Muốn tinh gọn hiệu quả phải có hành lang pháp lý phù hợp
Tinh gọn bộ máy khẩn trương, tránh ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp Hợp nhất, tinh gọn để hiệu quả hơn Quốc hội bàn thảo loạt vấn đề cấp bách về tinh gọn bộ máy |
![]() |
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình phát biểu thảo luận tại Tổ 3 - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng |
Phát biểu thảo luận tại Tổ 3 (Bắc Giang, Đắc Nông, Nghệ An), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh, kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội đang diễn ra nhằm xem xét, giải quyết vấn đề pháp lý liên quan đến việc hình thành, sáp nhập các cơ quan, tổ chức theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương. Việc sáp nhập các bộ, sở ngành phải bắt đầu từ luật; đòi hỏi cùng một lúc phải sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho xây dựng, triển khai tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả.
Đặt lại vấn đề "tại sao phải tinh gọn", Phó Thủ tướng Thường trực chỉ rõ, hiện nay ngân sách quốc gia đang dành tới 70% cho chi thường xuyên, bộ máy quá cồng kềnh, làm 10 đồng chỉ có 3 đồng để xây dựng phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, còn lại 7 đồng để cho chi thường xuyên. Muốn tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đường sá, cơ sở hạ tầng mà trông cậy vào 30% thì không có cách nào khác là phải tinh gọn. Tuy nhiên, để tinh gọn hiệu quả, cần phải có hành lang pháp lý phù hợp.
"Tinh gọn đã dừng lại chưa? Quá trình tinh gọn bộ máy đến nay mới chỉ là bước đầu và chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để tinh gọn nữa, vì thế luật có thể cũng sẽ được điều chỉnh trong thời gian tới. Chúng ta phải làm sao có được bộ máy tinh gọn hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn và tiền nhân dân đóng góp để nuôi bộ máy ít nhất có thể, còn lại dành tiền cho việc phát triển kinh tế-xã hội để cải thiện đời sống cho người dân", Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.
Trên tinh thần này, Phó Thủ tướng Thường trực chỉ rõ: Nhiệm vụ thứ nhất mà kỳ họp bất thường đặt ra là phải tạo ra hành lang pháp lý không chỉ tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước vận hành hiệu quả mà còn thể hiện tư duy đổi mới trong xây dựng pháp luật, đó là xoá bỏ việc "không quản được thì cấm" và bảo đảm pháp luật phải thực hiện được cả 2 chức năng, đó là chức năng quản lý và chức năng kiến tạo để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Vấn đề thứ hai, đó là tư duy phân cấp, phân quyền mạnh mẽ nữa, nhiều hơn nữa. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dẫn chứng: "Hôm qua chúng ta đã bàn về Luật Tổ chức Quốc hội, theo đó Quốc hội đã uỷ quyền cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rất nhiều và Quốc hội cũng uỷ quyền cho Chính phủ, phân cấp phân quyền cho Chính phủ và hôm nay bàn về Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng theo tinh thần đổi mới như vậy, phải phân cấp, phân quyền cho bên dưới nhiều hơn".
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội sẽ mãi giữ gìn, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương

Thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra với TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu

Quảng Ninh đảm bảo bộ máy sau tinh gọn phải mạnh, hiệu quả

Chủ tịch nước dâng hương tại Khu lưu niệm các tiền bối cách mạng ở Hưng Yên

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải có tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn"

Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới

Con người là yếu tố quyết định của bộ máy sau tinh gọn
