Tag

Kiên quyết di dời "bãi phế liệu nổi" ra khỏi hồ Tây, trả lại "lá phổi xanh" cho Thủ đô

Xã hội 16/02/2023 20:40
aa
TTTĐ - Thời gian qua, UBND quận Tây Hồ đã tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp có phương tiện thủy nội địa chấp hành di dời ra khỏi Hồ Tây. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 3 du thuyền và 1 sàn nổi cũ vẫn đang neo đậu ở khu vực Đầm Bảy (Hồ Tây) ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường đô thị. Lãnh đạo thành phố Hà Nội quyết liệt yêu cầu các cơ quan chức năng kiên quyết cưỡng chế, di dời triệt để ra khỏi Hồ Tây.
Hồ Tây - góc lãng mạn trong bức tranh Hà Nội Hà Nội sẽ đánh bắt cá để giảm mật độ trong hồ Tây
Tàu và sàn nổi của Công ty Cổ phần Sông Potomac vẫn đang nằm “im lìm” trên mặt nước Hồ Tây.
Tàu và sàn nổi cũ nát gây mất mỹ quan ô nhiễm môi trường cho hồ Tây

Thực hiện chủ trương của Thường trực Thành ủy Hà Nội tại Thông báo số 435-TB/TU ngày 26/10/2016 và Thông báo số 525-TB/TU ngày 17/1/2017; Ngày 7/2/2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Thông báo 38 yêu cầu chấm dứt toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong phạm vi quản lý hồ Tây. Xác định vị trí tập kết và tổ chức di chuyển các tàu thuyền, phương tiện nổi về 1 vị trí tập kết để xây dựng kế hoạch tháo dỡ, di dời triệt để các phương tiện này ra khỏi hồ.

Thực hiện chỉ đạo của thành phố, UBND quận Tây Hồ đã chủ trì phối hợp cùng các sở ngành di dời toàn bộ 48 tàu thuyền, phương tiện nổi của 8 doanh nghiệp về neo đậu tại khu vực Đầm Bảy. Các tàu thuyền đã ngừng hoạt động từ thời điểm đó. Đối với kiến nghị bồi thường của các doanh nghiệp, tháng 4/2018, UBND thành phố đã có thông báo kết luận số 372 trong đó khẳng định: Quá trình kinh doanh trên hồ Tây, các doanh nghiệp đã có một số sai phạm như phương tiện không được kiểm định theo quy định, không đảm bảo vệ sinh môi trường gây ô nhiễm hồ Tây, không đảm bảo an toàn PCCC...Việc bồi thường tài sản, thiệt hại do ngừng kinh doanh trên hồ Tây cho các doanh nghiệp là không có căn cứ.

Thực hiện kết luận của UBND thành phố, UBND quận Tây Hồ đã tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp có phương tiện thủy nội địa chấp hành di dời ra khỏi hồ Tây. Đến hết năm 2021, đã có 106 phương tiện lớn nhỏ (gồm 100 xe đạp nước) của 3 doanh nghiệp tự giác di dời khỏi hồ. Đến tháng 6/2022, tiếp tục có 5 phương tiện thủy nội địa (1 tàu lớn, 4 phao nổi) của 2 doanh nghiệp di dời khỏi hồ. Ngày 30/6/2022, UBND quận Tây Hồ cùng Sở Giao thông vận tải đã làm việc với các doanh nghiệp có phương tiện thủy chưa di dời ra khỏi hồ Tây để thống nhất phương án và yêu cầu di dời ra khỏi hồ Tây. Ngày 14/7/2022, UBND quận Tây Hồ ban hành văn bản 1029/UBND-QLDA yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành di dời trước ngày 31/7/2022.

Theo đại diện UBND quận Tây Hồ, hiện còn 4 phương tiện (3 tàu và 1 sàn) của 2 doanh nghiệp chưa chấp hành di dời; Sở Giao thông vận tải và UBND quận Tây Hồ đã thiết lập hồ sơ, quy trình cưỡng chế hành chính để tổ chức thực hiện tháo dỡ, di dời triệt để ra khỏi Hồ Tây theo chỉ đạo của UBND thành phố trong quý I/2023. Chi phí tổ chức thực hiện cưỡng chế tháo dỡ, di dời do doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả.

Theo thời gian, những chiếc tàu thuyền cũ này bong tróc sơn, có nhiều rác thải, nước đọng, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường và rất mất mỹ quan đô thị. Một số người dân sống tại khu vực cho biết, đến tối, đêm, trong những chiếc du thuyền bỏ hoang này xuất hiện một số đối tượng tụ tập, có dấu hiệu nghiện ma túy.

Bà Nguyễn Thanh Hoa, một người dân sinh sống gần khu vực Đầm Bảy cho biết: “Tôi rất đồng tình với quyết định của thành phố về việc nhanh chóng cưỡng chế di dời những chiếc tàu cuối cùng này ra khu vực hồ Tây nhằm bảo vệ môi trường nước. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp quyết liệt hơn để xử lý dứt điểm, trả lại cảnh quan thiên nhiên hồ Tây và môi trường sống sạch, đẹp, cũng như bảo đảm an ninh trật tự cho người dân tại khu vực”.

Hồ Tây là một thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô, đồng thời là "lá phổi xanh" khổng lồ của thành phố. Vì vậy, việc để tồn tại những chiếc tàu, thuyền cũ nát, hoang tàn không chỉ ảnh hưởng đến quang cảnh của hồ Tây mà còn gây ô nhiễm mặt nước, mất vệ sinh môi trường sống và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về an ninh trật tự. Đề nghị đơn vị chủ quản, các cơ quan chức năng, chính quyền sở cần quyết liệt để giải quyết dứt điểm tình trạng. Đây cũng là mong mỏi rất lớn của nhiều người dân tại khu vực cũng như người dân Thủ đô.

Đọc thêm

Rộn ràng Ngày hội Văn hóa Gia đình Muôn mặt cuộc sống

Rộn ràng Ngày hội Văn hóa Gia đình

TTTĐ - Ngày 29/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Công ty Cổ phần Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES) và Công ty Cổ phần Thương mại Puma Books Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa Gia đình”.
Quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” Muôn mặt cuộc sống

Quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao”

TTTĐ - Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, thì quy định là vũ khí thô sơ. Trường hợp sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật, thì quy định là vũ khí quân dụng...
Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Siết chặt điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần BHXH & Đời sống

Siết chặt điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 93,42%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương: 5 năm yêu thương lan tỏa Muôn mặt cuộc sống

CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương: 5 năm yêu thương lan tỏa

TTTĐ - Ngày 28/6/2024 đã đánh dấu chặng đường 5 năm thành lập của Câu lạc bộ thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương, với những bước chân không mỏi trên hành trình lan tỏa yêu thương trên khắp mọi miền đất nước.
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” - Điểm tựa cho trẻ em mồ côi Muôn mặt cuộc sống

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” - Điểm tựa cho trẻ em mồ côi

TTTĐ - Trong 3 năm qua, từ chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội triển khai, 1.277 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi do dịch COVID-19 đã được nhận đỡ đầu.
Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đô thị

Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

TTTĐ - Với sự gia tăng nhu cầu đi lại của người dân đô thị, ngoài việc đáp ứng số lượng chuyến xe buýt, thì cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút người dân. Đồng thời phải hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng sạch trong phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Nhiều tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Muôn mặt cuộc sống

Nhiều tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TTTĐ - Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn TP đã có nhiều kết quả chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều tồn tại...
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Xem thêm