Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái hoá trị 16 lần, ngực hoại tử
Trước đó, bệnh nhân đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú bên, kết hợp sinh thiết hạch cửa (kết quả âm tính) và phát hiện mang gen BRCA – một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tái phát ung thư.
Dù đã trải qua 16 đợt hóa trị, bệnh nhân đáp ứng kém và gặp nhiều tác dụng phụ như viêm phổi, viêm dạ dày, rụng tóc, mệt mỏi kéo dài. Chỉ trong vòng vài tháng sau điều trị, khối u tái phát nhanh chóng, đòi hỏi can thiệp ngoại khoa chuyên sâu.
![]() |
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC |
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tình trạng của H.A trở nên nguy kịch.
Chỉ trong ba tháng, khối u từ một vùng gồ nhẹ tại vết mổ cũ đã phát triển thành tổn thương khổng lồ (35x35cm, dày 15–20cm), gây biến dạng hoàn toàn vùng ngực, hoại tử sâu, chảy máu ồ ạt (50–100ml mỗi đợt).
Đáng lo ngại hơn, tổn thương hở hoàn toàn mặt trước xương sườn, đe dọa bó mạch vùng nách, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết và mất máu nghiêm trọng.
TS.BS Dương Mạnh Chiến, chuyên gia phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Đây là một trong những ca bệnh có độ khó rất cao, không chỉ vì tổn thương rộng và sâu mà còn do bệnh nhân đã trải qua nhiều lần phẫu thuật và điều trị hóa chất kéo dài, ảnh hưởng lớn đến khả năng hồi phục mô. Chúng tôi buộc phải kết hợp hai kỹ thuật tạo hình chuyên sâu: chuyển vạt cơ lưng rộng có cuống mạch nuôi và ghép da để che phủ toàn bộ vùng ngực".
"Nếu không che phủ kịp thời bằng mô sống, vùng tổn khuyết lớn có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, lộ mạch máu, thậm chí đe dọa tính mạng. Đây không còn là một ca phẫu thuật tạo hình đơn thuần mà là một cuộc mổ mang tính cứu sinh trong chiến lược điều trị ung thư đa mô thức", TS.BS Dương Mạnh Chiến nhấn mạnh thêm.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật chuyển vạt cơ lưng rộng, trong đó một phần cơ có mạch máu nuôi được di chuyển từ lưng ra trước để che phủ vùng tổn khuyết. Sau đó, da ghép mỏng lấy từ vùng bẹn được dùng để tái tạo bề mặt da.
Phẫu thuật này đòi hỏi sự phối hợp tinh tế giữa phẫu tích mô, kiểm soát huyết động và kỹ thuật ghép, nhằm giảm nguy cơ hoại tử, nhiễm khuẩn, đồng thời cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, nếu tiến triển thuận lợi, bệnh nhân có thể xuất viện sau 7–10 ngày và tiếp tục điều trị chuyên khoa ung thư bằng hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp miễn dịch theo chỉ định.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt"

Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4

Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ

Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ
