Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Công nhân vận hàng hệ thống xử lý nước thải tại NM xử lý nước thải tập trung trong KCN Điềm Thụy, Thái Nguyên |
Phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường
Hằng năm, các khu công nghiệp đang hoạt động phát sinh 643.865 tấn chất thải nguy hại, 4.124.372 tấn chất thải rắn thông thường.
Ban Quản lý các khu công nghiệp đã quan tâm đến việc hướng dẫn, yêu cầu doanh nghiệp thứ cấp quản lý chất thải rắn, đảm bảo chất thải được thu gom, bàn giao cho các đơn vị có chức năng xử lý.
Việc xử lý khí thải do các doanh nghiệp thứ cấp tự thực hiện, nhưng Ban Quản lý các khu công nghiệp thường xuyên thực hiện giám sát định kỳ chất lượng môi trường không khí.
Với định hướng chỉ đạo của Chính phủ trong phát triển khu công nghiệp sinh thái, đã được thể chế hóa tại Nghị định số 82/NĐ-CP, một số khu công nghiệp thí điểm chuyển sang mô hình khu công nghiệp sinh thái theo tiêu chuẩn quốc tế, thu hút dự án sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch; gắn kết hoạt động với bảo vệ môi trường
Hiện cả nước có 4 khu công nghiệp thí điểm gồm: Khánh Phú, Gián Khẩu (Ninh Bình); Hòa Khánh (Đà Nẵng); Trà Nóc (Cần Thơ).
Tại các khu công nghiệp này, doanh nghiệp đã tham gia vào sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, góp phần giảm phát thải. Nhìn chung, các khu công nghiệp đang hoạt động đã tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường như hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải tập trung.
Công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp đã và đang được các cấp, ngành, doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Các Ban Quản lý khu công nghiệp đều bố trí nhân sự làm công tác bảo vệ môi trường.
Nhiều địa phương có Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu công nghiệp và các ngành chức năng có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về môi trường. Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đều có bộ phận phụ trách về môi trường, hoặc bố trí cán bộ có chuyên môn phù hợp để quản lý, vận hành hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát môi trường.
Các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp có bộ phận chuyên môn, hoặc nhân sự có chuyên môn phù hợp phụ trách về bảo vệ môi trường tùy theo quy mô hoạt động và các vấn đề môi trường phát sinh.
Để tăng cường công tác kiểm soát môi trường tại các khu công nghiệp trên cả nước, công tác thanh tra, kiểm tra được xem là công cụ đắc lực trong công tác quản lý nhà nước về môi trường.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững, thông qua các hoạt động như tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, tái chế chất thải, tiết kiệm tài nguyên.
Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội cũng giúp các doanh nghiệp có môi trường làm việc an toàn, mang đến lợi ích về sức khỏe cho cán bộ công nhân viên được đảm bảo, từ đó cán bộ yên tâm công tác, đảm bảo năng suất lao động.
Khu công nghiệp sinh thái là một mô hình mới, có ranh giới địa lý được xác định rõ ràng, không có dân cư sinh sống và tập hợp các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ tạo thành một “cộng đồng” hướng về một mục tiêu bảo vệ môi trường.
Khái niệm khu công nghiệp sinh thái (KCNST) bắt đầu được phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp (STHCN). Với quan điểm hệ công nghiệp không phải là các thực thể riêng rẽ mà là một tổng thể các hệ thống liên quan giống như hệ sinh thái, STHCN tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp và mục tiêu cơ bản của nó là tăng cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường như: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực…
Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và với các tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới cho việc phát triển công nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu. Đến nay, KCNST được hiểu là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại.
Một KCNST thực sự cần phải là: Một mạng lưới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng các bán thành phẩm, phế phẩm hay phụ phẩm của nhau; Một tập hợp các doanh nghiệp tái chế; Một tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường; Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “sạch”; Một KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ KCNST năng lượng tái sinh, KCNST tái tạo tài nguyên); Một KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng bảo vệ môi trường; Một khu vực phát triển hỗn hợp và đồng bộ (công nghiệp, thương mại, dịch vụ hay ở).
Mỗi một KCNST là một trường hợp riêng biệt với hệ sinh thái công nghiệp riêng biệt. Việc đặt ra mục tiêu, quy hoạch và thiết kế KCNST cần phải dựa vào các đặc điểm công nghiệp, kinh tế, nguồn tài nguyên, hệ sinh thái sinh thái tự nhiên, xã hội và văn hoá thực tế của từng khu vực, đồng thời cũng phải tính đến các xu thế phát triển cấp quốc gia và toàn cầu. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các phương pháp điều tra khảo sát thực tế trong quá trình quy hoạch, thiết kế và học tập kinh nghiệm của các KCNST đã có. Từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhất cho khu đất được lựa chọn trong một loạt các nguyên tắc của STHCN, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững.
Tại thời điểm Việt Nam đang tập trung cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt chú trọng cho kinh tế công nghiệp. Hàng loạt chính sách và ngân sách được ưu ái dành cho trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,... Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh của số lợn khu công nghiệp/khu chế xuất và những lo ngại về môi trường, chất thải. Rất nhiều nơi thiếu cơ sở khoa học do chưa được giải quyết đồng bộ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường.
Bài toán đặt ra cho công nghiệp nước ta khi có gần hơn 300 khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng số dự án chú trọng đến hệ sinh thái công nghiệp chỉ được đếm trên đầu ngón tay.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, Việt Nam đã triển khai thí điểm triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái tại 3 khu công nghiệp thuộc tỉnh Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ, 72 doanh nghiệp tham gia. Mặc dù được đánh giá cao về khả năng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái, tuy nhiên việc đi đến ứng dụng trên nhiều dự án sẽ là thức thức lớn trên nhiều phương diện khác nhau mà Việt Nam cần có thêm thời gian.
Giải pháp thực hiện
Để đảm bảo hiệu quả công tác bảo vệ môi trường KCN trong thời gian tới, cần đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường KCN.
Các địa phương cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN để đảm bảo các quy hoạch KCN đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; cần xem xét lại mối quan hệ qua lại giữa quy hoạch phát triển KCN tại mỗi vùng kinh tế với quy hoạch của các ngành kinh tế - xã hội khác trong vùng; quy hoạch phát triển KCN tại mỗi vùng cần phù hợp với điều kiện tài nguyên, đặc điểm kinh tế - xã hội, triển vọng thị trường.
Quá trình lập quy hoạch phải tính ngay tới các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và bảo vệ môi trường. Việc thành lập và phát triển KCN phải đảm bảo tuân thủ đúng với quy hoạch đã được phê duyệt.
Chủ đầu tư KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật môi trường sẽ giúp doanh nghiệp không gặp rủi ro về pháp lý, thanh kiểm tra và chế tài xử phạt.
Mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận, nên trong nhận thức của họ, việc thực hiện quản lý môi trường là tốn kém và giảm lợi nhuận. Đây là một nhận thức chưa đúng đắn.
Để thay đổi nhận thức đó, phải tổ chức một chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý môi trường, ngoài cung cấp các kiến thức về pháp luật, cần hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng kế hoạch quản lý môi trường phù hợp.
Đồng thời, cần cung cấp thông tin về các trường hợp doanh nghiệp điển hình trong cả nước để nhân rộng mô hình làm tốt công tác quản lý môi trường và hiệu quả kinh tế; tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020” |