Tag

Lễ hội Làng Sen và vai trò giáo dục đạo đức công dân

Nghệ thuật 15/05/2025 08:07
aa
TTTĐ - Lễ hội Làng Sen - một hoạt động văn hóa thường niên tại Nghệ An nhân dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - không chỉ là dịp tưởng nhớ vị lãnh tụ kính yêu mà còn là một không gian giáo dục đạo đức đặc biệt, nuôi dưỡng lòng yêu nước và trách nhiệm công dân trong bối cảnh xã hội hiện đại.
Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ biểu diễn tại Lễ hội Làng Sen 2025 Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ biểu diễn tại Lễ hội Làng Sen 2025

TTTĐ - Tối 15/5, tại Sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 ...

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đổi thay nhanh chóng của xã hội, lễ hội Làng Sen mang đến một không gian “giáo dục không chính thức” nhưng lại vô cùng hiệu quả - nơi những giá trị đạo đức truyền thống được khơi dậy một cách tự nhiên, sâu lắng và cộng đồng.

Trong khuôn viên Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, các triển lãm chuyên đề về Bác Hồ đã được trưng bày công phu, bài bản với nhiều hình ảnh, tư liệu quý. Không gian trưng bày được bố trí sinh động, hài hòa, tạo nên sự thu hút trực quan, góp phần mang lại cảm xúc sâu sắc và những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách khi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và tình cảm của Bác Hồ đối với quê hương, đất nước. Ảnh: Thanh Quỳnh
Trong khuôn viên Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, các triển lãm chuyên đề về Bác Hồ đã được trưng bày công phu, bài bản với nhiều hình ảnh, tư liệu quý (Ảnh: Thanh Quỳnh)

Từ hình thức tổ chức đến nội dung các hoạt động lễ hội, sự tham gia của đông đảo tầng lớp Nhân dân - tất cả đã tạo nên một môi trường đặc biệt qua hành vi, nghi lễ, cảm xúc và sự gắn bó cộng đồng. Đây là một trong những điểm mạnh hiếm có của Lễ hội Làng Sen, khiến nó không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể, mà còn là một “trường học” mở của đạo lý người.

Không gian hội tụ các giá trị đạo đức truyền thống

Lễ hội Làng Sen mang tính chất đa tầng văn hóa: Từ tín ngưỡng tâm linh, văn hóa dân gian, nghệ thuật truyền thống đến ký ức cộng đồng, giáo dục đạo đức và phát triển du lịch văn hóa. Trong đó, tầng văn hóa giáo dục - đặc biệt là giáo dục đạo đức công dân - được thể hiện đậm nét và bền vững.

Một trong những nghi thức tiêu biểu là lễ rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ quê mẹ Hoàng Trù về quê cha Kim Liên. Nghi lễ này không chỉ là sự tái hiện hành trình sinh dưỡng của Người, mà còn mang thông điệp đạo lý gắn kết nguồn cội, đề cao giá trị gia đình và truyền thống hiếu nghĩa - những nền tảng đạo đức bền vững của người Việt.

Lễ rước ảnh Bác Hồ từ Nhà Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên ra Sân vận động Làng Sen
Lễ rước ảnh Bác Hồ từ Nhà Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên ra Sân vận động Làng Sen

Lễ dâng hương, dâng hoa tại Quảng trường Hồ Chí Minh cùng các hoạt động văn nghệ như biểu diễn dân ca ví, giặm - di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại - là hình thức “cúng dường văn hóa”, thể hiện lòng tri ân tổ tiên, đất nước và con người đã hy sinh vì dân tộc. Việc hàng vạn người cùng hành hương về Làng Sen trong những ngày lễ cho thấy sức mạnh kết nối của cộng đồng quanh những giá trị đạo đức chung.

Không gian lễ hội vì thế không chỉ gắn với quá khứ mà còn là nơi con người hiện đại tìm về để “soi chiếu” chính mình - để đặt ra những câu hỏi đạo đức căn bản: Tôi đang sống như thế nào? Tôi có xứng đáng với thế hệ cha ông không? Tôi đã làm gì để góp phần xây dựng cộng đồng tốt đẹp hơn?

Giá trị giáo dục đạo đức còn thể hiện rõ nét qua việc lễ hội thu hút sự tham gia tích cực của học sinh, sinh viên. Những buổi tham quan, tìm hiểu di tích Kim Liên, những cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chương trình “Em kể chuyện Bác Hồ”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”... đã và đang giúp thế hệ trẻ tiếp cận lý tưởng sống một cách gần gũi, tự nhiên và thực tế hơn bao giờ hết.

Lễ hội Làng Sen và vai trò giáo dục đạo đức công dân
Một tiết mục tại Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Trong bối cảnh một bộ phận giới trẻ hiện nay có biểu hiện lệch chuẩn trong hành vi, cảm xúc và thái độ sống, thì những trải nghiệm đạo đức thực tế như ở Lễ hội Làng Sen là hết sức quý báu. Đây không phải là bài học trong lớp học khép kín, mà là trải nghiệm trực tiếp - qua quan sát, cảm nhận và tương tác cộng đồng - giúp mỗi người tự điều chỉnh mình theo những giá trị đúng đắn.

Gìn giữ đạo đức dân tộc trong thời đại mới

Lễ hội Làng Sen, với biểu tượng Hồ Chí Minh chính là điểm tựa tinh thần quan trọng giúp gìn giữ, làm mới và lan tỏa đạo đức dân tộc trong thời đại nhiều biến động. Hình ảnh Bác Hồ giản dị, tận tụy, sống và cống hiến trọn đời cho Nhân dân đã trở thành mẫu hình lý tưởng không chỉ trong lịch sử mà cả trong giáo dục đương đại.

Để phát huy vai trò này một cách hiệu quả và bền vững, cần có những chính sách cụ thể hơn nhằm gắn kết lễ hội với giáo dục văn hóa tại nhà trường và địa phương. Nội dung về tín ngưỡng dân gian hiện đại, biểu tượng Hồ Chí Minh và giá trị của Lễ hội Làng Sen cần được đưa vào các hoạt động ngoại khóa, dự án cộng đồng, sáng tạo nghệ thuật hoặc truyền thông giáo dục - đặc biệt với học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, địa phương nên khuyến khích các hình thức sáng tạo mới để truyền tải đạo đức dân tộc: Phim tài liệu, video ngắn, podcast, sân khấu học đường, mô hình du lịch trải nghiệm... nhằm thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Cộng đồng không chỉ là người tham dự lễ hội, mà phải trở thành chủ thể văn hóa cùng giữ gìn, kể lại, lan tỏa giá trị đạo đức dân tộc thông qua mỗi hành động, mỗi lần trở về Làng Sen.

Vì thế, Lễ hội Làng Sen không chỉ là một dịp lễ mà là một lời nhắc nhở dịu dàng và sâu xa về đạo đức, bổn phận công dân, tình yêu Tổ quốc trong từng nhịp sống của người Việt hôm nay.

Đọc thêm

Xúc động những lời ca dâng Bác Văn hóa

Xúc động những lời ca dâng Bác

TTTĐ - Tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Quà tháng 5 dâng Người”. Những giai điệu trong chương trình đã thể hiện sự tri ân sâu nặng và niềm kính yêu vô hạn của Nhân dân cả nước đối với Bác Hồ.
Khúc trữ tình lịch sử ngợi ca đất thiêng Ninh Bình Nghệ thuật

Khúc trữ tình lịch sử ngợi ca đất thiêng Ninh Bình

TTTĐ - “Miền lau trắng ta về” là tác phẩm âm nhạc mới của nhà báo, nhạc sĩ Tào Khánh Hưng do ca sĩ Đỗ Thuỷ thể hiện, là bản hoan ca vừa sâu lắng vừa hào sảng về miền đất cố đô Hoa Lư - Ninh Bình ngàn năm văn hiến.
Ấn tượng với khả năng trình diễn thời trang của Đàm Thủy Tiên Giải trí

Ấn tượng với khả năng trình diễn thời trang của Đàm Thủy Tiên

TTTĐ - Mới đây, tại TP Từ Sơn, Bắc Ninh đã diễn ra fashion show "Tinh hoa Kinh Bắc"với sự góp mặt của hơn 10.000 khán giả. Trong không gian nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc, Đàm Thủy Tiên gây bất ngờ khi sải bước vedette cùng 4 Hoa hậu đình đám: Lê Hoàng Phương, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Võ Lê Quế Anh và Đoàn Thiên Ân.
Rực rỡ sắc màu văn hóa Việt Nam cùng cung rước xá lợi Phật Văn hóa

Rực rỡ sắc màu văn hóa Việt Nam cùng cung rước xá lợi Phật

TTTĐ - Những sắc màu văn hóa Việt rực rỡ tô điểm thêm nét đẹp đầy bản sắc dân tộc cho lễ cung rước xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại Hà Nội. Buổi lễ đã trở thành ngày hội để biểu thị lòng kính ngưỡng Phật pháp, nơi muôn triệu trái tim cùng nhất tâm hướng thiện, xây dựng đại đoàn kết cho thế giới hòa bình, an lạc.
Rực rỡ, hoành tráng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng năm 2025 Văn hóa

Rực rỡ, hoành tráng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng năm 2025

TTTĐ - Tối 13/5, bầu trời Hải Phòng rực rỡ, mãn nhãn với màn bắn pháo hoa 15 phút tại 6 điểm mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phòng Hải Phòng và Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ truyền thống.
Liên kết vùng để phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa hiệu quả Nghệ thuật

Liên kết vùng để phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa hiệu quả

TTTĐ - Việc thúc đẩy liên kết vùng để thành những sản phẩm công nghiệp văn hóa (CNVH) độc đáo, có sức cạnh tranh cao, đem lại giá trị gia tăng cho các chủ thể về nhiều mặt. Đây là một trong những động lực khơi nguồn sáng tạo trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả vùng, góp phần tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế và hình ảnh về một Thủ đô của một quốc gia đang phát triển năng động, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới.
Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ biểu diễn tại Lễ hội Làng Sen 2025 Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ biểu diễn tại Lễ hội Làng Sen 2025

TTTĐ - Tối 15/5, tại Sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 và Lễ khánh thành tượng “Bác Hồ về thăm quê” sẽ chính thức diễn ra, mở màn cho chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm sinh nhật Bác.
Rạng rỡ lý tưởng Hồ Chí Minh trong bản hòa ca tháng Năm Nghệ thuật

Rạng rỡ lý tưởng Hồ Chí Minh trong bản hòa ca tháng Năm

TTTĐ - Tối 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025). Chương trình mang nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, góp phần lan tỏa tư tưởng, đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đến đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Những lời ca thiết tha dâng Bác Nghệ thuật

Những lời ca thiết tha dâng Bác

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn: Mong có những tác phẩm thiết thực cho Hà Nội Nghệ thuật

Nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn: Mong có những tác phẩm thiết thực cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm "Hồi sinh" của nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn đặt tại vườn hoa Cổ Tân (Hà Nội) đã gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng. Cây xà cừ 70 năm tuổi đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội được "sống dậy", tiếp tục mang đến không gian sáng tạo của Thủ đô. Là người rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp văn hóa, nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn đã dành cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cuộc trò chuyện đầy tâm huyết với những ý tưởng ấp ủ để tiếp tục cống hiến cho văn hóa của mảnh đất chị yêu mến như hơi thở của mình.
Xem thêm