Tag
Hà Nội

Không thi cuối kỳ đối với học sinh khối 1, 2 và nhiều kịch bản cho năm học mới

Giáo dục 07/08/2021 23:23
aa
TTTĐ - Những trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội nếu chưa hoàn thành thi cuối kỳ sẽ thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh khối 1, 2 dựa trên kết quả học kỳ I, kết quả giữa kỳ II thay vì tổ chức kiểm tra định kỳ.
Cuộc thi trực tuyến "Cuốn sách tôi yêu" năm 2021 1 triệu khóa học luyện thi trực tuyến tặng học sinh chuyển cấp trong mùa dịch Covid-19 Thi trực tuyến “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”

Chủ động "vào việc" với thi trực tuyến

Quyết định này của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhận được nhiều sự đồng tình từ cha mẹ, các học sinh và nhà trường.

Theo đó, Sở yêu cầu các Phòng GD&ĐT chỉ đạo trường tiểu học trên địa bàn quản lý, nếu đơn vị nào chưa hoàn thành việc kiểm tra đánh giá định kỳ các môn học cuối kỳ 2, không đủ điều kiện để kiểm tra trực tuyến theo quy định của Bộ GD&ĐT, được phép dựa vào kết quả học kỳ I, kết quả giữa kỳ II và kết quả đánh giá thường xuyên để khẳng định kết quả năm 2020 - 2021 đối với học sinh lớp 1, 2.

Một tiết học online của cô trò trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình)
Một tiết học online của cô trò trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình)

Trước và ngay sau khi có văn bản, nhiều trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đã chủ động tổ chức thi trực tuyến theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT từ trước đó.

Ông Lê Đức Thuận, trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết: “Phòng đã chỉ đạo các trường triển khai thi cuối kỳ với khối 5 trước để hoàn thành hồ sơ cho học sinh nhập học vào lớp 6; Sau đó sẽ tiếp tục triển khai khối 3, 4. Chúng tôi cũng yêu cầu các trường xây dựng dự kiến kế hoạch kiểm tra cuối năm học lớp 3, 4 và đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1, 2 (theo phương án giao quyền cho giáo viên dựa và kết quả học kỳ I, kết quả giữa kỳ II, kết quả đánh giá thường xuyên như thế nào…), báo cáo về Phòng GD&ĐT trước khi triển khai thực hiện".

Học trò trường Tiểu học Thủ lệ làm bài thi trực tuyến
Học trò trường Tiểu học Thủ Lệ, quận Ba Đình làm bài thi trực tuyến

Tại quận Ba Đình trong ngày 7 và 8/8, 100% các trường tiểu học triển khai thi trực tuyến tới khối 5, sáng 7/8 đã kiểm tra xong một số môn. Quá trình thi không xảy ra vấn đề về kỹ thuật hay đề thi… phụ huynh rất yên tâm, ngày mai (8/8) sẽ hoàn thành thi nốt môn còn lại.

Cô Nguyễn Ngọc Anh, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình) cho biết: “Đối với lớp 5, chúng tôi đang triển khai thi trực tuyến. Sáng nay, học sinh vừa làm bài kiểm tra môn Tiếng Việt. Trước khi thi, nhà trường cũng đã tổ chức họp phụ huynh, khảo sát về thiết bị, sau đó chuẩn bị tâm lý, ôn tập cho các em để học sinh có sự chủ động. Hôm nay, trường kiểm tra buổi đầu khá suôn sẻ; Máy móc, đường truyền tốt. Mỗi lớp có 2 phòng thi, mỗi phòng thi có 2 giám thị của trường, Ban Giám hiệu sẽ giám sát chung. Ngoài ra còn có thêm cả giáo viên THCS xuống cùng coi thi".

Không thi cuối kỳ đối với học sinh khối 1, 2 và nhiều kịch bản cho năm học mới

Sẵn sàn các phương án cho năm học mới

Đối với công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội, cô Nguyễn Ngọc Anh cho rằng, không thi trực tuyến với khối 1, 2 là rất phù hợp với mong muốn của phụ huynh. “Khi chưa có văn bản này, chúng tôi rất băn khoăn bởi lớp 1,2. Học sinh còn nhỏ, nhiều con chưa được tiếp xúc với máy tính nên thao tác, gõ văn bản còn hạn chế. Việc xét, đánh giá học sinh khối 1, 2 là rất phù hợp với bối cảnh thực tế”, cô Ngọc Anh nói.

Thời điểm này, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã có hoạt động chuyên môn sớm và rất kịp thời khi xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên. Cụ thể, các lớp tập huấn kĩ năng công nghệ thông tin đã trang bị cho giáo viên và cán bộ quản lý các công cụ làm việc hiệu quả nếu học online chiếm xu thế trong tình hình dịch bệnh như thế này.

Hà Nội: Không cần thi cuối kỳ đối với học khối 1,2

Theo một số giáo viên tại quận Ba Đình, nếu dịch tiếp tục kéo dài, học sinh không thể đến trường thì việc duy trì học tập vẫn phải tiến hành, không để gián đoạn.

Cô Nguyễn Thị Thu Hảo, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Chúng tôi đang xây dựng kịch bản chuẩn bị cho 2 phương án: Nếu tiếp tục học online các cô giáo được tập huấn để chuẩn bị bài giảng dạy trực tuyến hiệu quả, tổ chức các tiết thực tập chuyên đề để khối 2 chuẩn bị năm nay thay sách. Dịch lắng, khi có quyết định của thành phố, học sinh sẽ đến trường".

Cô Hảo cũng cho rằng, không chỉ dịch bệnh, học trực tuyến mới được chú trọng mà hiện nay, phương thức học này càng thịnh hành hơn trong thời đại công nghệ 4.0. Vì vậy, dạy học online cần coi như một phương pháp thông dụng cần sự phát hiện những sáng tạo, linh hoạt trong quá trình thực hiện.

"Tôi cho rằng, dạy học trực tuyến, giáo viên phải chuẩn bị giáo án chu đáo, bài giảng, minh hoạ cụ thể. Giáo viên cần khuyến khích các con tạo nhóm làm việc ở từng phòng học nhỏ. Cô có thể vào mỗi phòng để trao đổi với nhóm. Việc "học mà chơi - chơi mà học", sẽ giúp các con được giao lưu với nhau và tăng hiệu quả bài học”, cô Hảo nói.

Một giờ học trực tuyến của trường Tiểu học Lê Văn Tám
Một giờ học trực tuyến của trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Càng thấy sóng cả, càng vững tay chèo...

Nhiều giáo viên dạy lớp 1 cho rằng, cái khó nhất trong việc chuẩn kịch bản cho năm học mới này là nhóm học sinh lớp 1 và lớp 2. Bởi lớp 2 chương trình sách giáo khoa mới; Lớp 1, các em còn nhỏ, chưa thể tự sử dụng máy tính. Ngoài ra, ở lứa tuổi mới vào lớp 1, học sinh còn non nớt, đang chuyển từ hoạt động chủ yếu vui chơi sang học tập, cần sự uốn nắn trực tiếp của cô giáo để hình thành các kỹ năng ban đầu cho việc học tập sau này. Vì vậy, nếu phải học trực tuyến ngay từ khi mới vào năm học sẽ rất khó khăn và không đạt hiệu quả như mong muốn.

Năm học trước, dịch Covid-19 bùng phát không phải từ đầu năm nên giáo viên vẫn có thời gian để dạy học sinh trực tiếp. Vì thế, ngay từ bây giờ, nhiều trường đã lên phương án chuẩn bị cho phụ huynh khối 1 họp Zoom để có những biện pháp thích hợp. Nếu cần thiết, cha mẹ phải vào cuộc, sát cánh với nhà trường.

Cũng có nhiều thầy cô cho rằng, nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, các trường có thể bắt đầu năm học muộn hơn so với khung kế hoạch. Đa số thầy cô giáo được hỏi đều cho rằng, trong khó khăn nhưng bằng sự trăn trở, tình yêu nghề, yêu con trẻ sẽ giúp họ vượt qua những thách thức để đạt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ ngay từ những tháng, ngày đầu năm học mới.

Đọc thêm

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới Giáo dục

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên Giáo dục

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo dành gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại 46 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục Giáo dục

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

TTTĐ - Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành giáo dục địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12 Giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

TTTĐ - Từ năm 2025 đến 2034, dự kiến, tiếng Nhật được giảng dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, có 3 đối tượng được miễn thi, gồm: miễn thi tất cả các môn, miễn thi môn Ngoại ngữ và miễn thi môn Ngữ văn; đồng thời quy định cụ thể về từng đối tượng.
Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia Giáo dục

Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia

TTTĐ - Chiều 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2025 và trao giấy chứng nhận đoạt giải cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2024 - 2025.
Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội Giáo dục

Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội

TTTĐ - Mỗi quận, huyện ở Hà Nội công khai 2 số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh trong tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.
Xem thêm