Nâng cao trình độ giáo viên tiếng Nga của Việt Nam
Theo đặt hàng của Rossotrudnichestvo, Công ty “Đánh giá chất lượng giáo dục” cùng với trường Đại học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên A.I. Gertsen (RPGU) và Đại học Bách khoa St. Petersburg (SPbPU) mang tên Piot Đại đế đã tổ chức một loạt các sự kiện dành cho những ngày đáng ghi nhớ của nền văn học Nga: Lễ kỷ niệm lần thứ 190 ngày sinh L.N. Tolstoy, kỷ niệm lần thứ 200 ngày sinh I.S. Turgenev và kỷ niệm lần thứ 215 ngày sinh F.I. Tyutchev.
Các giáo viên tiếng Nga của Việt Nam nắm vững thêm được các phương pháp thực tế khi giảng dạy |
Chương trình bao gồm trưng bày sách, đọc bài giảng, thuyết trình, giới thiệu phim về các nhà văn Nga và trích đoạn các phim truyện được xây dựng dựa theo các tiểu thuyết vĩ đại của văn học Nga như “Chiến tranh và Hòa bình” và “Anna Karenina”, các báo cáo chuyên đề về tác phẩm văn học, làm quen với các thể loại tiểu phẩm văn học: thơ trữ tình và thơ bằng văn xuôi. Các giáo viên tiếng Nga đã nắm vững được các phương pháp thực tế khi giảng dạy các tiểu phẩm nghệ thuật trong giờ học tiếng Nga: các kỹ năng phân tích và bình luận với mục đích giảng dạy trên giảng đường nước ngoài.
Bài giảng kèm các yếu tố thảo luận “Khái niệm thế giới và con người trong sáng tác của L.N. Tolstoy” đã được trình bày cho các đối tượng khán giả mở rộng: theo lời mời của TTKH&VH Nga, ngoài các nhà Nga ngữ Việt Nam, các học sinh và giáo viên của Trường trung học thuộc Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, các sinh viên trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị cũng đã tới dự.
Sự quan tâm về văn học Nga của các đồng nghiệp Việt Nam cũng đã được đáp lại bằng bài tổng quan về tình trạng hiện tại của văn học Nga “Các con đường văn học Nga ngày nay” do tiến sĩ ngữ văn, nhà phê bình văn học và giáo viên tiếng Nga như một ngoại ngữ Yu.A. Kumbasheva trình bày.
Một phần độc lập trong chương trình giáo dục này nhằm mục đích áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc dạy tiếng Nga tại Việt Nam. Các bài giảng và các giờ dạy mẫu được tiến hành bởi PGS-TS V.L. Gavrilova, Chủ nhiệm Bộ môn giảng dạy tương tác tiếng Nga như một ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Nga. A.I. Herzen và PGS-TS U.S.Shternina cùng Bộ môn. Việc dạy phương pháp sử dụng các thủ pháp tương tác hiện đại do chính Bộ môn này nghiên cứu và ứng dụng đã được tiến hành thí điểm với học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội.
Tham gia sự kiện này có hơn 100 người.
Chương trình của các hoạt động khai sáng, giáo dục, khoa học - giáo dục và phương pháp đã góp phần thúc đẩy, hỗ trợ và củng cố vị thế của tiếng Nga và phổ biến văn hóa và giáo dục Nga.
Một số hình ảnh tại chương trình: