"Kích nổ" lối sống về đêm: Sáng tạo hay tự hủy hoại?
Mỗi thanh niên là một “đại sứ” lối sống xanh Lan tỏa lối sống đẹp từ hành động chung tay bảo vệ môi trường Lối sống thực dụng, cực đoan có nguy cơ lan rộng |
Màn đêm buông xuống là lúc nhiều người trẻ bắt đầu một thế giới của riêng mình |
Giới trẻ và cuộc sống tận hưởng về đêm
Màn đêm buông xuống là lúc nhiều người trẻ bắt đầu thế giới của riêng mình. Ngoài việc dùng thời gian để làm việc, các bạn trẻ hiện nay cũng thích tận hưởng cuộc sống về đêm. Có người cho rằng, ban đêm yên tĩnh không xô bồ như vào ban ngày, cũng có người quan niệm những cuộc vui vào ban đêm thú vị hơn…
Bạn trẻ Nguyễn Minh Anh cho biết: Mình cảm thấy ban đêm là khoảng thời gian yên tĩnh có thể tập trung vào công việc của mình mà không bị làm phiền. Ngoài ra, không khí sôi động của không gian mạng khiến mình cảm thấy mọi hoạt động thoải mái hơn.
Phần lớn các bạn trẻ thường có xu hướng ngủ muộn để hoạt động vui chơi và tụ họp bạn bè khi đêm về |
Ngoài làm việc, giải trí sau màn hình máy tính, nhiều bạn trẻ tận hưởng cuộc sống về đêm thông qua các cuộc hò hẹn nhau đi chơi gần như cả đêm không ngủ.
Mặc dù đều biết rất rõ các tác hại của việc thức khuya nhưng đa số người trẻ tham gia khảo sát vẫn có ý định tiếp tục tình trạng này do đã thành thói quen rồi |
Nói về nguyên nhân thức khuya, Nguyễn Hoàng Long (Sinh viên năm 3, Viện Đào tạo Quốc tế UniDesign ) cho biết: Mình thường xuyên thức khuya để giải quyết các công việc cá nhân hoặc làm bài tập. Ngành học của mình bình thường đã có rất nhiều bài tập, đến thời gian thi giữa kỳ hay cuối kỳ thì nhiều gấp đôi. Ban ngày vừa phải đi học rồi tham gia câu lạc bộ nên mình không có thời gian để ôn bài. Bởi vậy, thức đêm giúp mình có thêm nhiều thời gian hơn.
Long cho rằng, có thể học tập hiệu quả hơn vào ban đêm, khi không bị phân tâm bởi tiếng ồn hay các hoạt động xung quanh: “So với học vào ban ngày thì mình cảm thấy tỉnh táo và nhanh nhớ hơn vào ban đêm. Không gian ban đêm vừa yên tĩnh vừa mát mẻ, mình cảm thấy thoải mái và dễ dàng chiêm nghiệm, nghiền ngẫm các kiến thức một cách sâu hơn. Mình cũng có thể tập trung vào nội dung cần học mà không bị gián đoạn hay xao nhãng bởi các hoạt động xung quanh, như tivi, điện thoại, bạn bè, gia đình,...” – Hoàng Long nói.
Đừng để nơi nghỉ ngơi…là bệnh viện
Với lịch sinh hoạt rất khác biệt, các bạn trẻ thường xuyên gặp khó khăn trong việc tập trung học tập, làm việc vào ban ngày |
Thời gian qua, nhiều mô hình như chợ đêm, phố đi bộ ban đêm các quán ăn nhà hàng được hình thành ở nhiều địa phương. Những bạn trẻ này cũng góp phần thúc đẩy những dịch vụ kinh doanh vào ban đêm phát triển.
Ỷ vào sức khỏe của tuổi trẻ, nhiều người trẻ đã cố tình bỏ qua các cảnh báo của bác sĩ |
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế: Dù là xu hướng hay thói quen, thì thức đêm không bao giờ được khuyến khích. Ỷ vào sức khỏe của tuổi trẻ, nhiều người trẻ đã cố tình bỏ qua các cảnh báo của bác sĩ. Khi có hệ lụy, thì nơi nghỉ ngơi của nhiều bạn trẻ lại là bệnh viện.
Sinh sống tại Việt Nam, nhưng lại sinh hoạt theo giờ Mỹ, duy trì lối sống về đêm trong khoảng thời gian dài khiến nhiều bệnh nhân lúc nào cũng thấy thiếu tập trung, lờ đờ, uể oải. Dù may mắn được bác sĩ tư vấn kịp thời trước khi các dấu hiệu dẫn đến đột quỵ, nhưng các biến chứng về rối loạn giấc ngủ đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt.
"Ngủ ngày, cày đêm" đang dần trở thành lối sống "ăn sâu" vào tiềm thức của thế hệ Gen Z khiến cho sức khỏe và tinh thần của nhiều bạn trẻ ngày càng kiệt quệ, xuống dốc. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi kinh tế đêm phát triển với những điểm đến "không ngủ" ngày càng được đẩy mạnh, màn đêm dần trở thành sân khấu chính để sáng tạo của thế hệ trẻ hiện đại. Tuy nhiên, việc lạm dụng thời gian về đêm cũng dễ khiến sức khỏe của nhiều người giảm sút. Do đó, việc sắp xếp thời gian biểu hợp lý, ngủ đủ thời gian cùng chế độ ăn uống khoa học sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng với những người chọn ban đêm để làm việc và sáng tạo.
Dù lý do cho việc thức khuya là gì, những người trẻ cũng nên cân nhắc điều chỉnh sắp xếp thời gian học tập, làm việc và ngủ nghỉ một cách khoa học, duy trì thường xuyên để tạo ra phản xạ cho bản thân trong việc ngủ và dậy đúng giờ. Để có giấc ngủ sâu, khoa học, trước khi đi ngủ bạn có thể nghe nhạc, xem phim hài để thư giãn, làm dịu thần kinh, tập các động tác giúp cơ thể thoải mái.