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, vì Huế - Sài Gòn kết nghĩa thân thương. Các hình thức xây dựng “Đội thanh niên dự bị tiền tuyến”, tổ chức rèn luyện 5 môn thể thao quốc phòng chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ thu hút hàng chục vạn thanh niên tham gia. Đoàn thanh niên Thành phố có sáng kiến phát động các “Tháng tòng quân giết giặc” với khẩu hiệu “Tiền tuyến gọi, thanh niên ba sẵn sàng Thủ đô lập tức lên đường chiến đấu”, Tiền tuyến cần bao nhiêu, thanh niên Hà Nội có bấy nhiêu”. Hội Phụ nữ và Hội Phụ lão thành phố cùng với Đoàn thanh niên phát động phong trào “Ba cử, hai nguyện”. Trong 10 năm (1965 - 1975), Hà Nội đã tiến hành 29 đợt tuyển quân, động viên 8,6 vạn thanh niên nhập ngũ để bổ sung cho các quân binh chủng, trực tiếp chi viện cho các chiến trường. Hơn 11.561 người con ưu tú của Thủ đô đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp vẻ vang của dân tộc.

Ngay sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, động viên và tổ chức các phong trào thi đua lao động, sản xuất xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa, đồng thời chi viện cán bộ và các nguồn lực giúp các tỉnh ở miền Nam nhanh chóng ổn định tình hình sau giải phóng. Ngày 15/4/1975, kỳ họp thứ 4 (khóa VI) Hội đồng Nhân dân Thành phố đã gửi 4 bức thư tới đồng bào và chiến sĩ Huế - Sài Gòn kết nghĩa, nội dung nêu rõ: “Chúng tôi bước vào năm 1975 với niềm tự hào phấn khởi. Nhân dân Thủ đô quyết tâm vươn lên phấn đấu thực hiện kế hoạch mới, quyết tâm làm tròn nghĩa vụ đối với miền Nam anh hùng, với đồng bào Huế - Sài Gòn kết nghĩa…”.

Các văn nghệ sĩ thủ đô Hà Nội đã hỗ trợ Huế - Sài Gòn phổ biến những sản phẩm văn hóa đậm tính dân tộc và lý tưởng cách mạng. Từ cuối tháng 4/1975, thư viện Hà Nội đã phân công cán bộ đưa sách báo vào Huế, Sài Gòn… đã thu hút đông đảo bạn đọc là các tầng lớp trí thức, cán bộ, sinh viên, học sinh là hình ảnh đẹp của đô thị miền Nam ngay những ngày mới giải phóng. Ngành Y tế đã cử nhiều bác sĩ, y sĩ ở các bệnh viện của Thủ đô vào làm việc tại các vùng mới giải phóng. Tính đế cuối năm 1975 đã có 1.848 cán bộ được tăng cường cho các tỉnh phía Nam, trong đó có 61 cán bộ chính trị và quản lý nhà nước, 80 bác sĩ, 100 kỹ sư, 67 giáo viên cấp III, 112 cán bộ kỹ thuật. Sự chi viện về lực lượng cán bộ cho các thành phố lớn Huế - Đà Nẵng - Sài Gòn đã góp phần tích cực củng cố thắng lợi và đảm bảo mọi hoạt động bình thường sau ngày giải phóng.

Trong 10 năm sau ngày đất nước thống nhất 1975 - 1985, Hà Nội, Huế, Sài Gòn cùng cả nước bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980) và lần thứ ba (1981 - 1985) là những năm tháng đầy khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hà Nội cùng Huế, Sài Gòn từng bước vượt qua khó khăn bước vào thời kỳ đổi mới.

Từ năm 1986 đến nay, cùng với cả nước Hà Nội - Huế - Sài Gòn tiếp tục phát huy truyền thống năng động trong hội nhập và giao lưu quốc tế. Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội đã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội đã vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào điều kiện cụ thể của thành phố, đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới.

Năm 1997, ba địa phương Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã thống nhất đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện. Hà Nội đã đầu tư vào Huế, Sài Gòn trên nhiều lĩnh vực: Thương mại dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế, du lịch… trên tinh thần hợp tác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của nhau. Trên lĩnh vực văn hóa, nhiều văn nghệ sĩ từ Thủ đô vào thành phố Hồ Chí Minh hoạt động có nhiều đóng góp quan trọng cho lĩnh vực giải trí. Năm 2005, lễ ký kết giao ước hợp tác - kết nghĩa giữa ba Hội nhạc sĩ Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra, tạo điều kiện để nhạc sĩ ba thành phố phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Từ đó đến nay, giữa ba địa phương đã có nhiều mối quan hệ hợp tác và thu được một số kết quả đáng kể.

Đối với Thủ đô Hà Nội, sau 35 năm đổi mới, đặc biệt sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI giai đoạn (2016 - 2020), Đảng bộ Hà Nội luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Thủ đô, gương mẫu đi đầu trong vận dụng, cụ thể hóa và thực hiện sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của Thủ đô, đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh được cải thiện. Bình quân giai đoạn (2016 - 2020), tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,93%, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (6,93%); năm 2020, quy mô GRDP ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, khoảng 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015… Đến cuối năm 2020, Hà Nội đã có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, đạt tỷ lệ 96,1%, hoàn thành vượt mức trước 2 năm so với nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng, gấp 1,36 lần năm 2016, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt.

Mục tiêu Đảng bộ đề ra đến năm 2025, xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, GRDP/người đạt 8.100 - 8.300 USD. Phấn đấu đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại”, đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế. Hà Nội trở thành Thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoàn chỉnh; Thành phố thông minh; GRDP/người đạt 12.000 - 13.000 USD. Về phát triển kinh tế đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2025: 7,5 - 8%...

Với bề dày lịch sử Hà Nội, Huế, Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), 3 trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế giữ vị trí hàng đầu của đất nước gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất “là cây một cội, là con một nhà” có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn, không những là xu thế khách quan của lịch sử mà còn là tình cảm chính đáng của nhân dân 3 miền.

60 năm đã trôi qua, Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội, Huế, Sài Gòn luôn trân trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó son sắt một lòng, là nguồn động lực to lớn đẩy mạnh giao lưu và hợp tác toàn diện, cùng cả nước quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đọc thêm

Lễ ký các văn kiện hợp tác Việt Nam - Cuba Quốc tế

Lễ ký các văn kiện hợp tác Việt Nam - Cuba

Tối 26/9, giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba

Chiều 26/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm cấp cao với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez.
Tuyên truyền 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đúng tầm, phù hợp Tin tức

Tuyên truyền 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đúng tầm, phù hợp

TTTĐ - Ngày 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp Ban Tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng và lão thành cách mạng Tin tức

Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng và lão thành cách mạng

TTTĐ - Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng và cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh tiêu biểu trên địa bàn quận Đống Đa, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tri ân các nhân chứng lịch sử Ngày Giải phóng Thủ đô Tin tức

Tri ân các nhân chứng lịch sử Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Chiều 26/9, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã đi thăm, tặng quà tri ân gia đình chính sách tiêu biểu tại quận Bắc Từ Liêm.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân người trực tiếp tiếp quản Thủ đô Tin tức

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân người trực tiếp tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết như vậy khi tới đã thăm, động viên và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công tại huyện Hoài Đức chiều nay (26/9), nhân kỷ niệm 70 ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công tại quận Tây Hồ Tin tức

Thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công tại quận Tây Hồ

TTTĐ - Chiều 26/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã tới thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công, Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn quận Tây Hồ, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tri ân, biết ơn sâu sắc chiến sĩ trực tiếp giải phóng Thủ đô Tin tức

Tri ân, biết ơn sâu sắc chiến sĩ trực tiếp giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Chiều 26/9, Đoàn đại biểu TP Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô, hiện thường trú trên địa bàn quận Long Biên.
Hà Nội sẽ xem xét các chính sách đầu tư công trình hồ đập Tin tức

Hà Nội sẽ xem xét các chính sách đầu tư công trình hồ đập

TTTĐ - Trước ý kiến của cử tri quan tâm tới các giải pháp hỗ trợ Nhân dân và khắc phục bão số 3, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, kỳ họp chuyên đề của HĐND TP vào đầu tháng 10 tới sẽ xem xét một số chính sách cho ngành nông nghiệp, chính sách đầu tư công trình, hồ đập, an sinh xã hội...
Biết ơn sâu sắc những cống hiến, hy sinh cho giải phóng Thủ đô Tin tức

Biết ơn sâu sắc những cống hiến, hy sinh cho giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1054 -10/10/2024), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đã tới thăm, tặng quà gia đình chính sách tiêu biểu, trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô đang sinh sống tại quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ.
Xem thêm