Tag

Mục tiêu là xây dựng một đạo luật có tính thực tiễn, sức sống và tầm nhìn

Môi trường 24/07/2023 22:17
aa
TTTĐ - Chiều 24/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT); lãnh đạo, đại diện một số bộ, ngành, hiệp hội về tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Tiếp thu ý kiến, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Cử tri kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai theo hướng có lợi nhất cho người dân Sửa Luật Đất đai vừa phải giải quyết vấn đề có tính thực tiễn, vừa phải có tầm nhìn mang tính dự báo
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần đổi mới tư duy thực hiện đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư theo hướng tính toán giá trị tổng thể của dự án mang lại cho xã hội chứ không chỉ là số tiền thu được sau khi đấu giá - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần đổi mới tư duy thực hiện đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư theo hướng tính toán giá trị tổng thể của dự án mang lại cho xã hội chứ không chỉ là số tiền thu được sau khi đấu giá - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tiếp thu, hoàn thiện đến "phút cuối cùng"

Nhấn mạnh tinh thần tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đến "phút cuối cùng", Phó Thủ tướng đề nghị cuộc họp tập trung trao đổi những vấn đề mới, mang tính đột phá, nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội khi thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Lãnh đạo các bộ, ngành đánh giá cao báo cáo tiếp thu, giải trình chi tiết, cụ thể, thể hiện rõ quan điểm của cơ quan soạn thảo là Bộ TN&MT về các vấn đề có ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Trong đó, các đại biểu tập trung thảo luận về quy định lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm ở cấp huyện. Phương án lựa chọn một số chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia quan trọng (đất nông nghiệp, đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất an ninh-quốc phòng, đất ở…).

Tiêu chí xác định quy mô, tầm quan trọng của dự án để áp dụng phương thức đấu giá hay đấu thầu quyền sử dụng đất. Yêu cầu đặt ra đối với công tác định giá đất. Chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc. Quy trình, thủ tục khi thực hiện dự án lấn biển. Chính sách quản lý đất đai tại các khu kinh tế, khu chế xuất, đơn vị hành chính đặc biệt…

Đáng chú ý, các đại biểu thống nhất cao với kiến nghị không đưa các phương pháp định giá đất trong dự thảo Luật, mà cần căn cứ vào các trường hợp cụ thể để áp dụng phương pháp phù hợp bảo đảm xác định giá trị đất đai sát với thực tiễn.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng để bảo đảm định giá đất chính xác cần xây dựng hệ thống dữ liệu đất đai đầy đủ, nâng cao năng lực của cán bộ địa phương, tham khảo kinh nghiệm những quốc gia có chế độ đất đai tương đồng.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng kiến nghị có quy định rõ ràng đối với việc giao quyền sử dụng đất cho dự án theo hình thức đấu giá, đấu thầu hay thoả thuận để các địa phương triển khai thuận lợi.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông trao đổi về phương án tạo quỹ đất từ đất nông, lâm trường để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông trao đổi về phương án tạo quỹ đất từ đất nông, lâm trường để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Để có thêm quỹ đất ở, đất sản xuất hỗ trợ đồng bào dân tộc, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông đề xuất phương án tạo quỹ đất từ đất nông, lâm trường. Việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc cần căn cứ vào địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn như quy định trong dự thảo Luật hiện nay.

Ngoài ra, các đại biểu đã trao đổi thêm về một số vấn đề theo gợi ý của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà như: Mối quan hệ giữa các quy hoạch khác với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; cơ chế thu tiền sử dụng đất hằng năm của doanh nghiệp; thẩm quyền thu hồi, giao đất quốc phòng, an ninh để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; đối tượng cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an được giao đất ở không qua đấu giá, đấu thầu…

Tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, thể chế hoá các chủ trương lớn của Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Vì vậy, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, Chính phủ có trách nhiệm cùng với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các uỷ ban của Quốc hội trao đổi cặn kẽ mọi ý kiến để tiếp thu, hoàn thiện. "Thậm chí những vấn đề chúng ta chưa đưa vào luật nhưng thực tiễn đặt ra thấy cần thiết thì mạnh dạn nghiên cứu, báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một đạo luật có tính thực tiễn, sức sống và tầm nhìn", Phó Thủ tướng nói.

Trao đổi một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng cần xác định một số chỉ tiêu đất đai quan trọng, mang tính ổn định như đất lúa, đất rừng, khu vực bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hoá, các khu dân cư đã phát triển ổn định…, còn những chỉ tiêu khác được xác định theo thị trường, phân cấp cho địa phương để thực hiện hiệu quả hơn; Từ đó bảo đảm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vừa tĩnh, vừa động.

Bên cạnh đó, quy hoạch đất cần xác định một số chỉ tiêu cần thiết phải đưa vào quy hoạch sử dụng đất cần ổn định như đất lúa, bảo vệ ừng, bảo tồn thiên nhiên, văn hoá, di sản, còn những chỉ tiêu do thị trường, phân cấp cho địa phương thực hiện hiệu quả hơn; Bảo dảm quy hoạch vừa động vừa tĩnh, vừa bảo đảm định hướng thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nếu số liệu đầu vào chính xác thì áp dụng phương pháp định giá đất nào cũng sẽ cho ra kết quả như nhau - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nếu số liệu đầu vào chính xác thì áp dụng phương pháp định giá đất nào cũng sẽ cho ra kết quả như nhau - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng lưu ý các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển. Đơn cử, quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ với quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng đô thị để định hướng phát triển đô thị dựa vào các hướng tuyến giao thông.

Nhấn mạnh hoạt động thu hồi đất đai, tái định cư có ảnh hưởng lớn về mặt xã hội cũng như nguồn lực thực hiện, Phó Thủ tướng cho rằng phải có quy trình, thủ tục chặt chẽ để bảo đảm tính khả thi trên cơ sở xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng năm ở cấp huyện được điều chỉnh linh hoạt.

Phó Thủ tướng cũng nêu rõ, chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc là vấn đề lớn, đã được nhận thức tương đối rõ trong dự thảo Luật. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc phải theo tiêu chí về địa bàn, khu vực cụ thể, quan tâm chế độ sử dụng đất hợp lý để bảo về nguồn tư liệu sản xuất, nhưng không vi phạm các quyền lợi hợp pháp của người dân.

Về quy định các dự án lấn biển, Phó Thủ tướng cho rằng dự thảo Luật hướng đến quản lý hoạt động này chặt chẽ hơn, nhất là bảo vệ môi trường; đồng thời phải khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội cùng Nhà nước phát triển quỹ đất quốc gia.

Đồng tình với các ý kiến đóng góp về quy định liên quan đến phương pháp định giá đất, Phó Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào cho các phương pháp định giá đất. "Việc áp dụng các phương pháp định giá tuỳ thuộc vào từng trường hợp, tình huống khác nhau. Tuy nhiên, nếu số liệu đầu vào chính xác thì áp dụng phương pháp nào cũng sẽ cho ra kết quả như nhau. Đây là mục tiêu, yêu cầu chúng ta cần hướng đến khi triển khai Luật Đất đai", Phó Thủ tướng nói. Vì vậy, dự thảo Luật cần quy định về mặt nguyên tắc, yêu cầu đặt ra đối với định giá đất đai phù hợp với giá trị thị trường, khách quan nhất có thể.

Cho ý kiến về thực hiện đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư, Phó Thủ tướng cho rằng cần đổi mới tư duy, hướng tiếp cận theo hướng tính toán giá trị tổng thể của dự án mang lại cho xã hội chứ không chỉ là số tiền thu được sau khi đấu giá. "Cùng một khu đất nhưng đấu thầu, đấu giá để xây công trình văn hoá, bệnh viện, trường học thì không thể giống như dự án nhà ở, trung tâm thương mại", Phó Thủ tướng nêu ví dụ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TN&MT tiếp thu ý kiến đóng góp về làm rõ một số khái niệm như đất sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch…; Phương án đấu thầu, đấu giá, giao quyền sử dụng đất đối với các thửa đất xen kẽ ở khu đô thị; Tiêu chí xác định dự án trọng điểm; chú trọng mối quan hệ giữa Luật Đất đai với các luật, chính sách quản lý khác; Tăng cường phân cấp cho địa phương trong quản lý đất nông nghiệp, đất rừng; Chú ý mối quan hệ giữa quản lý đất đai với quy định pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản…

Đọc thêm

Càng mua sắm trực tuyến, môi trường càng ô nhiễm Môi trường

Càng mua sắm trực tuyến, môi trường càng ô nhiễm

TTTĐ - Ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn đặt hàng, mua đồ ăn qua app giao tới tận nhà, chỗ làm vì tiện dụng, tiết kiệm thời gian nhưng đồ ăn được giao mang theo rất nhiều "phụ kiện" dùng một lần tác động tiêu cực đến môi trường.
Phát hiện loài rắn mới tại Vườn Quốc gia Bạch Mã Muôn mặt cuộc sống

Phát hiện loài rắn mới tại Vườn Quốc gia Bạch Mã

TTTĐ - Đỉnh núi Bạch Mã cao 1.444m so với mực nước biển, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện một loài rắn hoàn toàn mới có tên rắn ráo xanh.
Ứng phó dinh dưỡng trong phòng, chống thiên tai tại cộng đồng Môi trường

Ứng phó dinh dưỡng trong phòng, chống thiên tai tại cộng đồng

TTTĐ - Thiên tai không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn đẩy người dân vào tình trạng thiếu thốn lương thực, nước sạch, suy giảm tình trạng dinh dưỡng. Do đó, cần phải nâng cao năng lực ứng phó dinh dưỡng trong phòng, chống thiên tai tại cộng đồng.
Hà Nội ngày nắng gián đoạn, có mưa rào và dông vài nơi Môi trường

Hà Nội ngày nắng gián đoạn, có mưa rào và dông vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 27/8, phía đông Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững Môi trường

Phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản cần thực sự trí tuệ, chất lượng Môi trường

Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản cần thực sự trí tuệ, chất lượng

TTTĐ - Ngày 26/8, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đề phòng lũ quét Môi trường

Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đề phòng lũ quét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 26/8, khu vực phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 80mm.
Cần thêm các giải pháp mạnh mẽ để “xanh hóa” thương mại điện tử Môi trường

Cần thêm các giải pháp mạnh mẽ để “xanh hóa” thương mại điện tử

TTTĐ - Trung bình mỗi năm, thương mại điện tử ở Việt Nam sử dụng hơn 300 nghìn tấn bao bì, trong đó khối lượng bao bì nhựa các loại là 171 nghìn tấn. Dự báo, đến năm 2030, nếu không có các giải pháp mạnh mẽ về đóng gói hàng hóa thì lượng rác thải nhựa từ thương mại điện tử sẽ lên tới 800 nghìn tấn/năm.
Quảng Nam đang thiếu hụt nguồn vật liệu đất, đá, cát sỏi Xã hội

Quảng Nam đang thiếu hụt nguồn vật liệu đất, đá, cát sỏi

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam thừa nhận hiện địa phương đang thiếu nguồn cung vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công các công trình, dự án.
Gia Lai: Thông tin mới về giếng nước khoan tự phun ở Chư Prông Môi trường

Gia Lai: Thông tin mới về giếng nước khoan tự phun ở Chư Prông

TTTĐ - Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung đã có những đánh giá ban đầu liên quan đến giếng nước của một hộ dân tự phun trào tại huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai).
Xem thêm