Tag

Lớp học đặc biệt ở miền biên ải

Giáo dục 20/01/2022 22:30
aa
TTTĐ - Màn đêm buông xuống cũng là lúc các chị, các mẹ tại xã biên giới A Dơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, địu con trên lưng, tay cầm sách vở đến lớp học tìm con chữ.
ATM Hạnh phúc mang niềm vui đến cho học sinh trên lớp học ảo ATM Hạnh phúc mang niềm vui đến cho học sinh trên lớp học ảo
VUS tổ chuỗi lớp học miễn phí “Thành thạo IELTS trong 5 ngày” VUS tổ chuỗi lớp học miễn phí “Thành thạo IELTS trong 5 ngày”
Lớp học may của Đoàn giúp bạn trẻ tăng thu nhập, thêm tự tin Lớp học may của Đoàn giúp bạn trẻ tăng thu nhập, thêm tự tin
Lớp học kết nối trái tim ba miền Lớp học kết nối trái tim ba miền
Xuân Bắc làm thầy giáo trong lớp học đặc biệt đón Trung thu Xuân Bắc làm thầy giáo trong lớp học đặc biệt đón Trung thu
Các chị, các em đi bộ đến lớp để học con chữ
Các chị, các mẹ đi bộ đến lớp để học con chữ (Ảnh: Tài Võ)

Lớp học “đặc biệt” cho phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô, do Đồn Biên phòng Ba Tầng phối hợp với Hội Phụ nữ xã A Dơi mở vào tháng 20/2021. Đến lớp, các chị, các mẹ không chỉ học đọc, học viết, mà còn được truyền đạt thêm nhiều kỹ năng sống.

Ngày lên rẫy, tối đến lớp

Chúng tôi có mặt tại xã A Dơi lúc trời gần sẩm tối, sương mù phủ khắp các thôn bản, mưa phùn, từng cơn gió phất qua khiến thời tiết cuối đông nơi đây lạnh cắt da. Thấp thoáng trong làn sương mù, hình ảnh bà con hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả.

Vào thăm gia đình chị Hồ Thị Bo (36 tuổi, thôn Prin Thành, xã A Dơi) đúng lúc chị đang vội vã chuẩn bị cơm tối cho gia đình để kịp giờ lên lớp học chữ. Chị Bo kể, bản thân sinh ra tại Lào, sau khi vào A Dơi làm việc thì bén duyên với chồng nên quyết định chuyển quốc tịch vào Việt Nam.

Chị Ho chuẩn bị sách vở chuẩn bị lên lớp sau khi đi làm về
Chị Bo chuẩn bị sách vở để lên lớp sau khi đi làm về (Ảnh: Tài Võ)

Từ nhỏ đến lớn, chị Bo chưa một lần được học tiếng Việt. Do không thể viết, không biết nói tiếng Việt khiến cuộc sống của chị gặp rất nhiều khó khăn. Quanh năm, chị chỉ biết đi làm nương rẫy, việc nhà và chăm con, bỏ lại ước mơ buôn bán từ nhỏ của mình.

Ngày lớp học xóa mù chữ được mở, chị Bo quyết định tham gia. Ban ngày, chị lên nương, tối đến lại đội đèn pin đi tìm con chữ. “Mình muốn về dưới xuôi lắm, muốn đi buôn bán nhưng sợ nói chuyện không ai hiểu. Giờ được mấy thầy biên phòng, chị chi hội trưởng hội phụ nữ dạy chữ, dạy viết, mình vui lắm, phải cố gắng học về xuôi nói chuyện với người ta”, chị Bo vui vẻ nói.

Những nụ cười vui vẻ của những người phụ nữ khi được học đánh vần.
Nụ cười vui vẻ của những người phụ nữ khi được học đánh vần (Ảnh: Tài Võ)
Lớp học đặc biệt ở miền biên ải

Chị Bo đi học chữ

Không chỉ chị Bo mà có đến hàng chục phụ nữ ở xã A Dơi nhập cư từ Lào qua Việt Nam không biết chữ. Giờ đây, lớp học xóa mùa chữ được mở ra, ước mơ được cầm cuốn sách để đọc, cầm bút viết đang dần trở hiện thực đối với những người phụ nữ ở nơi biên giới xa xôi, nghèo khó này.

Lớp học nụ cười và tiếng vô tay

Chị Ta Phốc (38 tuổi, thôn Prin Thành) cho biết, lớp học nằm ở trường TH&THCS A Dơi, cách gia đình chị gần 30 phút đi bộ. Để đến lớp đúng giờ, trước mỗi bữa cơm tối, chị chuẩn bị sẵn sách vở, đèn pin, tắm rửa cho con gái của mình.

Chị Hồ Thị Nữ, người lên ý tưởng mở lớp xóa mù chữ cho chị em dân tộc thiểu số
Chị Hồ Thị Nữ, người lên ý tưởng mở lớp xóa mù chữ cho chị em dân tộc thiểu số (Ảnh: Tài Võ)
Chị Nữ chỉ dạy cách viết chữ cho các chị, mẹ
Chị Nữ dạy tập viết chữ cho các chị, mẹ (Ảnh: Tài Võ)

Trong màn đêm, ánh đèn pin leo lét, tiếng cười nói rộn rã của các chị, các mẹ trên con đường đi tìm con chữ như xua tan cái lạnh giá. Đúng 19h lớp học mới bắt đầu nhưng 18h30 những học sinh “đặc biệt” đã có mặt, cùng nhau ôn lại bài học cũ.

Các chị, mẹ được thầy, cô dạy cho cách đánh vần, tận tay tập viết, cách cầm bút và những phép tính cơ bản. Ngoài các nội dung trong sách vở, thầy cô còn dạy thêm thêm nhiều kỹ năng sống, cách giao tiếp và ứng xử.

Chị Ta Phốc cùng con gái tham gia lớp học
Chị Ta Phốc cùng con gái tham gia lớp học (Ảnh: Tài Võ)

Tham gia lớp học hơn 2 tháng, giờ đây chị Phốc có thể tự mình viết chữ, đánh vần và nhận diện mặt chữ, con số. Chị Phốc cho hay, lúc mới tham gia, học chữ, học số khó lắm nhưng được con gái giúp đỡ, thầy cô dạy bảo nên giờ thấy cũng thấy dễ và thú vị.

“Mình phải cố gắng học để biết chữ, tính toán, rồi tìm một công việc để làm thì mới thay đổi được cuộc sống khổ cực hiện tại. Từ dó, mình biết được nhiều cái hay hơn”, chị Phốc tâm sự.

Những chữ cái được chị Ho nắn nót viết
Những chữ cái được chị Ho nắn nót viết (Ảnh: Tài Võ)

Mong bà con ai cũng biết chữ

Lớp học “đặc biệt” được Đồn Biên phòng Ba Tầng cùng Hội Phụ nữ xã A Dơi mở vào tháng 2/2021 do tổ chức Plan hỗ trợ kinh phí. Hiện nay, hơn 70 học sinh là phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô, từ 21 đến 45 tuổi theo học tại hai lớp ở thôn A Dơi Đớ và trường TH&THCS A Dơi vào buổi tối thứ 3, 5, 7 hằng tuần.

Nói về ý tưởng mở lớp học, chị Hồ Thị Nữ (32 tuổi, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã A Dơi, giáo viên đứng lớp) cho biết, từ khi vào sinh hoạt hội viên ở xã, chị thấy nhiều hội viên nhập cư từ Lào về không biết tiếng Việt. Vì thế, chị quyết tâm mở lớp xóa mù chữ cho các hội viên.

Các chị, em chăm chú nghe giảng bài
Các chị, em chăm chú nghe giảng bài (Ảnh: Tài Võ)
Giờ lên lớp của Thiếu Tá Hồ Văn Hai
Giờ lên lớp của Thiếu tá Hồ Văn Hai (Ảnh: Tài Võ)

“Từ khi mở lớp học đến nay, các chị, các mẹ tham gia rất nhiệt tình, tích cực. Nhiều chị dù ở xa, đường đến lớp còn khó nhưng chưa lần nào vắng mặt. Mình mong muốn các hội viên ai cũng biết đọc, biết viết, nhận diện được mặt chữ cơ bản và mặt số; Sớm thông thạo tiếng Việt để áp dụng vào cuộc sống”, chị Nữ nói.

Thiếu tá Hồ Văn Hai (Đồn Biên phòng Ba Tầng, xã A Dơi) cho biết, không có chuyên môn sư phạm nhưng bằng tâm huyết và mong muốn các mẹ, các chị nhanh biết đọc, biết viết nên luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi để có những bài giảng chất lượng.

Những nụ cười vui vẻ của những người phụ nữ khi được học đánh vần
Các chị, mẹ tập trung nắn nót viết từng con chữ (Ảnh: Tài Võ)

“Để bài giảng đạt hiệu quả, tôi cùng các chị trong Hội Phu nữ xã gặp trực tiếp các thầy, cô giáo của Trường TH&THCS A Dơi để mượn sách, vở; Tự mày mò thêm trên internet về cách dạy sao cho phù hợp. Nhiều chị tiến bộ rất nhanh”, Thiếu tá Hải nói.

Thiếu tá Hải cho biết thêm, ngoài việc dạy chữ, viết, tính toán, anh và các chị em phụ nữ còn hướng dẫn kỹ năng sống, kiến thức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày; Đồng thời tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc bảo vệ chủ quyền biên giới cho người dân.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm