Kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, điều trị bệnh nhân sởi
Gần 60% trẻ trên 9 tháng tuổi không tiêm 1 mũi vắc xin nào
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, TS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Từ năm 2024 đến nay, tại BV đã ghi nhận gần 2.700 ca mắc sởi đến bệnh viện. Số bệnh nhân sởi nhập viện trong 3 tháng đầu năm 2005 gấp hơn 2 lần so với số ca sởi của cả năm 2024.
Trong số bệnh nhân nhập viện do sởi có 14% bệnh nhân dưới 6 tháng tuổi. Đáng nói là có đến 60% ca mắc chưa được tiêm chủng hoặc chưa đến tháng tuổi được khuyến cáo tiêm chủng đã mắc sởi. Hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện khám, sàng lọc cho khoảng từ 70-90 ca, cao điểm có ngày hơn 100 ca.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm hỏi mẹ của bệnh nhi đang chờ khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương hiện đã ghi nhận 13 ca tử vong do sởi, tuy nhiên các ca tử vong này là bệnh nhân có những bệnh nền phức tạp như viêm phổi, đẻ non, rối loạn chuyển hóa, viêm màng não, teo đường mật ...
Cũng theo TS. Cao Việt Tùng, để ứng phó với dịch sởi, ngay từ năm 2024, bệnh viện đã báo cáo, cập nhật tình hình ghi nhận ca bệnh sởi đến Bộ Y tế và các cơ sở y tế liên quan; ban hành văn bản thống nhất chỉ đạo, điều hành và áp dụng thực hiện trong toàn bệnh viện; xây dựng Kế hoạch ứng phó với tình hình ca bệnh gia tăng; tiếp nhận, phân luồng, khám sàng lọc người bệnh sởi...
Bệnh viện cũng chỉ định xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên phù hợp và kịp thời phát hiện ca bệnh; rà soát tiêu chuẩn nhập viện; chăm sóc và điều trị người bệnh theo đúng phác đồ, phát hiện sớm biến chứng và các dấu hiệu chuyển nặng, can thiệp y tế và hỗ trợ điều trị kịp thời (IVIG, Lọc máu, ECMO, Thở máy…); đồng thời triển khai tư vấn và tiêm vắc xin chủ động cho người bệnh khám và điều trị tại bệnh viện; phân loại và quản lý nguy cơ ở người bệnh phơi nhiễm Sởi...
Mặc dù vậy, lãnh đạo bệnh viện Nhi Trung Ương cũng lo ngại vì số lượng nội trú đông, phòng bệnh có hạn, phòng cách ly tiêu chuẩn còn hạn chế, trong khi bệnh nhân nội trú thường nặng, nhiều bệnh lý nền nặng, nguy cơ mắc sởi cao, thời gian nằm viện kéo dài.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Cùng với đó là công tác phân luồng gặp khó do đông từ phòng khám đến đơn vị điều trị. Tuy vậy, bệnh viện sẽ đảm bảo công tác phân luồng sàng lọc tốt ngay từ phòng khám.
Về biểu hiện lâm sàng các ca bệnh sởi năm nay, TS Tùng thông tin, biểu hiện lâm sàng sởi hiện nay không điển hình, khó nhận định vì có trường hợp trên lâm sàng chỉ ghi nhận trẻ sốt, hoặc có trẻ chỉ có biểu hiện tiêu chảy sau đó phát ban...và làm xét nghiệm PCR phát hiện ra mắc sởi.
Cũng tại buổi làm việc, TS. Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Kiếm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Nhi ương) cho hay, trong số bệnh nhân nhập viện khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương thì có gần 70% số trẻ trên 9 tháng tuổi bị mắc sởi. Với độ tuổi này lẽ ra trẻ đã phải nhận đủ vắc xin theo quy định. Trong số 70% trẻ trên 9 tháng nói trên thì có đến gần 60% trẻ không tiêm 1 mũi vắc xin nào.
Ghi nhận nhiều trường hợp người lớn mắc sởi biến chứng nặng
Tại Viện Y học Nhiệt đới Bạch Mai từ cuối năm 2024 đến nay đã khám, điều trị cho 104 bệnh nhân mắc sởi trong đó có ghi nhận nhiều ca diễn biến nặng, có 2 ca thở máy xâm nhập, 1 ca ECMO đã ổn định ra viện.
![]() |
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác thu dung, điều trị cho bệnh nhân mắc sởi tại Viện Y học Nhiệt đới Bạch Mai (Bệnh viện Bạch Mai) |
Báo cáo với Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Viện trưởng Viện Y học Nhiệt đới Bạch Mai cho biết: "Các bệnh nhân mắc sởi vào viện điều trị so với mọi năm có biến chứng nặng hơn. Độ tuổi trung bình mắc sởi nhập viện là từ 30- 65 tuổi, đáng lưu ý có bệnh nhân 70 tuổi vẫn mắc sởi biến chứng nặng và đang phải thở máy… Điều này cho thấy là sởi không thể chủ quan dù là người lớn thì biến chứng nặng cũng rất cao".
Điều đáng nói là có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình đã tiêm chủng hay chưa. Không chỉ có bệnh nhân sởi, tại Viện Y học Nhiệt đới Bạch Mai cũng đang điều trị các ca viêm não mô cầu, thủy đậu, cúm… biến chứng nặng.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: Bệnh viện đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, sinh phẩm, thuốc cho công tác điều trị bệnh nhân sởi. Hiện Bệnh viện Bạch Mai đã đầu tư và trang bị số hóa cho Khoa Hồi sức tích cực - Viện Y học Nhiệt đới cùng xây dựng đội ngũ chuyên gia cấp cứu, hồi sức và truyền nhiễm để đảm bảo cấp cứu và điều trị bệnh nhân đạt kết quả cao nhất.
Qua công tác kiểm tra tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch viện Bạch Mai, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao sự vào cuộc tích cực chủ động của 2 bệnh viện trong công tác điều trị bệnh sởi nói riêng và bệnh truyễn nhiễm nói chung.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu hai bệnh viện chuẩn bị các tình huống, sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh sởi |
Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Thủ tướng rất quan tâm đến công tác phòng chống sởi và đã ra 2 công điện tăng cường phòng chống bệnh sởi cũng như đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin sởi.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng liên tiếp có các chỉ đạo, ban hành các văn bản hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và phòng chống bệnh sởi nói riêng. Ngay ngày 26/3, Bộ Y tế đã Ban hành hướng dẫn mới nhất chẩn đoán điều trị sởi ( Hướng dẫn điều trị sởi cũ ban hành năm 2014).
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn yêu cầu, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng và chỉ đạo của Bộ Y tế.
Các đơn vị chuẩn bị các tình huống, sẵn sàng ứng phó cũng như xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với từng mức độ, quy mô để kịp thời đáp ứng với tình hình dịch bệnh trong mọi tình huống.
"Trong trường hợp bệnh sởi tiếp tục gia tăng bệnh viện phải có tính toán quy mô luân chuyển các khoa như thế nào, phân luồng cách ly điều trị bệnh nhân ra sao để phòng ngừa các nguy cơ lây nhiễm; đảm bảo thuốc men, vật tư y tế trong mọi tình huống khi các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh sởi nói riêng gia tăng.
Cùng với đó, các bệnh viện cần đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân thiết bị y tế, tiêm vắc xin đầy đủ các cán bộ y tế, nhân viên bệnh viện. Đồng thời, hai bệnh viện tăng cường công tác truyền thông, để người dân biết, đưa con em đi tiêm chủng và phòng ngừa lây nhiễm sởi", Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi tại Quảng Ninh

Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi tại bệnh viện

Cấp cứu thành công bệnh nhân nhi vỡ lách nguy kịch

Cấp cứu cụ bà mắc u tá tràng nguy cơ tử vong cao

Hướng dẫn mới nhất trong chẩn đoán, điều trị bệnh sởi

Cứu sống cụ ông ngưng tuần hoàn nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo

Tuổi trẻ ngành y tế xung kích vì sức khỏe cộng đồng

Thu hồi thuốc Pyfaclor Kid vi phạm mức độ 3

Đợt cao điểm tuyên truyền Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động
