Kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị COVID-19
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em Cấp phép thêm một loại thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 sản xuất trong nước |
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại hội nghị |
Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 năm 2021 do biến thể Delta làm lây lan nhanh, hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nhiều người bệnh nặng và nguy kịch, tỷ lệ tử vong cao đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội, vật chất và tinh thần của người dân.
Với tinh thần cả nước cùng nhau chống dịch, tất cả các thành phần trong xã hội, các tổ chức, đoàn thể của thành phố và các cơ quan, đơn vị với sự chỉ đạo trực tiếp, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đã vào cuộc.
Đến nay, TP Hồ Chí Minh đã cơ bản vẫn kiểm soát được tình hình. Thành phố và cả nước đã chuyển mục tiêu từ “không COVID-19” sang trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để vừa phòng chống dịch vừa khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống Nhân dân.
Tại hội nghị, các báo cáo, bài phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học đều tập trung đúc kết những kinh nghiệm trong quá trình điều trị bệnh nhân COVID-19 trong thời gian qua. Đó là: Chia sẻ kinh nghiệm cấp cứu, chuyển viện an toàn trong chăm sóc và điều trị COVID-19; Xác định giá trị tiên lượng tử vong của điểm bão Cytokine ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị tại Bệnh viện Quân y 175; Thực trạng siêu nhiễm trùng ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2; Đặc điểm tổn thương gan ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch; Ảnh hưởng của vaccine COVID-19 lên độ nặng và diễn tiến của bệnh ở các bệnh nhân mắc COVID-19…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, thông qua hội nghị, các chuyên gia đầu ngành về hồi sức sẽ rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý trong công tác chẩn đoán, điều trị COVID-19. Đây là dịp để các đại biểu, đơn vị củng cố hệ thống lý thuyết, thực tiễn trong công tác điều trị COVID-19, từ đó góp phần xây dựng chiến lược chống dịch thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn lưu ý, dịch bệnh COVID-19 chưa có tiền lệ và còn diễn tiến hết sức phức tạp với những biến thể mới lây lan nhanh.
“Hơn bao giờ hết, chúng ta vẫn ở trong tâm thế chủ động, kết hợp quân dân y ở cấp độ cao nhất để chuẩn bị mọi điều kiện ứng phó với dịch bệnh. Mệnh lệnh cao nhất là không để tình trạng như thành phố tái diễn trở lại”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Một nghiên cứu khác về “Ảnh hưởng của vaccine phòng COVID-19 lên độ nặng và diễn tiến bệnh ở bệnh nhân mắc COVID-19” đã được thực hiện trên 244 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Quân dân y Miền Đông.
Theo nhóm nghiên cứu, các loại vaccine phòng COVID-19 đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ bệnh nặng, nguy kịch. Cụ thể, với nhóm chưa tiêm vaccine, tỷ lệ chuyển nặng là 44,4%; Nhóm tiêm 1 mũi vaccine là 10,1% và nhóm đã tiêm 2 mũi vaccine chỉ có 2%. Các biến chứng suy hô hấp, tổn thương thận cấp và bội nhiễm phổi giảm dần ở những người đã tiêm mũi 1, mũi 2.
Đáng chú ý, nghiên cứu không ghi nhận trường hợp đã tiêm 2 mũi vaccine phải điều trị trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm chưa tiêm vaccine là 20,6% và nhóm đã tiêm 1 mũi vaccine là 5%.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

65 cơ sở y tế cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông
