Tag

MSD đưa ra 6 nguyên tắc thúc đẩy quan hệ viện trợ và đối tác bền vững

Kinh tế 30/11/2017 11:19
aa
TTTĐ – “Chúng ta không đợi đến khi có lời mời hay có cơ chế hợp tác hoàn hảo bởi vì bối cảnh hiện tại đã thay đổi, bản thân các tổ chức cũng cần phải linh hoạt để nắm bắt các cơ hội, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác đối tác”.

MSD đưa ra 6 nguyên tắc thúc đẩy quan hệ viện trợ và đối tác bền vững

Đó là nhận định của ông Sean O’Connell, phụ trách Quỹ tác động xã hội của UNDP Việt Nam tại Hội thảo “Thúc đẩy Quan hệ Viện trợ và Đối tác có trách nhiệm giải trình vì hợp tác phát triển hiệu quả” do Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) vừa tổ chức.

Hội thảo là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của đại diện các bên trong việc thúc đẩy các mối quan hệ viện trợ và đối tác có trách nhiệm giải trình vì hiệu quả phát triển. MSD đồng thời thực hiện tham vấn rộng bộ nguyên tắc về thực hành quan hệ đối tác - Code of Partnership, đặc biệt là mối quan hệ giữa các Tổ chức xã hội và các đối tác viện trợ.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Phương Linh - Giám đốc Trung tâm MSD đề cập đến vai trò trọng tâm, then chốt của các tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy các mối quan hệ đối tác trong quá trình thực hiện dân chủ. “Trên thực tế, để đạt được vai trò là những đối tác toàn diện công bằng và bình đẳng thì chúng ta còn gặp phải rất nhiều thách thức. Cụm từ “đối tác phát triển” đã bị lạm dụng quá nhiều để chỉ một mối quan hệ mà chưa phản ánh được bản chất của một mối quan hệ đối tác công bằng, bình đẳng, có trách nhiệm giải trình dựa trên nền tảng của sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Thách thức chủ yếu đối với các tổ chức xã hội là việc thiếu sự chia sẻ giá trị và phương pháp, mất cân bằng về quyền lực khi các tổ chức xã hội thường sẽ “nhẹ cân” hơn trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng và thực hành tốt minh bạch và trách nhiệm giải trình”.


MSD đưa ra 6 nguyên tắc thúc đẩy quan hệ viện trợ và đối tác bền vững

Bà Maria Theresa Nera Lauron - Giám đốc Chương trình IBON Quốc tế

Phần thảo luận thứ nhất về Đối tác trách nhiệm và Quan hệ tài trợ ở Đông Nam Á có sự tham gia của bà Maria Theresa Nera Lauron - Giám đốc Chương trình, IBON Quốc tế, Cựu đồng chủ tịch Diễn đàn Quan hệ đối tác vì Hiệu quả phát triển; Ông Chen Sochoeum - Quản lý Phát triển và Nghiên cứu - Quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vững ở Campuchia và ông Atama Katama, Diễn đàn Borneo Dayak.

Bà Lauron nhấn mạnh: “Việc giải quyết gốc rễ gây ra sự bất bình đẳng bằng cách mạnh dạn và khẩn trương, thông qua hành động hướng đến SDGs là cách tốt nhất để giải quyết những thách thức chúng ta phải đối mặt. Chúng tôi nâng báo động trên thực tế là nhiều nước vẫn bỏ lỡ mục tiêu 0,7% tài chính (ODA), rất quan trọng để đạt được mục tiêu bền vững (2030). Chúng tôi thúc đẩy hành động cụ thể về biến đổi khí hậu, với các chính phủ.

Cam kết đẩy nhanh việc thực hiện và tăng tham vọng của Hiệp định Paris”. Các tổ chức xã hội cam kết sâu sắc về các giá trị cốt lõi - nhân quyền, công bằng xã hội, dân chủ và sự tham gia, bình đẳng giới, môi trường bền vững, cùng chịu trách nhiệm và minh bạch, học tập và chia sẻ kiến thức, quan hệ đối tác bình đẳng và đoàn kết, bền vững. “Điều đó yêu cầu bản thân mỗi chúng ta phải là chuyên gia chuyên môn và chính trị”.

Đóng góp vào các sáng kiến thúc đẩy Quan hệ Viện trợ và Đối tác có trách nhiệm giải trình vì hợp tác phát triển hiệu quả, ông Nguyễn Toàn Thịnh, Quản lý Hiệu quả Phát triển MSD giới thiệu “Bộ nguyên tắc đối tác của các tổ chức xã hội Việt Nam và các đối tác phát triển vì mục tiêu phát triển bền vững” do MSD khởi xướng. Bộ nguyên tắc đang ở vòng tham vấn thứ 2 và được đưa ra tham vấn rộng tại Hội thảo đối tác lần này.

6 nguyên tắc chính được đưa ra, bao gồm: Quan hệ đối tác dựa trên tầm nhìn và giá trị chia sẻ; Quan hệ đối tác dựa trên tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; Quan hệ đối tác dựa trên bình đẳng và công bằng; Quan hệ đối tác dựa trên sự cam kết dài hạn và bền vững; Quan hệ đối tác phát triển, nâng cao năng lực; Đối tác thúc đẩy giá trị gia tăng. Bộ nguyên tắc nhận được nhiều ý kiến, gợi ý của các bên tham gia tại Hội thảo liên quan đến việc làm rõ những tổ chức nào cần phải tuân theo; có danh sách những tổ chức đồng thuận; những đối tượng nào tham gia vào xây dựng bộ nguyên tắc; việc cập nhật định kỳ bộ nguyên tắc… Bên cạnh đó, cần thông tin về người sáng kiến, người chắp bút, ai là những người tham gia vào qua trình xây dựng… Cũng có ý kiến đề xuất hướng phát triển bộ nguyên tắc theo hướng bộ nguyên tắc của riêng tổ chức thay vì bộ nguyên tắc giữa các bên bởi nó sẽ phức tạp hơn rất nhiều…

“Bản đóng góp chỉ là sự khởi đầu với hy vọng sẽ nhận được sự phản hồi từ các cá nhân, tổ chức quan tâm. MSD mong rằng bộ nguyên tắc sẽ trở thành bộ nguyên tắc chung, tài sản chung của các bên góp phần vào sự phát triển chung của khối các tổ chức xã hội - Đối tác địa phương hiệu quả, sẵn sàng xây dựng mối quan hệ đối tác có trách nhiệm giải trình vì hợp tác phát triển hiệu quả”, ông Nguyễn Toàn Thịnh cho biết thêm.

Trong phiên thảo luận thứ 2, các Đại diện đến từ UNDP Việt Nam, Phái đoàn Liên minh Châu Âu EU, Đại sứ quán Canada tham gia chia sẻ về chủ đề môi trường viện trợ thuận lợi và thúc đẩy chiến lược đối tác nhà tài trợ quốc tế và các tổ chức xã hội.

Tại hội thảo, nói về Chính sách của Canada về đối tác xã hội dân sự trong Tài trợ Quốc tế từ Phương pháp tiếp cận nữ quyền, bà Harriet Roos - Đại sứ quán Canada cho biết thêm về 2 Chương trình hỗ trợ sáng kiến của Đại sứ quán. Chương trình Phụ nữ lãnh đạo toàn cầu (cam kết hỗ trợ 150 triệu đô la trong vòng 5 năm) trên cơ sở thực tế các tổ chức xã hội phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các sáng kiến và thực hiện bình đẳng giới. Bên cạnh đó, chương trình thứ 2 là chương trình tài trợ sáng kiến 100 triệu đô la dành cho các tổ chức xã hội nhỏ hơn ở Canada.

Khối các tổ chức này luôn sẵn sàng để hỗ trợ các tổ chức xã hội địa phương hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau. “Giai đoạn 2017 – 2020, Irish Aid thực hiện chiến lược mới, mà ở đó Irish Aid cam kết hỗ trợ các tổ chức xã hội để nâng cao năng lực, tạo môi trường để các tổ chức xã hội có điều kiện hoạt động tốt hơn”, bà Nguyễn Mai Chi, Đại diện Irish Aid chia sẻ.

Trả lời câu hỏi của đại diện tổ chức xã hội Việt Nam làm việc trong lĩnh vực phát triển nông thôn bền vững, ông Tom Corrie, Vụ trưởng Vụ hợp tác - Phái đoàn Liên minh Châu Âu cũng bày tỏ thiện chí sẵn sàng hỗ trợ các tổ chức xã hội địa phương. “Chúng tôi có nhiều nguồn và luôn sẵn sàng để hỗ trợ cho các chương trình, dự án của các tổ chức xã hội đáp ứng được yêu cầu”.

Tin liên quan

Đọc thêm

Luật Thương mại điện tử phải bảo đảm quản lý tốt, cạnh tranh lành mạnh Thị trường - Tài chính

Luật Thương mại điện tử phải bảo đảm quản lý tốt, cạnh tranh lành mạnh

TTTĐ - Chiều tối 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
Rà soát, xử lý việc lợi dụng livestream để bán hàng giả Thị trường - Tài chính

Rà soát, xử lý việc lợi dụng livestream để bán hàng giả

TTTĐ - Bộ Công thương sẽ phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý các mặt hàng vi phạm và rà soát, xử lý việc lợi dụng livestream để kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
Petrovietnam hoàn thành 33 chân đế điện gió xuất khẩu Doanh nghiệp

Petrovietnam hoàn thành 33 chân đế điện gió xuất khẩu

TTTĐ - Đảng ùy Petrovietnam vừa tổ chức Lễ gắn biển công trình, sản phẩm “Hoàn thành bàn giao 33 chân đế điện gió ngoài khơi CHW2204”.
Long An: Khởi công nhà máy sản xuất bao bì Doanh nghiệp

Long An: Khởi công nhà máy sản xuất bao bì

TTTĐ - Tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vừa diễn ra lễ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất bao bì nhựa và bao bì giấy các loại. Dự án do Công ty TNHH MTV Việt Thành Long An làm chủ đầu tư, với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Ánh Dương Building (ADB) trong vai trò Tổng thầu thiết kế và thi công.
Các ngân hàng trung ương thế giới ưa chuộng vàng hơn đồng đô la Doanh nghiệp

Các ngân hàng trung ương thế giới ưa chuộng vàng hơn đồng đô la

TTTĐ - Ngày 17/6, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố kết quả khảo sát với 73 ngân hàng trung ương giai đoạn 25/2 - 20/5.
Văn Phú - Đèo Cả đề xuất dự án Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng Doanh nghiệp

Văn Phú - Đèo Cả đề xuất dự án Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

TTTĐ - Liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Văn Phú và Tập đoàn Đèo cả đã hợp tác nghiên cứu, đề xuất dự án “Đại lộ và cảnh quan ven sông.
MobiFone ra mắt dịch vụ giám sát an toàn thông tin SOC bảo vệ hệ thống số 24/7 cho doanh nghiệp Doanh nghiệp

MobiFone ra mắt dịch vụ giám sát an toàn thông tin SOC bảo vệ hệ thống số 24/7 cho doanh nghiệp

TTTĐ - Trong bối cảnh tấn công mạng ngày càng tinh vi, có chủ đích và diễn ra liên tục không phân biệt quy mô tổ chức, việc chủ động bảo vệ hạ tầng số trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Trước thực tế đó, Tổng công ty Viễn thông MobiFone chính thức ra mắt dịch vụ Giám sát An toàn Thông tin SOC - giải pháp bảo mật thông minh, toàn diện, vận hành liên tục 24/7 nhằm phát hiện sớm rủi ro và xử lý kịp thời các sự cố an ninh mạng.
Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho tiểu thương chợ truyền thống Thị trường - Tài chính

Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho tiểu thương chợ truyền thống

TTTĐ - Trong bối cảnh cuộc cách mạng số diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ sản xuất, dịch vụ cho đến thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến đáng kể trong môi trường số hóa, lực lượng tiểu thương tại các chợ truyền thống, vốn là nhóm đối tượng yếu thế trong hệ sinh thái số, đang đứng trước nhiều thách thức để thích nghi và phát triển.
Hàng giả là "quốc nạn", cần có quyết sách phòng, chống tầm quốc gia Kinh tế

Hàng giả là "quốc nạn", cần có quyết sách phòng, chống tầm quốc gia

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội nhận định, hàng giả, gian lận thương mại có thể coi là một quốc nạn và cho rằng phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại cũng cần được nâng lên tầm quốc gia để quyết sách tương ứng, phù hợp.
Giảm 2% thuế VAT, mở rộng nhiều lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế Thị trường - Tài chính

Giảm 2% thuế VAT, mở rộng nhiều lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế

TTTĐ - Sáng 17/6, với 452/453 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Xem thêm