Tag

Một tiếng thơ xuân đầy yêu thương và mê đắm của Ngọc Lê Ninh

Văn học 02/02/2020 22:34
aa
TTTĐ - Mùa xuân và thi ca như có "duyên" với nhau. Trong tiết xuân còn đang rạo rực lòng người, báo Tuổi trẻ Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ (VOV6, Ban Văn hóa Văn nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam) về tác phẩm "Xuân" của nhà thơ Ngọc Lê Ninh.

Một tiếng thơ xuân đầy yêu thương và mê đắm của Ngọc Lê Ninh

Mùa xuân tràn ngập trong tác phẩm của nhà thơ Ngọc Lê Ninh

Bài liên quan

Ngọc Lê Ninh và Hiền Anh tiếp tục kết hợp trong "Đỉnh tình liêu phiêu"

Thơ của Ngọc Lê Ninh liên tiếp được dịch đăng tại nước ngoài

Những vần thơ Jeton Kelmendi qua bản dịch của nhà thơ Ngọc Lê Ninh

Tiến sĩ mỏ - địa chất trên “vỉa quặng” ngôn từ

Xuân

Ơ kìa! Xuân đã về

Mân mê chùm khế ngọt

Líu lo ngàn chim hót

Nhảy nhót mừng xuân sang.

Nặng trĩu cành táo vàng

Mai, đào khoe sắc thắm

Mưa cười rơi lấm tấm

Nắng xuân tràn lên môi.

Xa tít tận trùng khơi

Xuân lần theo nòng pháo

Cùng các anh lính đảo

Giữ bình yên quê nhà.

Xuân bay theo lời ca

Đến nhà nhà gõ cửa

Bao người dậy nhóm lửa

Cùng gió xuân bập bùng.

Xuân vác cuốc ra đồng

Đậu trên lưng mẹ cấy

Mạ xuân cười run rẩy

Chấm xuống bùn xôn xao.

Kìa! Hương xuân dâng cao

Giăng thơm đường đất nước

Mắt xuân mọng đầy sao

Xuân reo cùng em bước.

(Ngọc Lê Ninh)

Mùa xuân từ bao đời vẫn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong nền văn học dân tộc từ xưa đến nay, chúng ta đã có không ít những tuyệt phẩm về thơ xuân, trải suốt từ văn học trung đại tới văn học hiện đại.

Những bài thơ xuân gieo vào lòng người đọc biết bao niềm vui, sự lạc quan hy vọng, khiến mỗi chúng ta thêm yêu hơn cuộc sống và con người. Bài thơ Xuân của thi sĩ Ngọc Lê Ninh theo tôi là một thi phẩm hay, đã góp thêm vào dòng chảy văn học dân tộc một tiếng thơ xuân đầy yêu thương và mê đắm.

Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ
Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ

Bài thơ được viết theo thể 5 chữ quen thuộc, chia làm 6 khổ, mỗi khổ 4 câu. Câu thơ mở đầu giống như một tiếng reo vui ngỡ ngàng khi đón chào một mùa xuân mới: "Ơ kìa! Xuân đã về".

Ba câu thơ tiếp theo liên tục xuất hiện những từ láy đứng ở vị trí đầu câu gồm: Mân mê, líu lo, nhảy nhót làm nhịp thơ dường như nhanh hơn, câu chữ nhún nhẩy như từng bước chân của thời gian đang hòa nhịp cùng niềm vui sống rạo rực của con người.

Mọi thứ đều ở trong xu thế vận động. Khế đã đến lúc cho quả ngọt, chim không chỉ hót líu lo mà còn nhảy nhót theo mỗi bước đi của mùa xuân.

Một thế giới của mùa xuân được thi sĩ cảm nhận đủ bằng hình dáng, âm thanh và màu sắc. Khổ thơ thứ hai là sự phát triển những cảm xúc tươi tắn về mùa xuân qua nhiều sắc màu của thiên nhiên xung quanh: Màu vàng của táo, sắc thắm của đào mai và hai yếu tố tưởng chừng như trái ngược, tương phản nhau lại cùng xuất hiện trong hai câu thơ liên tiếp: "Mưa cười rơi lấm tấm/Nắng xuân tràn lên môi".

Những hạt mưa dịu dàng của mùa xuân được diễn tả bằng thủ pháp nhân hóa cùng một từ láy mang tính tượng hình rất cao: lấm tấm. Đã có nhiều tác giả tả về mưa xuân: "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay" (Nguyễn Bính), "Mưa xuân rắc tận âm thầm" (Trần Nhật Minh) nhưng tả mưa xuân và nắng xuân cạnh nhau như cách Ngọc Lê Ninh làm khá hiếm và độc đáo.

Nhà thơ Ngọc Lê Ninh
Nhà thơ Ngọc Lê Ninh

Điểm nhìn của chủ thể bắt đầu có sự thay đổi, không gian xuân được mở rộng ra muôn trùng khơi. Tình cảm của thi sĩ không dừng lại ở chỗ cảm nhận thiên nhiên mà còn nghĩ tới bao con người, những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngày đêm canh giữ tổ quốc.

Ý thơ vì thế còn thấm đượm cái tình với quê hương xứ sở: "Xa tít tận trùng khơi/Xuân lần theo nòng pháo/Cùng các anh lính đảo/Giữ bình yên quê nhà". Không gian đang từ xa lại trở về gần, đến trong từng mái nhà, cũng có nghĩa là đến với từng con người.

Dường như ai cũng cảm thấy một bầu không khí của mùa xuân tràn ngập trong từng tế bào, từng hơi thở, từng làn gió thổi, từng hạt mưa rơi. Ngọn lửa ở khổ thơ thứ tư cũng chính là ngọn lửa được nhóm lên trong tim mỗi người: "Bao người dậy nhóm lửa/Cùng gió xuân bập bùng".

Một điểm khá thú vị của bài thơ là cho đến khổ thơ thứ 5, việc phân bố vần, hiệp vần trong từng khổ thơ đều đi theo một mô hình ABBC. Nghĩa là hai chữ cuối của các câu thơ thứ 2 và 3 đều bắt vần với nhau, nhiều nhà ngữ học còn gọi tên cho lối gieo vần này là vần ôm nhau (để phân biệt với vần cách quãng).

Ta có các cặp hiệp vần từ khổ 1 đến khổ 5 như sau: ngọt - hót, thắm - tấm, pháo - đảo, cửa - lửa và cấy - rẩy. Năm cặp vần ôm nhau tạo ra hiệu ứng thú vị về sự quyến luyến, xoắn bện, ấm áp như mọi thứ đều có đôi, đều yêu thương trìu mến và rạo rực một tình xuân.

Một tiếng thơ xuân đầy yêu thương và mê đắm của Ngọc Lê Ninh

Mùa xuân tiếp tục có sự vận động qua các cụm động từ: Vác cuốc ra đồng, đậu trên lưng mẹ. Không gian tiếp tục có sự thay đổi theo hướng từ nhà ra cánh đồng, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước của người Việt.

Tôi tin rằng nhiều người sẽ rất xúc động với hai câu cuối của khổ thứ tư này: "Mạ xuân cười run rẩy/Chấm xuống bùn xôn xao". Mấy câu thơ hiện lên trước mắt chúng ta hình ảnh người mẹ nông thôn tảo tần, lam lũ, bàn chân trần vẫn ngày đêm trên cánh đồng nuôi bao đứa con khôn lớn thành người.

Cái "run rẩy" của mạ xuân ấy đâu chỉ là tiếng cười. Nó còn là giọt nước mắt rơi thầm lặng, là giọt nước mắt của mẹ vui với những bước đường thành công an bình của đứa con, là giọt nước mắt người con lặn vào trong từng câu chữ.

Âm thanh "xôn xao" của từng cây mạ mẹ đang gieo trên cánh đồng như muốn sẻ chia với tất cả những rung động và cảm xúc đang trào dâng trong lòng người. Mạ và bùn như một cặp song hành hô ứng qua cách miêu tả nhân hóa của tác giả.

Chữ "chấm" trong câu thơ "chấm xuống bùn xôn xao" đích thực là một nhãn tự không chỉ của câu thơ mà của toàn bài thơ, khiến thi phẩm bừng sáng và như có cả một cái rùng mình đầy hồn vía.

Từ một điểm có thể được coi là thấp nhất trong những định vị không gian xuất hiện từ đầu bài thơ đến giờ, không gian nghệ thuật bỗng bất ngờ vút lên cao, trong trẻo và tươi sáng: "Kìa! Hương xuân dâng cao/Giăng thơm đường đất nước/Mắt xuân mọng đầy sao/Xuân reo cùng em bước".

Nhịp bước của mùa xuân hòa chung cùng nhịp bước của con người qua đại từ nhân xưng “em”. Em có thể là một thiếu nữ trong tuổi xuân phơi phới, lại cũng có thể là những học trò cắp sách tới trường. Bài thơ vì thế đã thổi về cho tôi một không khí trong lành, sáng tươi như cảm giác của một thời hoa niên còn đi học.

Có thể tổng kết các cấu trúc X + xuân và xuân + X xuất hiện dày đặc từ đầu đến cuối bài thơ, mang lại một cảm giác tràn ngập về mùa xuân. Những cấu trúc X + xuân gắn với các định danh/ danh từ về mùa xuân, bao gồm: Nắng xuân, gió xuân, mạ xuân, hương xuân, mắt xuân.

Còn những cấu trúc xuân + X lại nói với chúng ta những vận động, thay đổi của mùa xuân trong từng nhịp bước thời gian: xuân đã về, xuân sang, xuân lần theo, xuân vác cuốc, xuân reo.

Mùa xuân, có thể nói được cảm nhận bằng đầy đủ các giác quan. Quan trọng nhất, đó là một năng lượng sống, năng lượng yêu thương được lan tỏa, chia sẻ từ trái tim thi sĩ đến với tất thảy mọi người. Bài thơ khiến mỗi chúng ta thêm yêu đời hơn, tấm lòng rộng mở hơn và lắng sâu một tình yêu quê hương xứ sở.

Đọc thêm

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách Văn học

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

TTTĐ - Cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” nặng gần 3kg, in công phu với 500 trang và hàng nghìn hình ảnh lan hài do tác giả tự thực hiện.
Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura Văn học

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

TTTĐ - Ngày 29/3, đông đảo các thiếu nhi, phụ huynh và người yêu thích sách đến NXB Kim Đồng tham dự sự kiện “Cùng chơi với bé! - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura - Vui nhộn, đáng yêu và đầy bất ngờ!”. Tác giả Yuichi Kimura đã từ Nhật Bản quay trở lại Việt Nam lần thứ hai sau 10 năm để gặp gỡ các độc giả nhỏ tuổi của mình.
Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK" Văn học

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

TTTĐ - Tại “Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo” tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng từ ngày 21 - 28/3, với một chuỗi các hoạt động như trưng bày nghệ thuật, đọc sách sáng tạo, trò chuyện chuyên đề mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo" Văn học

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

TTTĐ - Trong "Trái tim của đảo", với góc nhìn và trái tim thơ trẻ, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã “hô biến” những hình ảnh, sự vật vốn dĩ đã trở nên quen thuộc qua những bài báo, phóng sự về biển đảo, thành những tứ thơ giàu sức gợi, vẽ nên bức tranh quần đảo Trường Sa dung dị mà thơ mộng, đầy màu sắc. Nhà thơ khéo léo đan cài cảm xúc cá nhân và tình yêu Tổ quốc, truyền tải tình yêu quê hương đất nước một cách tự nhiên, chân thành.
“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Văn học

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TTTĐ - Chọn đúng dịp 27/2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã chính thức tái bản cuốn tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Ngay sau khi phát hành lần đầu vào tháng 10/2024, tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả và bán hết 1.000 bản chỉ sau 5 ngày.
Xem thêm