Tag

Không nhân nhượng với nạn khai thác cát trái phép

Môi trường 14/11/2020 00:00
aa
TTTĐ - Khai thác quá mức lượng cát trên sông dẫn đến sạt lở bờ, ảnh hưởng đời sống người dân và cả hệ sinh thái thủy sinh.
Phú Thọ: Cát tặc lộng hành, cơ quan chức năng ở đâu?! Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Xây dựng Việt Khôi Hưng bị xử phạt vì khai thác cát trái phép Hà Nội: Vẫn nóng tình trạng khai thác cát trái phép khiến người dân bức xúc CSGT Hà Nội mật phục bắt 3 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng Bà Rịa - Vũng Tàu: UBND huyện Xuyên Mộc xác định Công ty Free Land khai thác trái phép gần 4.500m3 cát Công ty Free Land khai thác cát trái phép với số lượng "khủng" tại Xuyên Mộc
Lực lượng chức năng xử lý phương tiện khai thác cát trái phép
Lực lượng chức năng xử lý phương tiện khai thác cát trái phép

Nếu lượng cát bị hút quá nhiều tại một vị trí, nhất là nạo vét thông luồng, mực nước tại đó và thượng nguồn sẽ bị giảm. Độ dốc đáy sông và mặt nước tăng lên nên vận tốc dòng chảy cũng tăng theo, gây xói lở đáy và làm lộ ra các chỗ nông khác ở khu vực thượng nguồn.

Lòng sông bị hạ thấp còn dẫn đến mực nước ngầm hai bên bờ sông bị hạ, gia tăng tác động xấu của hạn hán; một số cây trồng ở hai bên có thể bị chết và tạo ra những thay đổi đến hệ sinh thái. Hạ thấp mực nước ngầm còn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nước ngọt phục vụ sinh hoạt của dân cư. Ngoài ra, dòng sông bị tụt khiến chân công trình bị lộ và nhanh chóng hư hỏng.

Hút cát còn phá hoại hệ sinh thái dưới lòng sông và tăng độ đục ở khu vực khác. Việc thô hóa lòng sông và thay đổi chế độ chảy cũng ảnh hưởng tới việc săn mồi, phát triển, đẻ trứng và nuôi dưỡng các con non của động vật thủy sinh.

Việc khai thác cát vượt mức sẽ làm tụt đáy sông, khiến bờ sông không ổn định dẫn đến xói lở. Thực trạng này đang diễn ra tại sông Hồng.

Do dòng sông bị xói sâu ở một điểm, lượng cát từ thượng nguồn về sẽ đọng lại ở đây mà không chuyển được về cho hạ du. Lúc này dòng chảy sẽ lấy cát từ chỗ khác của lòng sông để bổ sung và gây xói lở. Khi lũ lớn, hiện tượng sạt lở càng nghiêm trọng, có thể đe dọa hệ thống đê điều.

Trước vấn đề nhức nhối về tình trạng phá rừng và khai thác cát trái phép, mới đây cử tri tỉnh Long An đã có kiến nghị gửi tới Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các Bộ, ngành liên quan tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý thật nghiêm các hành vi vi phạm gây ra tình trạng xói mòn, sạt lở bờ sông, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Long An về vấn đề trên, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường - cơ quan được Ban Dân nguyện chuyển nội dung kiến nghị của cử tri, cho rằng việc ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Riêng với tình trạng khai thác cát trái phép, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định trong thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt để xử lý.

Theo đó, đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản cơ bản đã hoàn thiện với 1 Luật, 9 Nghị định, 6 Quyết định và 2 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 62 Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản và chấn chỉnh hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân.

Từ năm 2015 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần chủ trì các Hội nghị trực tiếp, trực tuyến với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương, trực tiếp kiểm tra việc khai thác cát, sỏi tại một số địa phương nhằm giải quyết triệt để việc khai thác cát, sỏi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và cuộc sống của người dân.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng thường trực đã yêu cầu các Bộ, ngành và các địa phương đề cao trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm…

Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành, các lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý cương quyết, nghiêm khắc theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản.

Đến nay, các lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng đã phát hiện, bắt giữ, xử lý gần 300 các vụ việc vi phạm trong hoạt động khoáng sản. Trong đó, Bộ đội Biên phòng đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 182 vụ/521 đối tượng; tạm giữ 17.725 tấn quặng, 106.881 tấn than, 19.660m3 cát, 158 phương tiện các loại, 160 máy hút cát,...

Các lực lượng chức năng của Bộ Công an đã phát hiện, bắt giữ, xử lý gần 7.000 vụ việc vi phạm trong hoạt động khoáng sản với khoảng 6.800 đối tượng, xử phạt gần 100 tỷ đồng, tịch thu hơn 300 máy nổ, gần 30 máy xúc, 20 giàn sàng, khoảng 150 ghe thuyền các loại, 20 xe ben, hơn chục ngàn m3 cát, sỏi…

Về phía các địa phương, hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã lập và phê duyệt quy hoạch khoáng sản trong đó có cát, sỏi lòng sông; thực hiện nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ bến bãi, lập đường dây nóng, nghiêm cấm việc mua bán cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp; chỉ đạo quyết liệt để chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh bến bãi tập kết cát, sỏi trái phép trên địa bàn.

Qua công tác thanh, kiểm tra, các địa phương cũng đã phát hiện và xử lý gần 15.000 trường hợp vi phạm, xử phạt (7.302 trường hợp vi phạm khai thác trái phép; 7.634 trường hợp vi phạm Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật) với số tiền trên 167,7 tỷ đồng; một số vụ vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông đã được chuyển xử lý hình sự (26 vụ).

Ngoài xử phạt vi phạm hành chính đã thu giữ, tiêu hủy nhiều phương tiện khai thác trái phép, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép đã thực sự giảm cả về quy mô và số lượng, một số địa phương đã cơ bản ngăn chặn hoạt động khai thác cát trái phép tái diễn như: Thanh Hoá, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Thọ...

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực hoạt động khoáng sản, chấn chỉnh các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, các địa phương, các Bộ, ngành liên quan cần khẩn trương tổ chức thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nội dung nhiệm vụ quy định cụ thể trong Nghị định số 23/2020/NĐ-CP về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2020)…

Cùng với đó, các Bộ liên quan cần ban hành, thực hiện đúng cam kết quy chế phối hợp trong quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản (nhất là cát, sỏi lòng sông) tại khu vực giáp ranh; cương quyết xử lý người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, gây bức xúc dư luận; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Ủy ban Nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát, chấn chỉnh các hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông và thu hồi cát từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch trên địa bàn; cấp phép mở bến, bãi tập kết, kinh doanh cát, sỏi trên cơ sở quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với đó, các địa phương cần kiên quyết xử lý dứt điểm bến bãi tập kết kinh doanh cát, sỏi trái phép và có biện pháp chống tái diễn. Phát huy vai trò giám sát của người dân, của cộng đồng đối với chính quyền và với doanh nghiệp; của chính quyền cấp trên đối với chính quyền cấp dưới; tăng cường giám sát quá trình khai thác của các doanh nghiệp theo đúng giấy phép và các quy định của pháp luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết hiện đã xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản để thay thế Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.

Trong đó đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể đối với từng Bộ, ngành liên quan, đối với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh để triển khai thực hiện các quy định mới của 5 Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản đã được ban hành từ khi có Chỉ thị đến nay.

Khảo sát của các ban thuộc HĐND thành phố Hà Nội mới đây cho thấy, tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép lòng sông vẫn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là công tác phối hợp giữa chính quyền các địa phương với lực lượng chức năng thành phố trong phát hiện, xử lý vi phạm chưa đồng bộ.

Thực tế cho thấy, vì lợi ích cá nhân, các đối tượng thường lợi dụng đêm tối, địa bàn giáp ranh để khai thác cát, sỏi trái phép từ lòng sông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng với đó, công tác quản lý hoạt động của các bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông cũng còn nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, từ năm 2019 đến nay, Sở đã thành lập đoàn kiểm tra hoạt động của 8 đơn vị khai thác khoáng sản và việc giải tỏa các bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng vi phạm ven sông trên địa bàn thành phố nhưng chưa xử lý được rốt ráo các vi phạm.

Để giải quyết vấn đề này ngoài sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cơ quan chức năng cũng cần có sự tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân; tăng cường sự giám sát của các tổ chức đoàn thể và người dân đối với hoạt động khai thức cát, sỏi để từ đó đốc thúc chính quyền địa phương thực hiện nghiêm pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường…

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm