Lương hưu sẽ áp mức cao nhất có thể sau cải cách tiền lương
Hoàn thành vị trí việc làm để cải cách tiền lương từ 1/7 Chính phủ xin ý kiến sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương Cải cách tiền lương phải thực chất và không cào bằng |
Nếu cộng hai phương án thì nhược điểm nhiều hơn là ưu điểm
Giải trình cuối phiên thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi chiều 27/5, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết: Ngành BHXH nước ta so với thế giới còn rất non trẻ, mới được 29 năm, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới thì chính sách này đã được triển khai vài trăm năm.
Mặc dù vậy, Việt Nam đã có 8/9 loại hình BHXH, cơ bản phát triển tốt và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung |
Trước các ý kiến băn khoăn của đại biểu Quốc hội về quy định hưởng BHXH một lần, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết "đây là nội dung nhạy cảm nhất trong luật, là vấn đề phức tạp". Tuy nhiên, nội dung này đã có cơ sở chính trị vững chắc từ Nghị quyết 28 của Trung ương, bàn qua 2 kỳ Quốc hội.
Trên cơ sở Nghị quyết 28 của Trung ương, Chính phủ đã đưa ra hai phương án. Đến ngày 25/5, Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về nội dung này và thấy rằng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự thảo luật.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, qua nghiên cứu các ý kiến đề xuất, cũng tính toán đến tích hợp hai phương án, theo đó người đang đóng được hưởng tiếp như phương án 1; người đóng sau này thì hưởng theo phương án 2. Tuy nhiên, sau khi xem xét, các chuyên gia đánh giá rằng, nếu cộng hai phương án thì nhược điểm nhiều hơn là ưu điểm.
Chính vì vậy, Chính phủ tiếp tục trình Quốc hội đề nghị cho lựa chọn một trong hai phương án Chính phủ trình. Hơn nữa, từ kỳ họp thứ 6 đến nay, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã lấy ý kiến tác động rộng rãi, trong đó qua báo cáo của 5 địa phương có tỷ lệ rút bảo hiểm một lần, tuyệt đại bộ phận ý kiến đều chọn phương án 1, rất ít người đề xuất phương án 2.
"Mục tiêu lớn nhất của hưởng BHXH một lần là làm sao vừa thực hiện được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của đất nước, đảm bảo người già về hưu có lương nhưng cũng phải quan tâm đến thực tế đời sống hiện tại của người lao động muốn rút BHXH. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, vì lý do này khác nên rút, sau đó lại đóng trở lại" - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nói.
Quang cảnh phiên làm việc chiều 27/5 |
Cốt lõi của cải cách tiền lương là vị trí việc làm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng tán thành với ý kiến đại biểu cho rằng, cùng với việc có chính sách hạn chế cho rút BHXH một lần, chúng ta có nhiều giải pháp khác, trong đó có các chính sách hỗ trợ người lao động.
Giải trình nội dung liên quan đến mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Nghị quyết 28 của Trung ương đã nêu rõ, phấn đấu tới tiến tới BHXH toàn dân, đa tầng; mục tiêu năm 2030 đạt độ bao phủ là 60%... Vì thế, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH là tất yếu. Tất cả các nước phát triển cũng đều yêu cầu phải nộp thuế, đóng BHXH bắt buộc.
Bộ trưởng nêu rõ, những đối tượng nào đã đủ điều kiện, chúng ta quy định ngay trong luật này. “Hiện nay thị trường lao động rất linh hoạt, một người có nhiều quan hệ khác nhau, ban ngày làm cho ông chủ này, tối làm cho ông chủ khác, nếu quy định cứng vào luật không xử lý được. Nên đề nghị ủy quyền giao Thường vụ Quốc hội quyết định cho linh hoạt hơn” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Giải trình thêm các ý kiến về cải cách tiền lương, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cốt lõi của cải cách tiền lương là trả lương theo vị trí việc làm, nên đầu tiên là phải xác định được vị trí việc làm.
Ông cũng thông tin, chiều qua (26/5), Thường trực Chính phủ họp, đề xuất người hưởng lương hưu khi cải cách tiền lương sẽ áp mức cao nhất có thể.
"Có thể 6 tháng cuối năm nay và đầu năm 2025 chúng ta cân bằng quỹ, chứ không có kết dư. Chấp nhận điều đó để đảm bảo quyền lợi cho người hưu trí", ông Dung khẳng định.