Tag

Làng nghề sản xuất tăm hương hối hả vào Tết

Xã hội 15/12/2019 10:33
aa
TTTĐ - Thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên hay tại các nơi thờ cúng Đức Phật, Thánh, Mẫu,… như một sự giao hòa trong trời đất và con người, nghề làm hương xã Quảng Phú Cầu đã phần nào giúp tôn lên giá trị văn hóa của người Việt ta từ xưa đến nay.

Làng nghề sản xuất tăm hương hối hả vào Tết

Chúng tôi tìm về xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) vào một ngày đông nắng mật cuối năm. Không khí nhộn nhịp của những người dân làm nghề tăm hương đang lan tỏa khắp các ngõ xóm. Mọi người đều tất bật chuẩn bị cho vụ hàng Tết Canh Tý 2020 đang tới gần.

Làng nghề truyền thống tăm hương Quảng Phú Cầu nằm ven quốc lộ 21B, cách trung tâm Hà Nội chừng 35km. Trên các nẻo đường ở các thôn Cầu Bầu, Phú Lương Thượng, Đạo Tú… đâu đâu cũng đỏ rực một màu của chân hương đang phơi nắng và hình ảnh những người dân đang hăng say làm việc.Nghề làm tăm hương đã gắn bó với cuộc sống của người dân nơi đây.

Làng nghề sản xuất tăm hương hối hả vào Tết

Các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề làm hương và tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã có khoảng 100 năm. Ban đầu nghề này chỉ tập trung ở thôn Phú Lương Thượng, nhưng vài năm trở lại đây nghề đã được mở rộng ra 5 thôn còn lại của xã gồm: Xà Cầu, Quảng Nguyên, Phú Lương Hạ, Cầu Bầu và Đạo Tú. Xuất phát chỉ là nghề phụ, làm khi nông nhàn nhưng do nhu cầu, sản phẩm được ưa chuộng, nghề này phát triển mạnh, trở thành nghề chính, thu hút 70% số hộ dân tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính cho gần 3.000 hộ.

Làng nghề sản xuất tăm hương hối hả vào Tết

Nghề làm tăm hương cho thu nhập tốt (lương trả theo ngày khoán sản phẩm), không quá vất vả, lại có thể tranh thủ làm bất cứ khi nào, nên được người dân nơi đây rất quan tâm.

Bà Nguyễn Thị Ngọc ở xóm 8 thôn Phú Lương Thượng cho hay, khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều gia đình đầu tư mua máy chẻ tự động, rồi thu mua vầu sơ chế về làm tăm hương, số hộ như thế đã lên tới hàng trăm. Những người không có điều kiện đầu tư máy móc sản xuất, có tuổi như bà Ngọc thì đi làm công khoán. Cứ một tấn vầu nguyên liệu sơ chế thô, bà được trả hơn 200 nghìn đồng. Nếu chăm chỉ, mỗi ngày một lao động có thể bổ được từ 700-800kg vầu.

Làng nghề sản xuất tăm hương hối hả vào Tết

Những người thợ làm tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu luôn tâm niệm, hương liên quan đến thế giới tâm linh nên các công đoạn làm hương không được cẩu thả.

Những năm gần đây, khi nhiều loại hương công nghiệp xuất hiện tràn lan trên thị trường, hương truyền thống nay vãn khách hơn trước kia. Khi được hỏi về thông tin một số xưởng sản xuất công nghiệp dùng phẩm màu, hóa chất làm hương nhang thì chủ một gia đình 3 đời làm hương truyền thống cho biết thêm: “Độc hại làm gì cho hại con hại cháu. Nếu làm độc hại thì người làm hương chúng tôi chết trước người dùng. Cụ bà nhà tôi đây ngoài 90 tuổi mắt lòa, tai nặng rồi nhưng vẫn thọ, vẫn làm được hương đấy”.

Làng nghề sản xuất tăm hương hối hả vào Tết

Mặc cho các xưởng ngoài kia chạy theo thị trường sử dụng công nghệ hương nhang tẩm hóa chất, phẩm màu độc hại, hương nhanh mất mùi, mất mùi nhiều gia đình ở nơi này, từ già tới trẻ vẫn đang cố gắng lưu giữ cách thức làm hương truyền thống. Tuy nhiên, trước những lo ngại của người tiêu dùng khi chọn mua hương nhang cũng là bài học cảnh tỉnh cho các hộ dân trong làng không nên chạy theo thị hiếu của thị trường mà tự đánh mất giá trị tốt đẹp vốn có.

Nguyên liệu để làm tăm là vầu, tre, nứa. Mỗi ngày, xã Quảng Phú Cầu tiêu thụ khoảng 200 tấn vầu từ Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa… chuyển về.

Làng nghề sản xuất tăm hương hối hả vào Tết

Đầu tiên, vầu được pha thanh, sấy (phơi) khô rồi được đưa vào hệ thống máy chẻ tự động để cho ra những chiếc tăm hương tròn đều tăm tắp. Tiếp theo, chúng được đem đi phân lớp, những que tăm chất lượng thì được mang đi nhuộm chân hương rồi phơi khô, còn những que chất lượng kém hơn thì sẽ dùng để tái chế.

Sản phẩm tăm tại Quảng Phú Cầu được phân thành hai loại: Tăm hương xuất khẩu và tăm hương nội địa.

Với tăm hương xuất khẩu, nguyên liệu nhất thiết phải là cây vầu, vì dễ cháy nhưng lại đọng tàn, không bị gãy. Loại tăm hương này phải được chẻ bằng máy thì thân tăm mới đảm bảo độ đều, tròn, bóng.

Tăm hương nội địa thường sử dụng bằng nứa, làm thủ công chẻ bằng tay, loại tăm này không nhất thiết phải tròn, có thể chẻ vuông, trước khi chẻ phải ngâm nứa hai tháng để tránh bị mọt.

Sản phẩm được bán buôn cho tiểu thương các tỉnh, thành để se hương thành phẩm, phân phối tại các thị trường trong, ngoài nước. Hiện tại, xã Quảng Phú Cầu cũng có vài hộ se hương. Tuy nhiên, đây là công đoạn khá phức tạp nên người dân chủ yếu tập trung sản xuất sản phẩm thô, rồi cung cấp cho tiểu thương.

Tại nhà ông Nguyễn Hữu Long (thôn Cầu Bầu), tranh thủ ngày được nắng sau cả tuần mưa dầm, công nhân đang nhanh tay nhuộm chân tăm để phơi. Thời điểm này thị trường trong nước đang là cao điểm chuẩn bị cho Tết Nguyên đán nên đơn hàng từ các tỉnh, khu vực lân cận tăng đột biến. Tuy vất vả nhưng ai cũng mừng và cố gắng.

Tăm hương Quảng Phú Cầu đã có mặt khắp các tỉnh, thành trong nước, và bán ra nước ngoài, như: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia… Trải qua bao thăng trầm, nghề tăm hương đã giúp cuộc sống người dân nơi đây cải thiện đáng kể, nhà cửa được xây khang trang, hệ thống đường giao thông được nâng cấp phục vụ nhu cầu đi lại, làm ăn của người dân, góp phần làm giảm bớt những tệ nạn xã hội ở vùng quê này.

Bên cạnh những thuận lợi, xã Quảng Phú Cầu đang vấp phải rất nhiều thách thức trong việc đưa nghề tăm hương phát triển thành một thương hiệu bền vững. Tăm hương của xã đa phần mới chỉ là sản phẩm thô, phải đưa vào Nam tiếp tục xử lý, sau đó mới xuất ngoại được. Đi cùng với sự phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường. Công đoạn ngâm tre, nứa của người dân trong xã đã và đang làm nguồn nước ở ao, ngòi và sông Nhuệ ô nhiễm nặng. Ngoài ra, người dân còn phải đối mặt với khói bụi do các xưởng làm tăm thải ra môi trường. Việc phơi tăm thủ công tràn ra đường cũng gây ách tắc giao thông...

Thời gian tới, rất mong thành phố quan tâm, hỗ trợ vốn, kỹ thuật sản xuất, kênh tiêu thụ để đầu tư xây dựng thí điểm những cơ sở sản xuất hương; đưa nghề này trở thành mô hình kinh tế có giá trị cao của địa phương.

Tin liên quan

Đọc thêm

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Cử tri Quảng Trị, Quảng Bình nhất trí cao phương án sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Cử tri Quảng Trị, Quảng Bình nhất trí cao phương án sáp nhập

TTTĐ - Hơn 97,9% cử tri đại diện các hộ gia đình tại 2 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình đã đồng ý tán thành việc hợp nhất 2 tỉnh Quảng Trị - Quảng Bình thành tỉnh Quảng Trị mới.
Mãn nhãn xem tiêm kích, trực thăng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh Muôn mặt cuộc sống

Mãn nhãn xem tiêm kích, trực thăng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Những ngày cận Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hàng loạt tiêm kích Su-30MK2, máy bay huấn luyện đa năng Yak-130 và trực thăng liên tục hợp luyện bay đội hình, chao lượn trên bầu trời trung tâm TP Hồ Chí Minh.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Bí thư Trung ương Đoàn thăm, động viên lực lượng diễu binh, diễu hành Nhịp sống phương Nam

Bí thư Trung ương Đoàn thăm, động viên lực lượng diễu binh, diễu hành

TTTĐ - Sáng 25/4, đoàn công tác Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, động viên các khối tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam đang huấn luyện tại Trường Quân sự Quân khu 7.
Biểu dương kiều bào có nhiều đóng góp cho TP Hồ Chí Minh Muôn mặt cuộc sống

Biểu dương kiều bào có nhiều đóng góp cho TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 25/4, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Họp mặt và biểu dương người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển thành phố.
Dâng hương tưởng niệm Đức Hỏa Thần - "ông tổ" của PCCC Muôn mặt cuộc sống

Dâng hương tưởng niệm Đức Hỏa Thần - "ông tổ" của PCCC

TTTĐ - Sáng 25/4 (28/3 năm Ất Tỵ), Đảng uỷ, UBND phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm ngày đản nhật sinh thần của Đức Hoả Thần (vị thần mà theo truyền thuyết có khả năng trừ được hoả tai và được Nhân dân coi là ông Tổ nghề phòng cháy, chữa cháy).
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Xem thêm