Tag

Long An phấn đấu là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam

Tin tức 14/06/2023 19:00
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Long An tập trung phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ Lãnh đạo tỉnh Long An khảo sát tình trạng sạt lở tại Cần Giuộc Chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất tại tỉnh Long An Long An sẵn sàng khởi công dự án 75.378 tỷ đồng
Long An phấn đấu là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam

Theo Quyết định, phạm vi, ranh giới quy hoạch tỉnh Long An bao gồm phần lãnh thổ tỉnh Long An với tổng diện tích tự nhiên là 4.494,8 km2.

Cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Long An phấn đấu là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long; kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh sẽ là đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia. Hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Cụ thể, Long An phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 9%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng.

Long An phấn đấu là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp học mầm non đạt 80%, cấp tiểu học đạt 100%, cấp trung học cơ sở đạt 70%, cấp trung học phổ thông đạt 45%. Tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 3 - 4 tuổi.

Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 3,3%. Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 8 -10 m2.

Tầm nhìn đến năm 2050, Long An là tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ; Xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh; con người phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Long An phấn đấu là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam

Phương hướng tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội

Theo Quyết định, tỉnh tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình "một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế - xã hội, sáu trục động lực".

Thành phố Tân An là trung tâm chính trị - hành chính - đô thị hạt nhân - đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh; là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại phía Đông Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hai hành lang kinh tế gồm: Hành lang đường Vành đai 3 - 4, bám dọc theo các trục đường Vành đai 3, Vành đai 4 của Thành phố Hồ Chí Minh; Hành lang phát triển phía Nam bám dọc theo trục động lực liên tỉnh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Long An và kết nối với tỉnh Tiền Giang (qua trục quốc lộ 50B).

Long An phấn đấu là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam

Ba vùng kinh tế - xã hội gồm

Vùng đô thị và công nghiệp: Bao gồm các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ, thành phố Tân An, một phần huyện Thủ Thừa và huyện Châu Thành. Vùng này tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức - Tân An và các đô thị công nghiệp ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển khu kinh tế ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, Tân Trụ và thành phố Tân An.

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu: Bao gồm thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, một phần huyện Thủ Thừa. Vùng này phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, phấn đấu đưa thương hiệu du lịch Đồng Tháp Mười là thương hiệu quốc gia gắn kết chặt chẽ với du lịch của tỉnh. Phát triển thị xã Kiến Tường là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười.

Vùng đệm sinh thái: Bao gồm huyện Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh.

Long An phấn đấu là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam

Xây dựng mới 2 tuyến đường sắt đô thị, cải tạo, nâng cấp 53 tuyến đường tỉnh hiện hữu

Về phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải và logistics, Quyết định nêu rõ, hình thành các nút giao đấu nối hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp quốc gia với hệ thống kết cấu hạ tầng cấp tỉnh, nhằm tăng cường tính kết nối giao thông liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; bố trí thêm lối ra, vào với cao tốc Bắc - Nam phía Đông tại các huyện Bến Lức, Thủ Thừa.

Tỉnh cải tạo, nâng cấp 53 tuyến đường tỉnh hiện hữu và xây mới 29 tuyến đường tỉnh; ưu tiên nâng cấp, xây dựng các tuyến: Đường tỉnh 827E, trục động lực Đức Hoà, đường song hành quốc lộ 62, trục động lực Mỹ Quý Tây - Lương Hoà - Bình Chánh, đường Tân Tập - Long Hậu; Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông đô thị, hình thành kết cấu hạ tầng đô thị hợp lý hoàn chỉnh; quỹ đất xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt 18% - 25% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.

Về đường sắt đô thị, tỉnĩnây dựng mới 2 tuyến đường sắt đô thị phục vụ kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và phục vụ phát triển du lịch là tuyến Hưng Nhơn - Tân An và tuyến bến xe Cần Giuộc mới - Cần Đước.

Về đường sắt chuyên dụng, Long An xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối từ tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ ra Cảng Hiệp Phước, đi qua các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và đi tiếp qua huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Giám sát đến cùng để có kết quả, sản phẩm cụ thể Tin tức

Giám sát đến cùng để có kết quả, sản phẩm cụ thể

TTTĐ - Quan điểm xuyên suốt trong lãnh đạo của thành phố là tất cả các việc nêu ra sẽ tập trung giải quyết và có kết quả, sản phẩm cuối cùng. HĐND TP, Thường trực HĐND TP Hà Nội sẽ giám sát đến cùng để có những kết quả, sản phẩm cụ thể.
Thay thế ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tinh thần phục vụ Tin tức

Thay thế ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tinh thần phục vụ

TTTĐ - Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU, UBND TP Hà Nội sẽ xử lý thay thế ngay các trường hợp cán bộ vi phạm, không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là không có tinh thần, thái độ, tâm thế phục vụ người dân, doanh nghiệp…
Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô Thời sự

Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô

TTTĐ - Chiều 3/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 7/2024. Đồng chí Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả Tin tức

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả

TTTĐ - Theo đại biểu Vũ Đức Bảo, thực tế đặt ra phải thay thế một số chuyên viên, trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương cần quan tâm, đôn đốc đội ngũ trưởng, phó phòng, cán bộ tham mưu, tránh xảy ra tình trạng như doanh nghiệp đã phản ánh “gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”.
Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Xem thêm