Tag

Kiểm soát và ngăn chặn bạo lực học đường bằng cách nào?

Giáo dục 11/03/2021 08:12
aa
TTTĐ - Một nữ sinh ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội bị đánh hội đồng và clip được tung lên mạng. Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây báo động tình trạng bạo lực học đường ngày càng trở nên đáng lo ngại. Làm cách nào để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng này?
Giáo viên trường THCS Giảng Võ chú trọng giáo dục phòng chống bạo lực học đường

Muôn vàn lý do dẫn đến bạo lực

Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 2.000 vụ học sinh đánh nhau cả trong và ngoài lớp học. Trung bình mỗi ngày, ở Việt Nam vẫn còn khoảng 5 vụ học sinh đánh nhau, chủ yếu ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT. Các nghiên cứu dịch tễ cho biết, tỷ lệ bạo lực học đường có xu hướng trẻ hoá từ 10 đến 15 tuổi so với 10 năm trước, số vụ bạo lực học đường đã tăng 10 lần.

Các vụ bạo lực trên thực tế hiện nay đang trở nên phức tạp hơn dưới ảnh hưởng của phim ảnh trên mạng, game bạo lực và nhiều hình thức bắt nạt trên mạng xã hội.

Kiểm soát và ngăn chặn bạo lực học đường bằng cách nào?
Nữ sinh trường THCS Sen Phương bị bạn đánh vì lời lẽ qua lại trên mạng xã hội

Mới đây nhất, trên mạng xã hội lan truyền sự việc liên quan tới nhóm học sinh của trường THCS Sen Phương, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Các em đánh bạn chỉ vì lời qua tiếng lại trên mạng xã hội. Điều đó có thể thấy rằng, từ những hành vi ảo trên mạng có thể gây nên những hậu quả thật vô cùng nghiêm trọng.

Bạo lực học đường, câu chuyện không mới nhưng luôn gây nhức nhối với xã hội bởi nó liên quan trực tiếp đến giới trẻ. Cần khẳng định, vấn nạn này để lại những hậu quả đau lòng về mặt tâm lý xã hội và gây ảnh hưởng nặng nề với cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Theo các chuyên gia giáo dục, bạo lực học đường xuất phát từ một số nguyên nhân chính. Thứ nhất là từ chính các em học sinh, bởi từ 12 đến 17 tuổi là lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý, muốn thể hiện cái tôi rất lớn nhưng không biết cách.

Khi tâm lý không ổn định, cảm xúc chưa cân bằng, chỉ cần bị tác động, kích thích rất nhỏ là sẽ có những hành động nóng vội, không chuẩn mực, có thể gây tổn thương về mặt thể xác, tinh thần đối với những người xung quanh.

Đáng nói hơn là trong môi trường mạng hiện nay, những hình ảnh, video về bạo lực xuất hiện nhan nhản, với những lời bình luận hùa theo kiểu “đáng bị đánh”, “đáng bị trừng phạt”, càng khiến cho các em tưởng nhầm rằng đó là cách hành xử đúng, hay ho.

Chung tay từ gia đình đến nhà trường

Để giải quyết các vấn đề bạo lực học đường, các chuyên gia giáo dục cho rằng, cần sự chung tay, chung sức của các bậc cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục trong nhà trường cũng như các lực lượng chức năng trong xã hội. Đặc biệt, cha mẹ cần nắm rõ tâm sinh lý lứa tuổi của con mình, cần quan tâm tới các con một cách toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần. Cha mẹ cần trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để tránh xa bạo lực học đường và tự bảo vệ mình.

Về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Nhạn cho rằng, lứa tuổi học sinh chưa ổn định về mặt cảm xúc, dễ bị xáo trộn, kích động dẫn đến những hành vi tiêu cực. Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng cân bằng tâm lý, kỹ năng kiểm soát cảm xúc để làm chủ và ứng phó với hệ luỵ do bạo lực học đường.

“Ngoài việc dạy các con về kiến thức, về ứng xử thì chúng ta cần dạy các con về cách vượt qua những cái lỗi của mình như thế nào, nhận lỗi như thế nào. Chúng ta cũng cần có những giáo viên thực sự dũng cảm, để chúng ta không né tránh, đối mặt để giải quyết”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Nhạn nhấn mạnh.

Ở một góc nhìn khác, TS. BS Nguyễn Thị Tuyết Minh, Trung tâm nghệ thuật Atelier Minh nhận định, nhiều trẻ xu hướng bạo lực nơi trường học thường có cuộc sống trong gia đình không mấy êm đẹp. Có thể trẻ sống trong gia đình bố mẹ quá khắt khe, hoặc bố mẹ hay cãi vã, dùng bạo lực để dạy dỗ con cái,… là những nguyên nhân hàng đầu tạo xu hướng bạo lực của trẻ khi ở trường. Bởi vậy, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc dạy kỹ năng, làm gương và hướng trẻ tránh xa bạo lực học đường.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các nhóm bạn học tiếng Anh, nhóm bạn học tập, nhóm bạn học các lớp nghệ thuật để con vừa có động lực học tập, tâm hồn cởi mở thoải mái, vừa là công cụ hiệu quả để phòng chống bạo lực học đường. Việc duy trì và phát triển sự thân thiết trong các mối quan hệ bạn bè giúp trẻ tương tác với nhau tích cực hơn. Kỹ năng này giúp trẻ biết chọn bạn mà chơi, tránh được những xung đột, gây sự, “đọc vị” được những người bạn “trái tính trái nết” để luôn vui vẻ, an toàn khi chơi cùng chúng bạn ở trường.

Hiện nay, bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, của nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các điều tra gần đây cho thấy sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên.

Việc phòng chống bạo lực học đường phải được xem là công việc của toàn xã hội, là trách nhiệm của các cơ quan chức năng đặc biệt là gia đình và nhà trường.

Nhà trường cần tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện giúp các em học sinh được học tập và phát triển lành mạnh. Các thầy cô giáo phải chú ý để không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp. Bênh cạnh đó, các thầy cô giáo phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu tâm lý ở học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

Tình trạng bạo lực học đường diễn biến ngày càng phức tạp cũng khẳng định nhu cầu ngày càng cấp thiết của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường học thời điểm hiện nay. Người làm công tác tham vấn tâm lý học đường cần là một người hết sức tâm lý, sẵn sàng lắng nghe; có tâm và lòng nhiệt tình, yêu trẻ; tôn trọng cái tôi và chấp nhận sự khác biệt, cá tính của mỗi cá nhân; nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nghề tham vấn tâm lý; kiên nhẫn, kiên trì, bền bỉ.

Đọc thêm

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Xem thêm