Tag

Lớp học kết nối trái tim ba miền

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 16/09/2021 13:28
aa
TTTĐ - Đại dịch Covid-19 khiến việc tìm lớp ôn thi đại học trở thành xa xỉ đối với nhiều bạn trẻ... Nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội đã cùng nhau tổ chức lớp học trực tuyến miễn phí giúp các bạn năm cuối ôn thi đại học.
Bạn trẻ mở lớp học online miễn phí trong đợt dịch Covid-19 Lớp học của những cô giáo tình nguyện trong giãn cách xã hội Lớp học online miễn phí dạy học trò nghèo của người trẻ Hà Nội

Kết nối Bắc, Trung, Nam

Dù mỗi người ở một nơi khác nhau nhưng cứ đúng giờ hẹn, các "học trò" lại có mặt trong lớp học trực tuyến do nhóm bạn đang là sinh viên năm cuối của trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức.

Lớp học kết nối trái tim ba miền
Lớp học đặc biệt của các bạn trẻ Đại học Sư phạm Hà Nội

Cơ duyên đưa những thầy, cô giáo tương lai đến với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn này thật đặc biệt. Bạn Trần Thị Thanh Hiếu, sinh viên K68, khoa tiếng Anh - Đại học Sư Phạm Hà Nội (phụ trách môn tiếng Anh trong nhóm) chia sẻ: “Đối với mỗi người, gia đình luôn là nơi bình yên nhất để trưởng thành còn em họ của mình thì không được may mắn như vậy. Em ấy sinh ra và lớn lên trong nỗi sợ bạo lực gia đình. Hoản cảnh như thế nên em không có điều kiện đi ôn thi đại học dù rất mong muốn được học lên cao".

Thanh Hiếu kể thêm, cách đây hơn ba năm về trước, người em của mình đã cùng mẹ tha hương cầu thực, vào miền Nam sinh sống.

"Từ nỗi vất vả đó, mình tự hứa sẽ giúp bạn ấy được đỗ đại học. Khi mở lớp rồi, mình nhận ra còn có rất nhiều người bạn có hoàn cảnh khó khăn từ khắp nơi xin vào lớp. Vốn đã có sự khát khao với nghề, cùng với 4 năm tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng chúng mình đã cùng nhau thành lập lớp học với 3 môn Văn, Toán và tiếng Anh để cùng các em thực hiện hóa giấc mơ của cuộc đời”, Thanh Hiếu nói.

Lớp học của sự yêu thương

Bạn Trần Hiền, sinh viên K68, Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội (phụ trách môn Văn trong nhóm) cho biết: “Lớp tương đối đông, mỗi bạn có một giờ giấc sinh hoạt, học tập khác nhau do khác biệt về vùng, miền nên việc sắp xếp lịch học rất khó khăn. Nhiều bạn học được môn này nhưng lại yếu môn kia".

Lớp học kết nối trái tim ba miền
"Cô giáo" Trần Thị Thanh Hiếu

Khắc phục hạn chế, nhóm đã xử lý bằng cách ghi lại video bài giảng để các bạn học sinh có thể xem lại. Dù bận gia sư kín tuần nhưng nhóm bạn vẫn quyết định sắp xếp lịch dạy, dành 2 buổi vào cuối tuần để tất cả các em học sinh vào học đầy đủ.

Những ngày đầu tiên dạy học, Thanh Hiếu nhớ lại: “Thực sự lúc ấy mình nghẹn ngào, nước mắt rơi lúc nào không biết. Từng câu nói tiếng nước ngoài của các em dù còn ê a nhưng ẩn sâu trong từng lời phát biểu, suy nghĩ của các em, mình cảm nhận được sự nỗ lực để vượt qua số phận.

Có bạn bố mẹ mất sớm phải ở với ông bà, sau giờ học bạn ấy phải làm tất cả các công việc ruộng, vườn để phụ giúp nhưng đến tối bạn ấy lại vô cùng lạc quan, tếu táo, chưa bao giờ tự ti với cuộc đời.”

Sau mỗi giờ học, Thanh Hiếu lại nhận về những dòng tin nhắn yêu thương của các em học sinh dành cho mình: “Chị ơi nhớ giao bài cho chúng em nhé! Chị nhớ gửi tài liệu cho bọn em nhé!”

Cây táo nở hoa...

Sức khỏe của bản thân vốn không tốt nhưng chưa khi nào Thanh Hiếu muốn dừng lại chuyện dạy học miễn phí này: “Kể từ những ngày đầu tiên, hình như mình đã làm được điều gì đó cho đời. Mình muốn các em cũng vượt lên số phận để sống hạnh phúc. Mình cũng thương các em vì nhìn thấy quá khứ khó khăn của mình ở các em nữa. Kể cả chỉ còn 1 em vẫn còn muốn học, mình vẫn cố gắng dạy”.

Lớp học kết nối trái tim ba miền
Cô giáo Ngữ văn tương lai Trần Hiền

Em Trần Phương Thảo học sinh trường THCS - THPT Nguyễn Thị Minh Khai (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chia sẻ: "Em cảm thấy lớp học rất vui. Anh chị dạy em rất nhiều kiến thức giúp bổ khuyết trong quá trình học tập. Mong rằng thời gian tới, chúng em vẫn được các anh chị giúp đỡ. Em thực sự cảm ơn anh chị rất nhiều".

“Kể từ khi đăng bài giới thiệu hoạt động của lớp học, nhóm đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, động viên của mọi người. Có cả thầy cô, bạn bè, các em học sinh ở khắp nơi trên cả nước cũng nhắn tin cho bọn mình xin học. Chúng mình cảm thấy đó là nguồn động lực vô cùng to lớn để tiếp tục cuộc hành trình này.

Sắp tới chúng mình sẽ mở thêm một số lớp để các em bị trùng lịch có thể sắp xếp thời gian theo học. Hiện tại, số lượng các bạn đăng ký học đang đông dần. Chúng mình sẽ cố gắng hết sức để các em theo được tiến độ bài giảng”, Trần Hiền chia sẻ.

Lớp học kết nối trái tim ba miền
Những lời chia sẻ, cảm ơn từ thầy và trò dù chưa một lần gặp mặt

Lịch học của nhóm gồm 3 môn như sau:

Môn tiếng Anh do anh Nguyễn Văn Kiên (K68, khoa tiếng Anh) và chị Trần Thị Thanh Hiếu (K68, khoa tiếng Anh) phụ trách với 2 buổi/tuần vào tối thứ 5 (20h30 - 22h) và chiều Chủ nhật (14h30 đến16h).

Môn toán do anh Trần Văn Thiện (K68, khoa Toán tin) phụ trách với 1 buổi/tuần vào tối thứ 7 (20h đến 22h).

Môn Ngữ văn do chị Trần Hiền (K68, khoa Ngữ văn) phụ trách với 2 lớp, mỗi tuần chị Hiền sẽ dạy luân phiên 1 lớp. Lớp 1 vào sáng Chủ nhật (8h đến 9h30) và lớp 2 vào tối Chủ nhật (20h đến 21h30).

Đọc thêm

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Xem thêm