Tag

Làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngoại thương

Thời sự 25/05/2017 14:15
aa
TTTĐ.VN- Tiếp theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, ngày 25/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung của dự án Luật Quản lý ngoại thương.

Làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngoại thương

Dự án Luật Quản lý ngoại thương gồm 8 chương với 117 điều; phạm vi điều chỉnh là quy định về các biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương hàng hóa; giải quyết tranh chấp về áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương.

Thảo luận tại hội trường, các ĐBQH đều đồng tình với nội dung dự án luật cũng như báo cáo liên quan đến dự án luật. Các đại biểu đã thảo luận về nhiều nội dung còn ý kiến khác nhau liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương; vấn đề về cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu; hoạt động ngoại thương với các nước có chung đường biên giới; biện pháp phòng vệ thương mại; các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương…

Tuy nhiên, còn nhiều nội dung có ý kiến khác nhau như: Về trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngoại thương; cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; quản lý theo giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu…

Làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngoại thương


ĐBQH Nguyễn Vân Chi (đoàn Nghệ An) cho rằng, về trình tự nhập khẩu, xuất khẩu quy định từ Điều 24 đến Điều 26, chưa đảm bảo cụ thể, rõ ràng, minh bạch cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý trong thực hiện.

Vị ĐBQH này cũng băn khoăn về quy định việc Bộ trưởng bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan quyết định, công bố hàng hóa và các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tương ứng và lộ trình thực hiện; việc chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 30 ngày trước ngày quyết định có hiệu lực.

“Sự không rõ ràng như trong dự thảo luật này quy định có thể dẫn đến sự tùy tiện trong thực hiện, gây khó khăn cho doanh nghiệp”, ĐBQH Nguyễn Vân Chi nhấn mạnh.

ĐBQH Nguyễn Thanh Thủy (đoàn Hậu Giang) đề nghị làm rõ một số nội dung: Dự thảo luật chỉ áp dụng với hàng hóa mà không điều chỉnh dịch vụ, trong khi hoạt động ngoại thương liên quan đến nhiều dịch vụ. Việc xây dựng luật liên quan đến nhiều luật, văn bản luật hiện hành, do đó cần đảm bảo đồng bộ, giải quyết tốt và phù hợp với luật hiện hành.

Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo luật còn giao cho Bộ Công Thương rất nhiều thẩm quyền, do đó cần bổ sung quy định theo hướng minh bạch, rõ ràng, có cơ chế kiểm soát, giám sát; cần làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của các bộ ngành liên quan, quy định rõ ràng và mạnh dạn phân cấp cho địa phương để phát huy tốt vai trò trong quản lý ngoại thương.

Một số ý kiến đề nghị cần bổ sung quy định và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương. Thời gian qua, việc thương lái nước ngoài núp bóng doanh nghiệp Việt Nam thu mua chèn ép hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam cũng như thu mua, chèn ép hàng hóa trong nước... gây bức xúc. Có tình trạng hàng hóa nước ngoài nhập vào giả danh hàng Việt Nam.

Về quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu, các đại biểu đề nghị cần quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong dự án Luật, bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế. Theo đó, danh mục này phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT).

Trên cơ sở các tiêu chí, nguyên tắc được quy định trong Luật, giao Chính phủ quy định chi tiết danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, sức khỏe, môi trường, thuần phong mỹ tục, an ninh lương thực, cổ vật…

Tin liên quan

Đọc thêm

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

TTTĐ - Sáng 3/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn huyện Đông Anh.
Quảng Ninh gặp mặt, tri ân người có công với cách mạng Thời sự

Quảng Ninh gặp mặt, tri ân người có công với cách mạng

TTTĐ - Ngày 2/5, tại TP Hạ Long, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức tri ân các Anh hùng liệt sĩ, gặp mặt các chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh.
Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm Tin tức

Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm

TTTĐ - Một số ý kiến đề nghị lựa chọn việc triển khai thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội Nhân sự

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ Nhân sự

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

TTTĐ - Chiều 2/5, kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Đảm bảo nguồn cán bộ cho Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030 Tin tức

Đảm bảo nguồn cán bộ cho Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến đề nghị tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ hiện tại, kế tiếp đảm bảo nguồn cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ cho công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.
Chủ đề, phương châm Đại hội XVIII có mục tiêu, tầm nhìn dài hạn Tin tức

Chủ đề, phương châm Đại hội XVIII có mục tiêu, tầm nhìn dài hạn

TTTĐ - Sáng 2/5, tại Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã trình bày Tờ trình xin ý kiến Ban Chấp hành Đảng bộ TP với hai nội dung: Chủ đề và Phương châm Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP và Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP.
Kịp thời xử lý vụ việc phức tạp, không hình thành điểm "nóng" Tin tức

Kịp thời xử lý vụ việc phức tạp, không hình thành điểm "nóng"

TTTĐ - Việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW từ TP đến cơ sở trong thời gian qua đã góp phần phát huy vai trò người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Một số vụ việc phức tạp đã được xử lý kịp thời, không để hình thành điểm "nóng" về an ninh trật tự tại cơ sở.
Giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp là nhiệm vụ thường xuyên Tin tức

Giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp là nhiệm vụ thường xuyên

TTTĐ - Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy các cấp trong công tác tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở. Việc kiểm tra giám sát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Tập trung 3 đột phá trọng tâm trong đào tạo cán bộ Tin tức

Tập trung 3 đột phá trọng tâm trong đào tạo cán bộ

TTTĐ - Thành uỷ Hà Nội đã đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đề ra nhiều giải pháp mang tính căn cơ, đột phá, thiết thực, tập trung vào 3 trọng tâm: Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ nguồn quy hoạch; bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài…
Xem thêm