Kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng
Bài liên quan
Quy hoạch báo chí: Đến 2020, Hà Nội có tối đa 5 tờ báo in
Hội Báo toàn quốc 2019: Đề cao chuẩn mực văn hóa ứng xử
Cuộc hội tụ nghề nghiệp, văn hóa tinh thần đặc sắc của người làm báo
Báo chí cần cổ động giá trị văn hóa ứng xử chuẩn mực
Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là nơi đầu tiên và duy nhất dạy làm báo trong thời kỳ kháng chiến ở Việt Nam.
Lớp học đầu tiên được mở với 42 học viên. Trong 3 tháng hoạt động, lớp học có 29 giảng viên trực tiếp giảng dạy trong đó có những cái tên đã gắn liền với lịch sử như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi...
Các học viên được học nhiều chuyên đề như: Xã luận, viết tin chiến sự trên báo chí... Lớp học được coi là điển hình trong học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực hành.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Thuận Hữu - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, nhấn mạnh: “Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là điển hình của cách dạy và học nghiêm túc dù trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng khó khăn. 42 học viên và 29 giảng viên thực sự là hạt nhân của báo chí cách mạng. Họ đã góp phần to lớn làm nên những trang sử vẻ vang của báo chí nước nhà trong suốt 70 năm qua”.
Đến nay, cả nước hơn 10 cơ sở đào tạo báo chí trình độ đại học, trên đại học, hơn 900 cơ quan báo chí.
Với việc công nhận di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, tới đây, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai sưu tầm các tư liệu và giữ gìn, phát huy giá trị của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.