Kỳ thị, xa lánh đẩy người nghiện ma tuý vào “đường cũ”
![]() |
Những người cai nghiện ma tuý được tạo điều kiện sắp xếp công việc để tái hoà nhập cộng đồng
Nguyên nhân chính dẫn đến tái nghiện, đa phần vẫn là lỗi của người nghiện đã không làm chủ được bản thân trước sức cám dỗ của ma túy, có lối sống buông thả, lười lao động. Bên cạnh đó, phải kể đến trách nhiệm gia đình, người thân và vai trò của cộng đồng xã hội. Sự mặc cảm cộng với sự kỳ thị, thái độ thờ ơ của những người xung quanh đã khiến những người đi cai nghiện về, vốn đang trong tâm lý chán chường rất dễ trở lại con đường cũ.
Cai nghiện thành công nhưng làm thế nào để tránh tái nghiện sau khi trở về cộng đồng là một vấn đề hết sức khó khăn, bởi những người sau cai nghiện luôn có tâm lý mặc cảm, tự ti nên rất dễ tái nghiện. Bên cạnh sự động viên, giúp đỡ của gia đình, người thân thì sự chung tay của cả cộng đồng sẽ giúp họ vượt qua cám dỗ và trở lại cuộc sống bình thường.
Yếu tố rất quan trọng dẫn đến cai nghiện thành công là giáo dục gia đình. Những bệnh nhân có gia đình quan tâm, phối hợp chặt chẽ với bác sỹ thì kết quả điều trị tốt hơn rất nhiều. Nếu gia đình quản lý được bệnh nhân theo quy trình: Chỉ sinh hoạt ở nhà, ở nơi vui chơi lành mạnh, đến bệnh viện khám tư vấn định kỳ, không gặp gỡ, tụ tập với bạn nghiện cũ, có niềm vui, có việc làm… thì sẽ loại trừ được nhiều nguy cơ bệnh nhân tái sử dụng ma tuý.
Nhiều người từ bỏ được ma túy chia sẻ, họ có thể rời xa “chất trắng” là nhờ gia đình, bố mẹ, họ hàng, tổ dân phố, đoàn thể không “bỏ mặc”, kỳ thị, xa lánh; không coi họ là “tội phạm”. Mọi người đặt niềm tin vào con đường cai nghiện của họ. Sau cai nghiện, họ nhận được sự giúp đỡ về tinh thần, được tin tưởng tạo công ăn việc làm.
Ngược lại, nếu những người từng nghiện ma túy khi muốn hòa nhập với cộng đồng, họ không nhận được sự tin tưởng. Chính sự kỳ thị đó đã dẫn đến những hành vi không công bằng, mang định kiến đối với những người từng nghiện ma túy. Họ không có công ăn việc làm chính đáng, bị gia đình, xã hội kỳ thị, bị cô lập giữa xã hội. Với những căng thẳng và áp lực khi không thể có cuộc sống bình thường, khả năng tái nghiện với họ rất cao...
Để cai nghiện thành công, bản thân người sử dụng ma túy cần có nghị lực, quyết tâm cao, vượt qua sự mặc cảm, kỳ thị của cộng đồng và kể cả người thân trong gia đình; không giao tiếp với bạn nghiện cũ, cách ly hoàn toàn với môi trường có ma túy. Trong đó, gia đình luôn là một chỗ dựa vững chắc cho họ trong suốt thời gian cai nghiện.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, đoàn thể cần xây dựng một đội ngũ tư vấn xã hội tận tâm, có kiến thức về ma túy, hiểu được tâm lý người sau cai nghiện; xây dựng môi trường sống thuận lợi, lành mạnh, thì những người sau cai nghiện sẽ có đủ niềm tin để làm lại cuộc đời.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường

Khánh thành, thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

Người dân TP Hồ Chí Minh háo hức xem hợp luyện diễu binh

TP Hồ Chí Minh tri ân sâu sắc người có công

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất: Nhà ga hành khách T3 hoàn thành xây dựng vượt tiến độ 2 tháng
