Tag

Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực: Những thay đổi quan trọng giáo viên cần lưu ý

Giáo dục 06/07/2020 11:12
aa
TTTĐ - Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020 với nhiều thay đổi với đội ngũ giáo viên. 

Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực: Những thay đổi quan trọng giáo viên cần lưu ý

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS

Đảm bảo sách giáo khoa đến tay phụ huynh, giáo viên trước ngày 15/8/2020

Hoàn Kiếm tuyên dương giáo viên, học sinh giỏi năm học 2019 – 2020

Sẽ không còn "biên chế" như truyền thống

Biên chế hay còn gọi là hợp đồng không xác định thời hạn. Loại hợp đồng này được quy định tại Điều 25 Luật Viên chức năm 2010. Theo đó, biên chế được áp dụng với các trường hợp cụ thể bao gồm: Sau khi thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 - 36 tháng; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện; Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc ở đơn vị sự nghiệp đó.

Tuy nhiên từ ngày 1/7/2020, theo quy định tại khoản 2, Điều 2, Luật sửa đổi Luật Viên chức năm 2019 thì biên chế chỉ còn áp dụng cho các đối tượng: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Điều này đồng nghĩa với việc những giáo viên được tuyển dụng mới từ ngày 1/7 sẽ phải ký hợp đồng có thời hạn, tức là không còn được hưởng "chế độ" biên chế. Quy định này cũng áp dụng với các công chức trong các ban ngành khác.

Lương cơ sở sẽ chưa thể tăng theo lộ trình, phụ cấp thâm niên bị loại bỏ

Tại kỳ họp thứ 9 vào ngày 19/6 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết của cuộc họp. Nội dung Nghị quyết có đoạn viết: Quốc hội đồng ý chưa điều chỉnh mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 01/7/2020

Quyết định này đã đồng nhất với đề nghị của Chính phủ nhằm chung tay chia sẻ với người dân cả nước về những khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Như vậy, mức lương cơ sở của các thầy cô giáo vẫn giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng sau thời điểm 1/7. Việc điều chỉnh mức lương này sẽ được Chính phủ cân nhắc đề xuất vào thời gian phù hợp.

Thêm vào đó, theo Luật Giáo dục 2019, phụ cấp thâm niên sẽ không còn sau ngày 30/6. Điều này có nghĩa là từ ngày 1/7, giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề nữa. Đây cũng là tinh thần về cải cách tiền lương nêu tại Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trước đó, theo quy định tại Điều 76, Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, trong cơ cấu tiền lương của nhà giáo, ngoài tiền lương còn có phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác.

Giáo viên tiểu học phải có bằng đại học trở lên

Từ 1/7/2020, giáo viên tiểu học phải có bằng đại học trở lên. Đặc biệt, Điều 76, Luật Giáo dụ‌c 2019 cũng đã bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên. Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn của giáo viên được thực hiện từ ngày 1/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030 với 2 giai đoạn: Từ 1/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp.

Từ 1/1/2026 đến hết 31/12/2030, thực hiện nâng chuẩn đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên của các cơ sở giáo dục đạt trình độ chuẩn theo quy định.

Theo đó, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; Giáo viên tiểu học, THCS, THPT có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (thay vì chỉ cần có bằng trung cấp với giáo viên mầm non và tiểu học, cao đẳng với giáo viên THCS như hiện nay).

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học, phải có bằng thạc sĩ. Có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

Sinh viên sư phạm làm trái ngành sẽ phải hoàn trả học phí

Trước đây, học sinh, sinh viên thuộc khối sư phạm được miễn học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khoá học. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 4, Điều 85, Luật Giáo dục, nhóm đối tượng này có thể phải bồi hoàn nếu sau 2 năm ra trường không làm trong ngành giáo dục hoặc không công tác đủ thời gian quy định.

Cụ thể nội dung quy định như sau: Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời gian hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.

Đọc thêm

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục Giáo dục

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

TTTĐ - Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành giáo dục địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12 Giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

TTTĐ - Từ năm 2025 đến 2034, dự kiến, tiếng Nhật được giảng dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, có 3 đối tượng được miễn thi, gồm: miễn thi tất cả các môn, miễn thi môn Ngoại ngữ và miễn thi môn Ngữ văn; đồng thời quy định cụ thể về từng đối tượng.
Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội Giáo dục

Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội

TTTĐ - Mỗi quận, huyện ở Hà Nội công khai 2 số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh trong tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.
Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập Giáo dục

Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập

TTTĐ - Chậm nhất vào ngày 15/5, Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 từng trường THPT công lập.
Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi với hơn 5.500 phòng thi để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Giáo dục

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035".
Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Dù kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5), nhiều học sinh lớp 12 vẫn chọn ở nhà ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Tranh thủ giai đoạn “nước rút”, các sĩ tử dồn sức củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài.
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Xem thêm